Các mâu thuẫn nảy sinh trong quản lý rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.5. Các mâu thuẫn nảy sinh trong quản lý rừng cộng đồng

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu, xảy ra một số mẫu thuẩn nảy sinh trong quá trình quản lý RCĐ, như: Mâu thuẫn nội bộ trong BQL RCĐ; mâu thuẫn giữa BQL RCĐ với người dân trong và ngoài thôn, mâu thuẫn giữa người dân trong thôn với người dân ngoài thôn (trong xã và ngoài xã). Cụ thể, ta đi phân tích từng mâu thuẫn, như sau:

Bảng 3.6. Tổng hợp các loại mâu thuẫn của các cộng đồng

Cộng đồng

Đối tượng mâu thuẫn

Nội bộ BQL RCĐ BQL RCĐ với người dân (trong và ngoài thôn)

Người dân trong thôn với người ngoài thôn

Nước Đang x x x

Đồng Vào x x x

Qua Bảng 3.6, ta có thể thấy và đi sâu phân tích các mâu thuẫn nảy sinh trong QLRCĐ. Cụ thể, như sau:

3.2.5.1. Mâu thuẫn nội bộ trong BQL RCĐ

Trong quá trình hoạt động của mình, BQL RCĐ gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra các xung đột, mâu thuẫn trong công tác QLRCĐ. Trong đó, phải kể đến mâu thuẫn trong nội bộ BQL RCĐ mà cụ thể ở đây là các thành viên trong Tổ BVR. Do các thành viên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, truy quét BVR không nghiêm theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ BVR nên đã xảy ra sự “so bì” giữa các thành viên trong Tổ BVR thôn. Nguyên nhân của sự so bì này là do một số thành viên đã tham gia truy quét BVR và đến lượt của một nhóm khác trong tổ nhưng nhóm này không thực hiện nên khi đến lịch của nhóm trước đó xoay vòng thì nhóm tham gia truy quét trước này so bì – không thực hiện việc tuần tra, truy quét theo đúng lịch phân công, đợi khi nào nhóm kia tổ chức tuần tra, truy quét xong mới thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. Tận gốc của vấn đề là do quy chế chi tiêu quy định cho ngày công tuần tra truy quét BVR chưa phù hợp với số tiền ngày công lao động tại địa phương như đã nêu trên, nên việc tuần tra, truy quét bảo vệ rừng chỉ được xem là nghĩa vụ phải thực hiện chớ không gắn với lợi ích.

3.2.5.2. Mâu thuẫn giữa BQL RCĐ với người dân trong và ngoài thôn

- Đối với RCĐ thôn Nước Đang và thôn Đồng Vào, tình trạng người dân ngoài thôn cũng như người dân trong thôn có những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng do cộng đồng quản lý: Phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất, trồng rừng kinh tế (trừ RCĐ thôn Đồng Vào), săn bắt động vật rừng trái phép, khai thác gỗ (làm chuồng trại, nhà cửa), các loại LSNG trái phép vẫn diễn ra nên đã xảy ra mâu thuẫn giữa BQL RCĐ (trách nhiệm, nghĩa vụ của lực lượng QLBVR) với người dân trong và ngoài thôn (lợi ích cá nhân các đối tượng vi phạm pháp luật). Tuy nhiên, một số hộ dân nhận thức khai thác gỗ về làm chuồng trại, săn bắt động vật rừng thông thường nhằm cải thiện bữa ăn gia đình, không buôn bán gỗ, động vật rừng trái phép, không phá rừng thì không vi phạm nên khi bị các lực lượng tuần tra, truy quét bảo vệ rừng ngăn chặn các hành vi vi phạm thì người dân không thống nhất, gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng tại cộng đồng.

- Trong công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng do BQL RCĐ tổ chức thường xuyên có những ý kiến trái chiều không thống nhất trong cộng đồng. Do nhận thức và “cố ý” nhận thức của một số người dân trong thôn vẫn chưa năm rõ bản chất của “án treo” mà các đối tượng phá rừng đã bị xử lý hình sự về tội “Hủy hoại rừng” nên trong các cuộc họp tuyên truyền người dân vẫn có tính “so bì” (sao phá rừng vẫn còn ở nhà); từ đó, vẫn tìm ẩn những nguy cơ phá rừng ồ ạc trên diện tích rộng, gây khó khăn trong công tác QLBVR tại cộng đồng nói riêng và địa phương nói chung.

- Bên canh đó, một số thành viên Tổ BVR thuộc BQL RCĐ cho biết, từ khi nhận nhiệm vụ BVR của cộng đồng đã không ít lần bị một số người dân có hành vi xâm hại rừng đe dọa (đánh chết, bỏ thuốc, ...) bởi khi tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn các hành vi vi phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng nên một số thành viên trong Tổ BVR có tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến bản thân và người thân trong gia đình nên xin rút ra khỏi Tổ BVR, một số thành viên khác thì vẫn tham gia nhưng không “mặn mà” với nhiệm vụ nên khi gặp các đối tượng (nhất là các đối tượng có nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc”) thì ngại va chạm, ngại nói nên hiệu quả công việc còn hạn chế.

3.2.5.3. Mâu thuẫn giữa người dân trong thôn với người dân ngoài thôn

Mâu thuẫn giữa người dân trong thôn với người dân ngoài thôn (kể cả trong xã cà ngoài xã) chủ yếu xuất phát từ việc hưởng lợi BVR của cộng đồng (khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng và thu hái LSNG) bị chia sẽ, vấn đề này đã đi ngược lại mong muốn của người dân, là chỉ người dân trong cộng đồng thôn mới được hưởng lợi.

- Khai thác gỗ: Người dân trong thôn cho rằng người ngoài xã đã khai thác gỗ còn nhiều hơn chính người dân trong thôn, tập trung một số các nhóm đối tượng ở xã Ba Chùa, Ba Dinh và thị trấn Ba Tơ.

- Săn bắt động vật rừng: Người dân trong thôn cho rằng vẫn có một số người dân ở các xã khác vào rừng cộng đồng để săn bắt động vật rừng, tuy nhiên vẫn còn ở mức độ thấp.

- Thu hái LSNG: Vẫn có tình trạng người dân trong xã và người ngoài xã (chủ yếu là các xã giáp ranh) vào rừng của cộng đồng quản lý tự do thu hái, khai thác các loại LSNG như: Rau dớn, rau ranh, chuối rừng, lá dong, lồ ô, mật ong, ... mà đúng ra những nguồn lợi từ các loại LSNG này thì người dân trong cộng đồng mới là người được quyền thu hái, khai thác.

Tóm lại: Trong quá trình QLRCĐ tại địa bàn nghiên cứu đã xảy ra một số mâu thuẫn, như: (1) Mâu thuẫn chủ yếu giữa BQL RCĐ với người dân trong thôn và người ngoài thôn về các vấn đề liên quan đến công tác BVR của cộng đồng quản lý - hay còn nói cách khác, là sự mâu thuẫn của một bên thực hiện các hành vi vi phạm: phá rừng, khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng trái phép với một bên là thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ được giao để ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng; (2) mâu thuẫn nội bộ BQL RCĐ (sự phân công đi tuần tra, truy quét BVR) và (3) mâu thuẫn giữa người dân trong thôn với người dân ngoài thôn (kể cả trong xã và ngoài xã) về lợi ích từ việc khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng và thu hái LSNG – tranh chấp về quyền lợi của một bên BVR và một bên không BVR nhưng vẫn khai thác gỗ, LSNG và săn bắt động vật rừng.

Để giải quyết các mâu thuẫn nêu trên, yêu cầu đặt ra thì bản thân các thành viên trong BQL RCĐ phải tự mình nâng cao tinh thần trách nhiệm, mà nhất là nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu (Trưởng ban BQL RCĐ và Tổ trưởng Tổ BVR) làm gương cho các thành viên trong BQL RCĐ và các hộ dân khác trong cộng đồng. Đồng thời, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của địa phương, phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác QLBVR, kịp thời tố giác các hành vi vi phạm và phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng có hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng nói chung và RCĐ nói riêng để đảm bảo tính giáo dục, ren đe trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)