3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.6. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý rừng cộng
cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.6.1. Những điểm mạnh đối với công tác QLRCĐ
- Chính sách giao đất, giao rừng cho cồng đồng dân cư quản lý phù hợp với chính sách chung của Nhà nước và hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho huyện, xã, thực hiện các hoạt động giao đất, giao rừng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng đang được đẩy mạnh, được sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp, người dân trong vùng có ý thức trong việc trồng, quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng nên quan tâm, hưởng ứng và tham gia tích cực.
- Việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng để đảm bảo rừng có chủ cụ thể là giải pháp quan trọng góp phần quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và phù hợp với quá trình xã hội hoá nghề rừng ở nước ta. Dự án triển khai một số lớp tập huấn về kỹ thuật lâm nghiệp, nghiệp vụ quản lý rừng nên nhận thức, ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên.
- Thành phần dân tộc chủ yếu tại địa phương là dân tộc Hrê có nguồn gốc tại địa phương, có những phong tục, tập quán của người dân luôn gắn với rừng từ nhiều đời nay nên rất thông thạo địa bàn; đồng thời, người dân có kiến thức bản địa dồi dào nên rất thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại địa phương.
3.2.6.2. Những điểm yếu đối với công tác QLRCĐ
- Các chính sách về rừng và đất rừng thường không được xây dựng và ban hành đồng bộ mà rải rác trong nhiều năm, nhiều cơ quan soạn thảo khác nhau. Số lượng văn bản dưới luật nhiều khó khăn trong việc cập nhật, tập hợp và nhận thức đầy đủ các văn bản này. Chưa có hành lang thông thoáng để địa phương vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình. Kính phí hỗ trợ cho tổ BVR của Dự án còn quá thấp không bù đắp công lao động nên gặp nhiều khó khăn (50.000 đồng/ngày công truy quét bảo vệ rừng). Mô hình Dự án không có kinh phí ban đầu để đầu tư vào các hoạt động lâm sinh lấy ngắn nuôi dài, nhằm đảm bảo cho cộng đồng sinh sống chính từ nghề rừng “lấy rừng để nuôi rừng”.
- Đội ngũ cán bộ BQL RCĐ và cộng đồng dân cư thôn là hầu hết người dân tộc thiểu số, mặc đù được tuyên truyền, đào tạo thông qua nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật lâm nghiệp, nghiệp vụ quản lý rừng từ các chuyên gia, kỹ năng QLBVR và sử dụng rừng nhưng khả năng tiếp thu và ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế. Theo đánh giá chung của mọi người rừng tự nhiên giao cho cộng đồng bảo vệ vẫn bị chặt phá, khai thác và săn bắt động vật hoang dã trái phép.
- Nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu trên là do nhận thức về công tác giao rừng chưa đầy đủ. Chính sách, quy định của Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể nên các ngành chuyên môn, chính quyền địa phương, BQL RCĐ rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện.
- Địa bàn giáp ranh với nhiều xã trong huyện, hiện tượng xâm canh diễn ra rất phức tạp, chủ yếu diễn ra ở những vùng rừng giáp ranh, đối tượng xâm hại ở nhiều địa phương nên rất khó khăn trong công tác phát hiện, xác minh làm rõ và xử lý các đối
tượng. Đồng thời, công tác xử lý vi phạm chưa chưa nghiêm, chưa triệt để do có “yếu tố địa phương”; dẫn đến không mang tính giáo dục, răn đe cao, tạo nên tính “so bì” trong nhân dân.
3.2.6.3. Những cơ hội đối với công tác QLRCĐ
- Công tác giao rừng gắn với giao đất là một trong những chính sách tiến tới xã hội hóa nghề rừng đã được Đảng và Nhà nước ta xác định trong “Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020” và “Luật Bảo vệ và Phát triển rừng”.
- Cộng đồng quản lý rừng được phép trồng rừng, nông lâm kết hợp, trồng xen cây nông nghiệp và chăn thả gia súc dưới tán rừng.
- Nhu cầu về gỗ, LSNG trên thị trường ngày càng tăng cao.
- Người dân trong cộng đồng quản lý rừng được giao có khả năng được cải thiện, thu nhập từ hoạt động kinh tế lâm nghiệp cao hơn, giải quyết công ăn việc làm cho người dân phụ thuộc vào rừng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
3.2.6.4. Những thách thức đối với công tác QLRCĐ
- Chưa có sự đồng bộ các chính sách nhằm sử dụng tốt đất rừng được giao. Hiệu quả sử dụng rừng thấp, tài nguyên rừng trên đất được giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng trung bình và nghèo kiệt (chủ yếu gồm những loài cây gỗ từ nhóm IV đến nhóm VII, có giá trị kinh tế không cao) nên khai thác, hưởng lợi từ rừng thấp vì vậy người dân hạn chế đầu tư trong việc QLBVR. Đa số cộng đồng dân cư thôn là người dân tộc thiểu số, đời sống còn khó khăn, trình độ học vấn thấp nên tiếp thu các hướng dẫn kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
- Giá trị kinh tế từ việc trồng rừng, khai thác gỗ, động vật rừng ngày càng tăng cao, quỹ đất cho phát triển rừng trồng ngày càng ít nên gia tăng sức ép lên tài nguyên rừng tự nhiên, trong đó có diện tích do cộng đồng dân cư thôn quản lý.
- Từ việc xử lý vi phạm chưa chưa nghiêm, chưa triệt để do có “yếu tố địa phương”, tạo nên tính “so bì” trong nhân dân. Dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ có những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng của cộng đồng.