Hiệu quả về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 90 - 93)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

3.4.1.1. Lợi ích của người dân từ quản lý rừng cộng đồng.

Mô hình QLRCĐ được khiển khai thực hiện từ năm 2015, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có những tác động tích cực đáng kể đến quá trình phát triển kinh tế của người dân trong cộng đồng. Thông qua QLRCĐ, người dân chủ yếu được hưởng lợi từ thu hái LSNG, tuy nhiên phần lớn người dân trong cộng đồng thu hái phục vụ nhu cầu gia đình (rau rừng, mây, dược liệu, mật ong, ….), chỉ có một số ít người dân trong cộng đồng thu hái rau rừng (chuối, rau má, rau ranh, rau dớn, ...) để bán tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Nhưng trước khi giao rừng thì người dân vẫn thực hiện việc thu hái LSNG như thời điểm sau khi nhận rừng.

Ngoài ra, tính từ thời điểm cộng đồng nhận giao rừng đến nay, không được hưởng lợi nào khác từ rừng. Cụ thể:

- Theo Báo cáo đánh giá điều tra tài nguyên rừng công đồng thôn: Nước Đang, Đồng Vào và qua khảo sát thực địa thì rừng được giao chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, các cây gỗ chủ yếu là loại gỗ thông thường (từ nhóm IV đến Nhóm VII), không có giá trị kinh tế cao và phân bố chủ yếu ở các điểm có địa hình khó khăn nên Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn Nước Đang và thôn Đồng Vào giai đoạn 2015-2019 xác định rõ mục tiêu chủ yếu là khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 05 năm (từ 2015-2019).

- Chính sách hưởng lợi (tiền hỗ trợ bảo vệ rừng) theo các chính sách của nhà nước từ việc nhận quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng: Theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 thì cộng động nhận rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha. Như vậy, ước tính từ khi nhận rừng (tháng 3/2015) đến hết năm 2016, cộng đồng 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào phải được nhận tiền hỗ trợ cho việc bảo vệ rừng là hơn 200 triệu đồng (Hai trăm triệu đồng) – Đây là nguồn tiền không nhỏ để 02 BQL RCĐ duy trì hoạt động QLBVR tại cộng đồng; tuy nhiên, đến nay tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cho cộng đồng là không có.

3.4.1.2. Sựthay đổi vềcơ cấu thu nhập của cộng đồng sau khi nhận QLBVR.

Hiệu quả về mặt kinh tế được thể hiện rõ nét qua cơ cấu thu nhập của người dân trong cộng đồng theo số liệu điều tra tại địa bàn 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào, như sau:

Bảng 3.18. Cơ cấu thu nhập của người dân tại thôn Nước Đang trước và sau khi nhận rừng

Hạng mục Năm 2014 Năm 2016 Chênh lệch 2014-2006 Giá trị ( Tr.đồng) Tỷ lệ ( %) Giá trị ( Tr.đồng) Tỷ lệ ( %) Giá trị ( Tr.đồng) Tỷ lệ ( %) Trồng trọt 2,3 12,6 3,5 9,3 1,2 6,3 Chăn nuôi 3,6 19,8 6,7 17,9 3,1 16,1 Lâm nghiệp 5,2 28,6 8,7 23,3 3,5 18,2 Các nguồn thu khác 7,1 39,0 18,5 49,5 11,4 59,4 Tổng 18,2 100 37,4 100 19,2 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)

Biểu đồ 3.8. Cơ cấu thu nhập của người dân tại thôn Nước Đang trước và sau khi nhận rừng

Bảng 3.19. Cơ cấu thu nhập của người dân tại thôn Đồng Vào

trước và sau khi nhận rừng

Hạng mục Năm 2014 Năm 2016 Chênh lệch 2014-2006 Giá trị ( Tr.đồng) Tỷ lệ ( %) Giá trị ( Tr.đồng) Tỷ lệ ( %) Giá trị ( Tr.đồng) Tỷ lệ ( %) Trồng trọt 1,7 12,0 3,3 12,9 1,6 14,0 Chăn nuôi 3,1 21,8 5,2 20,3 2,1 18,4 Lâm nghiệp 3,8 26,8 8,5 34,0 4,9 43,0 Các nguồn thu khác 5,6 39,4 8,4 32,8 2,8 24,6 Tổng 14,2 100 25,6 100 11,4 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)

Biểu đồ 3.9. Cơ cấu thu nhập của người dân tại thôn Đồng Vào

 Nhận xét: Qua Bảng 3.18, 3.19 và Biểu đồ 3.8, 3.9, ta thấy thu nhập của người dân trong cộng đồng 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào có tăng dần trước và sau khi nhận rừng; cơ cấu thu nhập của người dân xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: Nguồn thu khác (làm thuê), lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và tỷ lệ trong cơ cấu thu nhập của các ngành nghề có sự chuyển dịch. Cụ thể:

- Tại thôn Nước Đang: Cơ cấu thu nhập về trồng trọt giảm từ 12,6% xuống 9,3%, chăn nuôi giảm từ 19,8% xuống 17,9%; giá trị lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất) tăng từ 5,2 triệu đồng/năm lên 8,7 triệu đồng/năm nhưng cơ cấu thu nhập về lâm nghiệp lại giảm từ 28,6% lên 34%; các nguồn thu khác (phụ cấp, lao động làm thuê) tăng mạnh từ 39% lên 49,5%.

- Tại thôn Đồng Vào: Cơ cấu thu nhập về trồng trọt tăng nhẹ từ 12% lên 12,9%, chăn nuôi giảm nhẹ từ 21,8% xuống 20,3%; giá trị lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất) tăng từ 3,8 triệu đồng/năm lên 8,5 triệu đồng/năm đồng thời giúp cơ cấu thu nhập về lâm nghiệp tăng từ 26,8% lên 34%; các nguồn thu khác (phụ cấp, lao động làm thuê) giảm từ 39,4% xuống 32,8%.

Tuy nhiên, tổng thu nhập bình quân hàng năm nói chung và giá trị thu nhập từ lâm nghiệp nói riêng có tăng lên nhưng không phải từ nguồn hưởng lợi của việc nhận rừng mà chủ yếu tăng từ việc hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất cũng như biện pháp kỹ thuật trồng rừng kinh tế, chăn nuôi, ...

 Tóm lại: Từ những phân tích nêu trên, qua đó cho chúng ta thấy rõ hiệu quả của QLRCĐ tại 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích chưa thật sự có hiệu quả về mặt kinh tế tính tới thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 90 - 93)