Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông thông điệp về văn hóa đọc

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 96 - 127)

Y 2.3.3 Ngôn ngữ

3.1: xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông thông điệp về văn hóa đọc

hóa đọc trên báo điện tử.

3.1.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết truyền tải thông điệp văn hóa đọc trong cộng đồng

Những năm gần đây do thông tin Giải trí lên ngôi nên thông tin Văn hóa bị “lép vế” hơn. Điện ảnh, truyền hình, âm nhạc thuộc mảng Giải trí được công chúng

quan tâm nhiều hơn là văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng. Do đó cần phải nâng cao nhận thức của phóng viên trong công tác tuyên truyền thông điệp văn hóa đọc với cộng đồng. Nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của Nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đồng thời, tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Đồng thời tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam

3.1.2. Giải pháp đổi mới nội dung và phương thức truyền tải, nâng caohiệu quả của báo điện tử trong việc truyển tải thông điệp về văn hóa đọc hiệu quả của báo điện tử trong việc truyển tải thông điệp về văn hóa đọc

Đối tượng tiếp nhận thông tin, thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử hiện nay khá đa dạng về trình độ, lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh, nghề nghiệp.... ; đặc biệt là với sự phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện, nhu cầu thụ hưởng thông tin báo chí của nhóm công chúng cũng thay đổi. Dù khác nhau ở nhiều điểm, bạn đọc của các loại hình báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đều có cùng yêu cầu về một nguồn tin chính xác, cập nhập, đa dạng và liên tục. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của độc giả, các tờ báo điện tử cần đáp ứng được nhu cầu của độc giả bằng việc đổi mới mình trên các phương diện như sau:

Về nội dung

Cần tăng cường nhóm bài viết tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Tăng cường những bài bình luận, phân tích định hướng các vấn đề dư luận quan tâm về văn hoá đọc. Tăng cường những bài viết phê bình, thẩm định tác phẩm để giới thiệu tới công chúng một cách khách quan nhất bên cạnh những loạt bài mang tính PR hay thông tin sự kiện văn hóa đọc.

Triển khai những bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau, với ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu cho các đối tượng bạn đọc khác nhau, nhấn mạnh đến giá trị vai trò của việc đọc sách, những tấm gương phát triển văn hóa đọc và những hậu quả của việc văn hóa đọc kém phát triển.

Để có được những bài báo hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, ngoài việc am hiểu, tìm tòi về chủ đề này, người viết cũng cần được tạo điều kiện lấy các nguồn tin phục vụ đề tài từ các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý, cũng như tham vấn ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên gia thuộc lĩnh vực này, nhằm đảm bảo các dự báo là chính xác và phù hợp với xu hướng phát triển.

Để thông điệp về văn hóa đọc thực sự hiệu quả và hấp dẫn đối với độc giả, nên làm mới nội dung thông tin, thông điệp sao cho phù hợp với từng đối tượng. Thông tin, thông điệp về văn hóa đọc cần được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm, thực hiện liên tục trong thời gian xuyên suốt. Các báo viết về văn hóa đọc nên tham vấn, lấy ý kiến của nhiều thành phần bạn đọc trong xã hội hơn nữa. Nắm bắt được đa dạng, chính xác tâm tư nguyện vọng của quần chúng, cũng có thể giúp nhà báo xác định được mục tiêu, lựa chọn đề tài nhằm tuyên truyền hợp lý, đáp ứng đúng và đủ điều mà bạn đọc cần mà chưa thể tìm hiểu.

Về hình thức

Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thường xuyên và cố định để công chúng tiện theo dõi.

Đổi mới thể loại, ngôn ngữ theo phương thức hiện đại hóa thông tin. Cần tăng cường các thể loại như phóng sự, bình luận phân tích, phỏng vấn người có thẩm quyền trong ngành văn hóa, xuất bản để tăng độ tin cậy của vấn đề.

Ngôn ngữ phi văn tự (đồ họa, hình ảnh, bảng - biểu đồ....) cần được sử dụng triệt để trong các trường hợp cần thiết nhất. Những bài viết phi văn tự nhiều khi có khả năng truyền đạt thông tin, thông điệp và tạo cảm xúc cho người đọc nhanh hơn cả câu chữ. Bên cạnh đó, tít và sapo ngắn gọn, ấn tượng, nêu được thông tin, thông điệp cốt lõi cũng như là vấn đề quan trọng hàng đầu của báo chí hiện đại, nhưng không theo định hướng giật gân, câu khách, chạy theo mục đích thương mại của một số báo “lá cải”. Từ ngữ ngắn gọn chính xác, Phân chia tin bài thành các đoạn ngắn, rõ

ràng. Việc phân đoạn hợp lý theo các ý chính sẽ giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin và dễ nhớ về thông tin đó

Tính nhanh nhạy và sự cạnh tranh thông tin

Sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã đặt báo chí trong thế cạnh tranh gay gắt. Các luồng thông tin tiêu cực cũng như tích cực đều được cập nhập rất đa dạng và phong phú. Thực tế này đã đặt ra yêu cầu đối với người làm công tác thông tin về văn hóa đọc phải tự hoàn thiện bản thân để đảm bảo được tính nhanh nhạy, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh thông tin, nhưng lại vừa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin, mang lại lợi ích của độc giả.

3.1.3. Xây dựng nguồn nhân lựcĐào tạo đội ngũ cán bộ quản lýĐào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

Tăng cường đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông đủ tâm, đủ tầm, đủ tài là điều kiện tiên quyết trong xây dựng và thực thi mô hình phát triển nền báo chí truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nhạy bén trong quá trình định hướng thông tin, xây dựng đề án kế hoạch tuyên truyền thông điệp văn hóa đọc trong cộng đồng.

Đối tượng đào tạo ưu tiên là các nhà báo trẻ, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn báo chí truyền thông vững, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ tốt, có ít nhất một ngoại ngữ…Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí thiếu bản lĩnh, thiếu năng lực dễ dẫn đến hiện tượng làm tăng lượng thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng.

Đào tạo đội ngũ phóng viên nhà báo đa phương tiện:

Chiến lược báo chí đa nền tảng (multi-platform) với đòi hỏi thông tin phải xuất hiện bất cứ nơi nào có độc giả, và chủ động đưa tin đến với độc giả thay vì cách tiếp cận truyền thống là độc giả tìm đến với thông tin, thực tế lại đang đưa báo chí trở về với nguyên tắc cơ bản nhất của mình: Coi độc giả là ưu tiên số một! Phóng viên chính là nguồn nhân lực quan trọng nhất đối với các cơ quan báo chí. Do đó phát triển kỹ năng làm báo đa phương tiện cho phóng viên chính là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm làm gia tăng về chất

lượng nguồn nhân lực cũng như tạo ra một cơ cấu hợp lý để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu cho từng vị trí cụ thể của mỗi người, mỗi vị trí với mục đích cho sự phát triển bền vững của Tòa báo trong từng giai đoạn. Quá trình đào tạo phải gắn giữa kĩ năng làm báo với khả năng sử dụng phương tiện kĩ thuật; vai trò của tác nghiệp thực tế, lăn lộn thực tế làm nghề được đề cao hàng đầu trong đào tạo…Việc đào tạo phải theo hướng mở, phát huy cao độ khả năng và nhu cầu của phóng viên, nhà báo. Mở rộng các loại hình đào tạo, đào tạo gắn với thực tế, đào tạo tại chỗ hoặc từ xa. mở rộng liên kết tay ba giữa học viện với cơ sở đào tạo nước ngoài và các cơ quan báo chí lớn có nhu cầu để xây dựng chương trình phù hợp điều kiện và nguồn lực cụ thể. Do đó, mỗi tòa soạn cần có những kế hoạch đào tạo bổ túc kiến thức đa phương tiện cho đội ngũ người làm báo nhăm nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền văn hóa đọc trong cộng đồng.

Mở rộng đội ngũ cộng tác viên:

Tăng cường mở rộng lượng cộng tác viên ở khắp mọi nơi để có được những hình ảnh, video thực tế, người thật, việc thật, nhanh nhất, mới nhất, mà không phải lúc nào các phóng viên cũng có thể tác nghiệp, thu thập được. Các báo điện tử hiện nay đang có xu hướng tuyển dụng nhiều cộng tác viên, nhất là các “nhà báo công dân”, khích lệ chính bạn đọc, chính công chúng của mình làm cộng tác viên cho báo. Điều này không những khiến tin tức của báo mạng cập nhật nhanh nhạy, độc, mới hơn các loại hình khác mà còn khiến độc giả và báo có sự tương tác, liên kết với nhau hơn

Việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý... cũng cần phải được quan tâm thường xuyên, có kế hoạch hoạt động trước mắt, cũng như lâu dài. Đảm bảo cho cộng tác viên có điều kiện định hướng và cập nhập thông tin, tư liệu. Đội ngũ cộng tác viên luôn gắn với thực tiễn và trải rộng trên các vùng, miền, nhờ đó những thông tin, tư liệu không những kịp thời mà còn tương đối toàn diện.

Chính sách bồi dưỡng phù hợp

Hiện nay các tờ báo đang ở giai đoạn làm kinh tế báo chí rất khó khăn, nguồn lợi quảng cáo chảy hết vào mạng xã hội, nên họ sẽ đầu tư rất thực dụng cho những

mảng họ cho là nhiều lượt xem (view). Sách, rất tiếc không phải mảng nhiều view. Do đó tòa soạn cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng, động viên cho phóng viên mảng sách, chắc chắn sẽ có những bài viết hay. [PL1,BBPVS2,2.1,câu 4]

3.1.4 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Đây là yếu tố “cần” để thực hiện và truyền bá các tác phẩm đa phương tiện tích hợp. Internet là môi trường sống của báo trực tuyến. Nó tạo nên những ưu thế riêng cho báo Internet so với các loại hình báo chí trực tuyến khác. Khi đường truyền tốc độ cao đang áp dụng rộng rãi ở Việt Nam thì việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao như truyền hình, phát thanh sẽ không chỉ nâng cao đẳng cấp của tờ báo trực tuyến mà còn đem lại doanh thu lớn.

Ngoài ra, việc trang bị máy chủ cấu hình mạnh, cùng lúc đáp ứng được hàng chục ngàn lượt truy cập và bộ nhớ hàng chục Terabyte để lưu trữ dữ liệu. Bên cạnh đó cũng cần có các thiết bị sản xuất chương trình hoàn chỉnh như phòng thu, máy tính dựng, thiết kế chuyên dụng để cho ra đời những sản phẩm báo chí chất lượng, chuyên nghiệp. Mặt khác, muốn có ứng dụng tốt, phải có hệ thống kỹ thuật công nghệ tương đối mạnh để độc giả truy cập một bài báo, nghe nhạc, xem video không mất nhiều thời gian. Nếu không nó sẽ đánh cắp thời gian của người đọc và cản trở độc giả tham gia vào quá trình tiếp nhận thông tin.

Chắc chắn trong tương lai gần, báo chí Internet tích hợp các công cụ đa truyền thông sẽ trở nên phổ biến xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của công chúng, điều kiện tiếp cận thông tin của công chúng trong xã hội hiện đại. Vì vậy, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tin học, viễn thông cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cho xu hướng truyền thông đa phương tiện là điều mà từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến bản thân các tòa soạn báo, các cơ quan thông tấn, báo chí cần thiết phải triển khai sớm để tiếp cận và nâng cao chất lượng truyền thông đa phương tiện cũng như tạo ra sự quản lý phù hợp đối với loại hình báo chí hiện đại này, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.1.5. Tận dụng, phát huy tính đa phương tiện và tính tương tác của báođiện tửđiện tử điện tử

Tính tương tác chính là ưu điểm nổi trội nhất của báo điện tử, phát huy tốt ưu điểm này báo điện tử sẽ ngày càng thu hút, chính phục công chúng nhiều hơn. Để nâng cao tính tương tác thì mỗi tòa soạn báo điện tử cần xây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp, có thể nói bộ phận này nắm toàn bộ các hoạt động giao tiếp trên mạng internet đối với độc giả.

Nhiệm vụ chính của họ là tiếp nhận toàn bộ các thông tin phản hồi từ công chúng thông qua những hình thức tương tác khác nhau. Trên cơ sở hệ thống thông tin phản hồi ấy, cần phân loại rõ: ý kiến phản hồi, thông tin thêm hoặc cung cấp thông tin mới. Việc hồi âm cho bạn đọc bằng email hoặc trên phần thông tin tòa soạn cần phải được quan tâm đặc biệt. Việc thiếu coi trọng thông tin do bạn đọc cung cấp, hồi âm không đầy đủ sẽ dẫn tới việc độc giả chán nản, tự xa rời báo và tất yếu tòa soạn sẽ mất dần độc giả.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, trên cơ sở hệ thống thông tin phản hồi của độc giả bộ phận này có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động tương tác trên sản phẩm báo chí của mình qua đó đề xuất các hướng hoàn thiện tờ báo theo nhu cầu thông tin và góp ý của bạn đọc. Đây sẽ là những cơ sở thực tiễn quan trọng, góp phần hoàn thiện chiến lược của báo điện tử.

Yêu cầu nhân lực của những người làm bộ phận này phải am hiểu về hoạt động báo chí, có thể đồng thời là phóng viên, biên tập viên, có kỹ năng sử dụng cộng nghệ thành thạo. Có như vậy họ mới có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, vấn đề xử lý thông tin theo hướng tăng hiệu quả cho tòa soạn. Bên cạnh đó họ chính là “bộ lọc” thông tin trước khi thông tin phản hồi được đưa lên mạng, tránh những trường hợp lọt thông tin trái thuần phong mỹ tục, sai tôn chỉ mục đích của báo gây dư luận xấu trong xã hội nhất là đối với các diễn đàn trên báo điện tử.

Các báo điện tử từ khi thiết kế xây dựng giao diện, cần chú ý đến khả năng đa phương tiện và tương tác công chúng. Việc bố trí các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động tương tác trên mạng chủ như: địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường giây nóng, vị trí mục bình chọn, mục thăm dò ý kiến, mục mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến...cần đặt ở vị trí dễ nhìn, diện tích không quá bé so với trang chủ của báo. Ngay cả các yếu tố nhỏ như phông chữ, đường link, cỡ chữ, màu

nền...cũng cần được cân nhắc và chú ý vì nó góp phần không nhỏ trong việc lôi cuốn bạn đọc tiếp nhận thông tin và phản hồi.

Tính đa phương tiện của báo điện tử bao gồm việc sử dụng kết hợp các tiện ích về hình ảnh, video, audio, backlink, text trong cùng một bài viết. Đây có thể coi là khái niệm không mấy xa lạ với người làm báo điện tử. Ngoài text thì hình ảnh, video và backlink là phương tiện nên sử dụng và cần được cân nhắc và chú ý vì nó góp phần không nhỏ trong việc lôi cuốn bạn đọc tiếp nhận thông tin và phản hồi.

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 96 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w