Hiệu quả về mặt xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 102)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội

3.4.2.1. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLBV RCĐ

Trong QLRCĐ thì một trong những mục tiêu quan trọng là thúc đẩy sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, do đó mức độ tham gia của người dân nhiều hay ít thể hiện được hiệu quả quản lý rừng cao hay thấp.

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác tuần tra, truy quét BVR và tố giác các hành vi vi phạm

Các cộng đồng được Nhà nước giao rừng phải thường xuyên chủ động hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương tổ chức tuần tra toàn bộ khu rừng được giao để nắm bắt tình hình QLBVR và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng vi phạm. Ngoài ra, khi có người dân báo có người lạ vào rừng hoặc là có thông tin báo có các đối tượng vi phạm tài nguyên rừng thì tổ BVR phải đột xuất đi tuần tra (thể hiện qua Bảng 3.20). Vì vậy vai trò của người dân trong thôn rất quan trọng, họ không chỉ tham gia vào tuần tra bảo vệ mà họ còn chính là “tai mắt” của lực lượng bảo vệ

rừng của thôn. Khi gặp trường hợp vi phạm họ sẽ báo cho chính quyền địa phương, BQL RCĐ và tổ BVR của thôn biết (thể hiện qua Bảng 3.21).

Bảng 3.20. Công tác tuần tra, truy quét bảo vệ rừng của các cộng đồng

Thôn Số lần tuần tra Thành phần tham gia Phân công tuần tra Quy định Thực tế trong năm 2016 Nước Đang 01 lần/tháng và đột xuất 05 lần/năm Từ 01-02 người của tổ BVR phối hợp với lực lượng chức năng (Kiểm lâm địa bàn, công an, dân quân tự vệ) ở xã tổ chức tuần tra truy quét

Theo sự chỉ đạo của UBND xã và đề nghị của Kiểm lâm địa bàn Đồng Vào 01 lần/tháng và đột xuất 03 lần/năm 01 người của tổ BVR phối hợp với lực lượng chức năng (Kiểm lâm địa bàn, công an, dân quân tự vệ) ở xã tổ chức tuần tra truy quét

Theo sự chỉ đạo của UBND xã và đề nghị của Kiểm lâm địa bàn

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)

 Nhận xét: Qua Bảng 3.20, ta thấy, sự tham gia của người dân trong cộng đồng vào công tác tuần tra, truy quét BVR còn thụ động, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và không tự tổ chức tuần tra, truy quét trong khu rừng được giao (Nước Đang: 05 lần/năm, Đồng Vào: 03 lần/năm và mỗi lần phối hợp tham gia chỉ được 01 đến 02 người ). Nguyên nhân của vấn đề trên là do các thành viên trong Tổ BVR thôn còn có ý thức “so bì” (người đi tuần tra ít, người đi tuần tra nhiều) cộng với việc nguồn tiền hỗ trợ từ dự án không phù hợp với ngày công lao động tại địa phương và không có tiền hỗ trợ bảo vệ rừng từ chính sách nên việc tự nguyện tham gia vào công tác QLBV RCĐ của các thành viên của Tổ BVR thôn còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc hưởng lợi từ nhận rừng là không nhiều (chủ yếu là thu hái LSNG phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày) và do thu nhập của người dân phụ thuộc lớn vào lao động làm thuê nên người dân trong cộng đồng cũng không thật sự “mặn mà” với công tác bảo vệ

rừng. Chỉ còn lại một số người dân vừa làm hợp đồng bảo vệ rừng/cán bộ bán chuyên trách ở xã, vừa là thành viên của Ban Quản lý RCĐ hay Tổ BVR thôn còn “nhiệt huyết” với công tác bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước để sinh sống và một số người dân có canh tác sản xuất tại gần khu rừng tự nhiên được giao mới thường xuyên tham gia vào công tác tuần tra, truy quét BVR.

Hơn nữa, chính quyền địa phương thường xuyên được tuyên truyền về công tác tố giác vi phạm nhưng việc người dân tố giác các đối tượng có hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng còn hạn chế (nhất là người trong cùng một thôn, xã). Cụ thể được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.21. Thống kê cách thức tố giác các hành vi xâm hại tài nguyên rừng

của người dân nếu phát hiện ra vi phạm

Hình thức xử lý

Nước Đang Đồng Vào Tổng 02 thôn

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Im lặng - Không tố giác 9 30,0 11 36,7 20 33,3

Báo cho BQL RCĐ, Tổ BVR thôn 5 16,7 7 23,3 12 20,0 Cung cấp thông tin cho chính

quyền và lực lượng kiểm lâm 16 53,3 12 40,0 28 46,7

Đồng lõi (cùng tham gia) 0 0 0 0 0 0

Khác 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 30 100 30 100 60 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)

 Nhận xét: Qua Bảng 3.21, ta thấy cách thức tố giác các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng của người dân sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp: Cung cấp thông tin cho chính quyền và lực lượng kiểm lâm (chiếm 46,7%), im lặng – không tố giác (chiếm 33,3%); báo cho Ban Quản lý RCĐ, Tổ BVR thôn (chiếm 20%). Từ đó, chúng ta có thể nhìn nhận, người dân tin tưởng vào chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm hơn và ngại nói, ngại tố giác vi phạm cho Ban Quản lý RCĐ, Tổ BVR thôn (vì sợ đối tượng là bà con, thông gia dẫn đến tính bảo mật của thông tin kém) và còn có tâm lý “nghi kỵ cầm đồ thuốc độc” nên phần lớn ngại nói, ngại va chạm – không tố giác. Dẫn đến việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng của các cấp

có thẩm quyền rất khó khăn, làm mất tính răn đe, giáo dục trong nhân dân về công tác xử lý vi phạm tại địa phương.

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác PCCCR

Đặc điểm các khu rừng được giao cho cộng đồng quản lý hầu hết là rừng tự nhiên có độ ẩm khá cao nên ít có nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, giáp ranh khu rừng được giao cho cộng đồng quản lý là khu vực trồng rừng sản xuất của các hộ gia đình; do đó với thời tiết nắng nóng (thời gian có nguy cơ cháy cao là từ tháng 3 đến hết tháng 8) và sự tác động của các hoạt động sản xuất rừng trồng sẽ làm cho nguy cơ cháy rừng cao. Vì vậy mà việc tổ chức các lực lượng PCCCR từ huyện xuống địa bàn thôn là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong công tác QLBVR.

Định kỳ hàng năm, UBND xã đều kiện toàn lại Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; đồng thời, chỉ đạo các thôn tổ chức rà soát và cũng cố, kiện toàn lại Tổ PCCCR ở cơ sở (gồm Thôn trưởng, hội viên của các hội

đoàn thể ở thôn). Tuy nhiên, việc thành lập Tổ PCCCR ở cơ sở chỉ mang tính hồ sơ, thủ tục chứ không mang tính thực tiễn: Không tổ chức họp để thông báo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên dẫn đến thậm chí có người không biết mình là thành viên trong Tổ PCCCR ở cơ sở, các thành viên chưa trãi qua các lớp tập huấn nào về PCCCR, không được trang bị các phương tiện, dụng cụ, thiết bị hay vật dụng để chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; …

Trong những năm trước, việc đảm bảo an toàn PCCCR của người dân chưa cao, nhất là vệ sinh rừng sau khai thác: không báo cho thôn và chính quyền địa phương biết, đốt lửa lúc trời nắng to, không làm ranh để đảm bảo không gây chán lan, không cử người canh gác lửa nên đã xảy ra một số vụ cháy lan sang rừng trồng của người khác. Việc bồi thường do cháy rừng gây ra là khá cao (tại địa phương, khoảng 40 triệu/ha rừng trồng keo 4 năm tuổi) cộng vào đó là việc chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền nhận thức về công tác PCCCR bằng nhiều hình thức sinh động, dể hiểu (panô, sân khấu hóa,…) nên đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác PCCCR (có thông báo cho thôn biết, làm ranh đủ rộng và cửngười canh gác lửa), làm cho công tác PCCCR đạt được kết quả tốt – đó là, từ năm 2015 đến nay, chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra trong trên diện tích rừng cộng đồng quản lý.

Sự tham gia vào công tác phát triển rừng

Theo Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng của thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích giai đoạn 2015-2019 (có sự tham gia của người dân), xác định rõ: Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn 2015-2019 là: khoanh nuôi, bảo vệ rừng và nuôi dưỡng, làm giàu rừng.

Do đó, sau khi nhận rừng, ngoài việc tổ chức tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, cộng đồng phải thực hiện các nhiệm vụ nhằm phát triển rừng được giao gồm phát dây

leo bụi rậm, chặt tỉa thưa và trồng bổ sung các loài cây bản địa, cây có giá trị vào những nơi đất trống. Với mục đích cải thiện chất lượng rừng, điều chỉnh mật độ của rừng, tránh để những khoảng trống quá lớn trong rừng cũng như tránh cây phi mục đích chen lấn những cây gỗ có giá trị ở đây, đồng thời góp phần tăng hưởng lợi từ rừng cho cộng đồng. Trong năm 2015, với sự hỗ trợ của dự án, người dân tích cực tham gia phát dây leo, chặt trừ các cây công queo, sâu bệnh (Nước Đang: 56 ngày công, Đồng Vào: 34 ngày công).

Nguyện vọng của người dân cũng rất muốn trồng các loại cây bản địa (sao đen,

huỳnh, dầu rài) trong khu rừng giao cho cộng đồng quản lý để làm giàu rừng và hưởng lợi từ rừng về sau. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hoạt động còn khá hạn hẹp, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của dự án, nhưng dự án lại kết thúc ngay sau khi giao rừng nên việc người dân tham gia vào các công việc, như: phát dây leo bụi rậm, chặt tỉa thưa và trồng bổ sung các loài cây bản địa nhằm nuôi dưỡng, làm giàu rừng sau khi giao rừng là không có.

3.4.2.2. Sự thay đổi về nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng khi tham gia QLBVR

Vai trò của QLRCĐ đối với đời sống kinh tế, vật chất, đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với hệ thống tri thức bản địa, đối với đời sống xã hội và văn hóa, như sau:

- Rừng cộng đồng có giá trị và vai trò rất lớn đối với người đồng bào Hrê trên phương diện đời sống kinh tế, vật chất. Rừng là kho dự trữ cung cấp cho con người: nguồn gỗ và lâm sản ngoài gỗ; nguồn thức ăn cho chăn nuôi và bãi chăn thả gia súc; các nguồn lâm sản khác và dược liệu, ...

- Đối với môi trường sinh thái, RCĐ bảo vệ độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất, điều tiết nguồn nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất đối với cộng đồng; rừng còn thanh lọc không khí trong sạch . Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

- Đối với đời sống xã hội, RCĐ là tài nguyên rừng, đất rừng do toàn bộ cộng đồng quản lý, sở hữu, không ai được quyền bán, chuyển nhượng cho người ngoài. Người ngoài làng không thể tự ý vào khai thác, canh tác hay chiếm đất rừng của làng. Hình thức sở hữu và quản lý rừng bởi cộng đồng sẽ đảm bảo rằng không cá nhân nào có quyền chiếm đoạt riêng, làm giàu, làm lợi bất chính từ rừng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và giảm các mâu thuẫn xã hội do khoảng cách này gây ra.

- Rừng cộng đồng là nơi góp phần hình thành nên các giá trị văn hóa của cộng đồng. Trong mối quan hệ tương sinh với rừng, các cộng đồng người này đã hình thành nên các giá trị bản sắc, phong tục tập quán trong văn hóa. Rừng là không gian hình

thành và tổ chức các lễ hội, thi hành các luật tục. Những nguồn lợi từ rừng phong phú bao nhiêu sẽ tạo nên một đời sống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc bấy nhiêu. Rừng cộng đồng truyền thống luôn gắn với những sinh hoạt lễ nghi tôn giáo, lễ hội lớn và quan trọng của các cộng đồng như: Lễ cúng rừng, lễ đâm trâu, lễ cúng thần nước, cúng mùa màng bội thu, … Do vậy, khi hình thức rừng cộng đồng truyền thống bị mất đi thì những thuộc tính của sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn với rừng cũng sẽ mất dần theo thời gian.

Sự thay đổi về nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng khi tham gia QLBVR, điều này thể hiện được sự hiểu biết của người dân về RCĐ cũng như mối quan hệ giữa hoạt động hàng ngày của người dân đến rừng, thông qua đó chúng ta cũng hiểu được nhận thức của người dân về tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ rừng cộng đồng. Và ở mỗi thôn thì RCĐ có vai trò đối với người dân là khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của khu rừng và người dân tại mỗi cộng đồng.

Qua phỏng vấn các hộ dân tại địa bàn 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào, thu được kết quả như sau:

Bng 3.22. Sự thay đổi về nhận thức của người dân về vai trò của RCĐ

Thôn Vai trò của rừng cộng đồng đối với người dân

Có vai trò Không có vai trò Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Nước Đang

Nâng cao đời sống kinh tế, vật chất

của người dân 21 70,0 9 30,0

Bảo vệ môi trường sinh thái 23 76,7 7 23,3 Phát huy đời sống xã hội 6 20,0 24 80,0

Bảo tồn đời sống văn hóa 19 63,3 11 36,7

Đồng Vào

Nâng cao đời sống kinh tế, vật chất

của người dân 20 66,7 10 33,3

Bảo vệ môi trường sinh thái 25 83,3 5 16,7 Phát huy đời sống xã hội 4 13,3 26 86,7

Bảo tồn đời sống văn hóa 21 70,0 9 30,0

Biểu đồ 3.10. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng

 Nhận xét: Qua Bảng 3.22 và Biểu đồ 3.10, ta thấy người dân tại địa bàn 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào đã nhận thức được vai trò của RCĐ đối với đời sống kinh tế, vật chất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đời sống văn hóa của người dân; đồng thời, phần lớn người dân cũng cho rằng RCĐ không có vai trò đối với đời sống xã hội. Cụ thể:

- Tại thôn Nước Đang: Có 70% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ có vai trò nâng cao đời sống kinh tế, vật chất của người dân, có 76,7% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, có 63,3% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ có vai trò bảo tồn đời sống văn hóa và 80% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ không có vai trò phát huy đời sống xã hội.

- Tại thôn Đồng Vào: Có 66,7% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ có vai trò nâng cao đời sống kinh tế, vật chất của người dân, có 83,3% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, có 70% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ có vai trò bảo tồn đời sống văn hóa và 86,7% người dân được phỏng vấn cho rằng RCĐ không có vai trò phát huy đời sống xã hội.

3.4.2.3. Sự thay đổi về mức độ vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên diện tích rừng tự

nhiên giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ.

Theo hồ sơ vi phạm Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ, UBND xã Ba Bích, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn xã Ba Bích từ năm 2014 đến tháng 9/2017, như sau:

Bảng 3.23. Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

(phá rừng trái pháp luật) trên địa bàn xã Ba Bích từ năm 2014 đến tháng 9/2017

TT Thời gian Vi phạm Hành vi vi phạm DT thiệt hại (m2) Hiện trạng Chức năng Chủ quản lý Đối tượng vi phạm 1 6/2016 Phá rừng 2.802 Rừng nghèo Phòng hộ Cộng đồng

Nước Đang Chưa xác định

2 6/2016 Phá rừng 712 Rừng nghèo

Phòng hộ

Cộng đồng

Nước Đang Chưa xác định

3 6/2016 Phá rừng 1.600 Rừng nghèo

Sản xuất

Cộng đồng

Nước Đang Chưa xác định

4 6/2016 Phá rừng 4.371 Rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 102)