3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.4. Cơ chế chia sẽ lợi ích trong quản lý rừng cộng đồng
Theo Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng của thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích giai đoạn 2015-2019, xác định rõ:
- Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn 2015-2019 là: khoanh nuôi, bảo vệ rừng và nuôi dưỡng, làm giàu rừng.
- Nguồn kinh phí hoạt động được thu từ các nguồn: Ngân sách hỗ trợ của dự án WB3, tiền thuộc chương trình “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”, thu từ kinh doanh các loại lâm sản khi có điều kiện gây trồng và thu hoạch (rừng trồng, LSNG), thu từ xử lý vi phạm Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, tiền đóng góp tự nguyện của cộng đồng, tài trợ của các tổ chức/cá nhân và các khoản thu khác.
Theo đó, rừng do cộng đồng hiện đang quản lý bảo vệ chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo (gồm các loại cây gỗ tạp, có giá trị về kinh tế không cao) nhưng bị một số đối tượng thường xuyên xâm hại: phá rừng ở quy mô nhỏ (khai thác rừng trồng liền kề rừng cộng đồng rồi lấn vào rừng khoảng từ 1-3m), khai thác gỗ để làm chuồng trại, ... nên trong giai đoạn 2015-2019 cộng đồng nhận rừng chưa có thể hưởng lợi từ việc khai thác gỗ mà chỉ tập trung vào khoanh nuôi, bảo vệ rừng và nuôi dưỡng, làm giàu rừng; bên cạnh đó, nguồn kinh phí để hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ của dự án (không nằm trong khu vực rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, quy ước bảo vệ rừng không thực hiện, ...). Dẫn đến, việc cộng đồng được hưởng lợi từ tài nguyên rừng còn khá hạn chế.
Việc sử dụng quỹ của BQL RCĐ mang tính chất rập khuôn, máy móc (50.0000 đồng/người/ngày tuần tra, truy quét và 120.000 đồng/người/ngày công phát luỗng, trồng rừng) được xây dựng và lấy ý kiến thống nhất của cộng đồng từ năm 2014 và áp dụng cho đến nay so với giá ngày công lao động tại địa phương là 170.000 đồng/ngày công nên không được các thành viên trong cộng đồng ủng hộ, tham gia vào công tác QLBVR và phát triển rừng tại cộng đồng.
Mặt khác, nguồn lợi về kinh tế duy nhất của cộng đồng tính đến thời điểm hiện tại là khai thác và bán các sản phẩm từ LSNG (trừ động vật rừng). Tuy nhiên, việc khai thác LSNG không theo một kế hoạch nào và mang tính chất tự phát của người dân – đồng nghĩa với việc ai cũng khai thác được nên nguồn lợi này cũng không được phát huy để tạo nguồn kinh phí hoạt động của cộng đồng trong công tác QLBVR.
Từ đó, việc QLBVR của cộng đồng bị buông lỏng, phụ thuộc chủ yếu là kiểm lâm địa bàn các các lực lượng khác dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.