Thông điệp Kết nối cộng đồng yêu sách, Nhà xuất bản, các đơn vị phát hành

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 72)

Y 2.3.3 Ngôn ngữ

2.2.6. Thông điệp Kết nối cộng đồng yêu sách, Nhà xuất bản, các đơn vị phát hành

phát hành sách.

Tại hội thảo "Sách - Con đường tri thức" ngày 22/4/2021, Cục trưởng Nguyễn Nguyên nói: "Xuất bản và văn hóa đọc có thể coi là hai mặt của một vấn đề. Chỉ khi xuất bản phát triển thì mới có một nền văn hóa đọc phát triển và ngược lại (đăng cùng ngày trên Zing.vn bài 'Xuất bản và văn hóa đọc là hai mặt của một vấn đề' của Hứa Mộc) Mà điều căn bản nhất để xuất bản phát triển, văn hóa đọc phát triển chính là làm thế nào để tạo dựng thói quen đọc sách trong cộng đồng. Vòng tròn nguyên nhân và kết quả của sự phát triển văn hóa đọc đã được định hình rõ song làm thế nào để vòng tròn ấy hoạt động hiệu quả thì lại phải có sự đóng góp của truyền thông.

Tỷ lệ bài báo mang thông điệp Kết nối cộng đồng yêu văn hóa đọc dược thể hiện bằng những con số cụ thể như sau: Tổng số có 530/910 bài, chiếm 58%, trong đó TPO có 188/305 bài chiếm 62%, Dân Trí có 102/305 bài chiếm 33%, Vnexpress có 240/300 bài chiếm 80%. Như vậy thông điệp này báo Vnexpress có số lượng bài nhiều hơn cả so với hai báo còn lại. Điều này cũng tương đồng với số lượng độc giả của báo Vnexpress so với hai báo kia. Lượng truy cập của Vnexpress lớn hơn Dân trí và TPO, phải chăng tính kết nối của báo vốn đã có sự vượt trội hơn hẳn so với Dân trí và TPO.

TPO Dân Trí Vnexpress 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Biều đồ 2.6 Tỷ lệ bài viết mang Thông điệp Kết nối cộng đồng yêu sách với Nhà xuât bản và đơn vị phát hành sách.

TPO với các bài viết Cùng nhau “check-in” thư viện miễn phí ở Sài Gòn; Sôi động các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách tại Kon Tum; Những thư viện sáng tạo sẽ khiến bạn thường xuyên ghé thăm, dù không phải là “mọt sách”; Chơi gì cuối tuần?: Teen Hà Nội có hẹn với Hội Sách, Teen Huế được xem phim giá 10K; Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc 2020; Vẻ đẹp mê mẩn của thư viện nằm trong biệt thự hơn 100 tuổi; Khai trương 'phố sách' đầu tiên tại thành phố Huế…. mang tính kết nối cộng đồng cao rất thu hút bạn đọc nói chung và các đơn vị xuất bản, phát hành sách nói riêng.

Dân Trí với các bài viết như: Lễ hội sách Times Garden Vĩnh Yên 2020 - không gian văn hóa cuối tuần; Độc giả trẻ náo nức đi hội sách; 54 hoạt động trong Ngày hội sách châu Âu 2019 tại Việt Nam; Gần 1.000 người đến dự hội sách The Hidden Book 2019; “Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột” - điểm đến lý tưởng của người yêu sách và cà phê; Độc đáo quán cà phê trả tiền bằng sách ở Sài Gòn….

Độc giả Vnexpress cũng được tiếp cận với những thông tin vô cùng bổ ích và hấp dẫn qua những bài như: Bên trong thư viện khổng lồ có cả núi sách cho khách trèo lên; Hà Nội khánh thành thư viện đầu tiên mang tên Tô Hoài; 'Từ Dụ thái hậu' đoạt giải Sách Hay 2020; Hàng trăm độc giả Hà Nội tham gia khai mạc hội sách; Hội sách Cần Thơ dự kiến thu hút gần nửa triệu độc giả; Hội sách Việt - Nhật khai mạc tại Hà Nội; Philip Pullman ra sách mới……

Như vậy những thông điệp mang tính kết nối cộng đồng yêu sách với các đơn vị xuất bản, phát hành sách được thể hiện rõ qua các loạt bài phản ánh trên cả 03 báo khi đề cập đến các hoạt động hội sách, ngày sách, tọa đàm văn hóa đọc, giới thiệu sách hay, giao lưu tác giả tác phẩm, hay giới thiệu về các mô hình thư viện kiểu mẫu đươc nhiều người yêu thích nhằm kết nối cộng dồng khuyến khích người đọc khám phá kho tàng tri thức của nhân loại.

2.2.7. Thông điệp về những khó khăn tồn tại cản trở cho việc phát triểnvăn hóa đọc văn hóa đọc

Có một nghịch lý cần thiết phải suy nghĩ đó là hơn 90% dân số nước ta biết đọc nhưng tỷ lệ người đọc sách lại vô cùng thấp.

Điều này là tính trên mặt bằng chung của xã hội chứ chưa có sự so sánh văn hóa đọc giữa các khu vực vùng miền khác nhau. Ví dụ như ở miền núi nhiều người đi học để biết đọc rồi sau đó có khi cả đời họ không cầm vào quyển sách nào nữa cũng là chuyện bình thường. Trong cuộc sống thành thị chúng ta cũng ít thấy những cảnh đọc sách như một nét sinh hoạt thường ngày tự nhiên của mọi người, chúng ta ngày càng hiếm gặp những người đọc sách trong công viên, trên xe buýt nhà ga hay các khu vực giải trí công cộng. Tủ sách trong mỗi gia đình ít dần đi nhường chỗ cho những phương tiện nghe nhìn giải trí hiện đại. Các thư viện trường học thường cũ nát không có người lui tới, giáo viên và học sinh chủ yếu quanh năm đọc sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho bài giảng, thi cử. Theo số liệu do Cục Xuất bản Việt Nam thống kê năm 2019, bình quân mỗi năm Việt Nam xuất bản khoảng 400 triệu bản sách. Điều đáng nói là trong số này có trên 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo kiến thức cho 2,2 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước. Như vậy, chỉ còn khoảng 100 triệu bản sách chia trên 90 triệu dân. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm một người Việt đọc chừng 1 quyển sách. Một khảo sát của báo Dân Trí (2019) nhắm vào đối tượng là giới trẻ cho thấy kết quả đáng quan ngại. 98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc quyển sách nào trong tuần qua; 80% bạn trẻ không đụng đến sách suốt một năm qua và chỉ 12% bạn trẻ trong nhóm 20-30 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngoài sách chuyên môn.. Chúng ta cùng đi tìm hiểu xem những khó khăn nào cản trở đến sự phát triển văn hóa đọc được phản ánh trên 03 báo điện tử khảo sát.

Theo kết quả khảo sát, thông điệp về những khó khăn tồn tại cản trở cho việc phát triển văn hóa đọc trên 03 báo được phản ánh thông qua 169/910 bài, chiếm tỷ lệ 19%, trong đó bài viết trên TPO có 64/305 bài chiếm 21%, Dân Trí có 73/305 bài chiếm 24% và Vnexpress có 32/300 bài chiếm 11% so với các thông điệp khác.

TPO Dân Trí Vnexpress 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ bài viết mang Thông điệp về những khó khăn tồn tại cản trở cho việc phát triển văn hóa đọc

Trong bài viết Thư viện “3 không” D Free Book (24/06/2020) trên chuyên trang Sinh viên của TPO, tác giả có trích dẫn lời của nhân vật – chủ thư viện miễn phí như sau: “Khó khăn lớn nhất đến từ kinh phí hoạt động, những ngày đầu mỗi

tháng mình phải làm sao kiếm được 7 triệu đồng chi trả các khoản thuê mặt bằng và chi phí khác. Khó khăn nữa là về quản lý nhân sự và quản lý, làm sao để có thể lan tỏa văn hóa đọc tới nhiều người hơn nữa. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, thư viện bị mất khoảng 80% lượng sách” Như vậy khó khăn về tài chính, tổ

chức nhân sự để duy trì thư viện miễn phí cho người đọc đã dành, lại còn thêm khó khăn do ý thức người đọc. Người đọc sách không phải đặt cọc, không phải trả phí và lại còn không bị giới hạn thời gian mượn sách nhưng vẫn chưa chịu, vẫn muốn chiếm luôn không cho người khác đọc nữa nên dẫn đến tính trạng “mất khoảng 80% lượng sách”.

Trong bài ‘Đội tặng sách” đăng ngày 04/10/2020, người viết đã phản ánh về nhóm thiện nguyện chuyên tặng sách cho cộng đồng nhưng xem ra việc phân phát không phải là khó, việc khó ở chỗ làm sao để người nhận sách sẽ đọc những quyển sách đó. “Thời gian đầu, chúng tôi cũng gặp tình trạng tặng sách nhưng người ta

sát rất nhiều lần và thực sự “được mở mắt” với những lý do: vì sách không thiết thực, gần gũi (ví dụ sách nghiên cứu, sách kỹ thuật, triết học... tặng cho học trò miền núi); vì thư viện chỉ mở cửa vào những giờ người dân không đến được, vì bà con không thạo chữ quốc ngữ. Tủ sách thì thấy đến hơn nửa số sách còn nguyên bọc nilon bên ngoài, số sách cũ, rách đi rất ít và nó thường là truyện tranh v.v...”. Ra vậy, tặng không đúng loại sách người ta cần đọc thì việc tặng sách không có ý nghĩa gì. Thư viện cần xem lại về giờ mở cửa để phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người dân thì mới thu hút được họ đến đọc sách.

Nếu trước đây, thư viện bị xem là nơi khá buồn tẻ, không gian toàn sách là sách thì hiện nay, nhiều trường đại học đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây dựng các thư viện 4.0, kết nối toàn cầu, với không gian "sang chảnh". Đây là đoạn mở đầu trong bài viết Cuộc đua thư viện số của các trường đại học đăng trên chuyên trang Sinh viên của TPO ngày 27/10/2020. Điều này cũng cho chúng ta thấy để hiện đại hệ thống thư viện thu hút người yêu sách thì đỏi hỏi một nguồn chi phí rất lớn và đây không phải là việc đơn giản có thể thực hiện trên quy mô toàn quốc.

Hay như bài “Miệt mài mang sách cho trẻ vùng xa” đăng ngày 23/10/2020 có viết “Xuất thân vùng quê nghèo Yên Bái nên anh Tú Anh thấu hiểu sự thiếu thốn về miếng ăn, con chữ của trẻ em vùng sâu vùng xa”. Đây cũng chính là một khó khăn cho công cuộc phát triển văn hóa đọc của nước ta, sự khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền, sự chênh lệch về đầu tư giáo dục giữa các vùng miền.

Bài viết “Giải cứu phố sách” trên TPO ngày 07/01/2018 có phản ánh: Một số người dân thủ đô nhân dịp này đã chỉ ra nguyên nhân khiến phố sách nguy cơ giống… chùa bà Đanh: Chắc tại chưa nghiên cứu sức hút của Đinh Lễ (được xem là “chợ sách”, phố sách “lậu” của thủ đô). Mua sách ở đó lúc nào cũng được giảm giá, đầu sách bạt ngàn. Phố sách chỉ được cái trông đẹp nhưng giá cao, đầu sách không phong phú v.v. Nhưng suy cho cùng phố sách cũng làm được một việc: Là địa chỉ thích hợp với trào lưu “sống ảo”. Phố sách Hà Nội- một biểu trưng cho nét đẹp văn hóa đọc của Thủ đô lại trở thành nơi sống ảo là chính. Không có chương trình hoạt động thường xuyên, hấp dẫn, không có chính sách bán hàng hấp dẫn thì Phố sách chỉ là khu vực trưng bày mà thôi.

Một tồn tại nữa được phản ánh trên báo Dân trí ngày 26/04/2019 là Trong khi chúng ta lo lắng học trò không có thói quen đọc sách thì một thực trạng được nhiều người cảnh báo: Giáo viên cũng... lười đọc sách. Chính thầy cô cũng chưa thấy được giá trị của việc đọc sách cho chính mình và tạo thói quen cho học trò. Đây là một sự thực ở rất nhiều trường học. Chính việc này càng làm quá trình phát triển văn hóa đọc trở nên chậm hơn.

Trong bài “Việt Nam chưa có văn hóa đọc” trên báo Dân Trí ngày 10/9/2018 người viết còn phản ánh về tình trạng người Việt Nam chưa có thói quen đọc sách và chưa biết cách đọc sách: “người Việt Nam không biết cách đọc sách, không biết cách đọc nhanh, để lấy tri thức cho bản thân, không biết cách tóm tắt nội dung sách, rút ra bài học và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống. Nhiều người đọc sách với tốc độ quá chậm. Muốn đọc sách nhanh thì nên tìm theo keyword (từ khóa) để lấy nội dung, lấy kiến thức mới mình chưa có chứ không phải đọc những cái mình đã biết rồi.” Đúng vậy, không có thói quen đọc sách và không biết cách đọc sách chính là khó khăn lớn nhất để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Hay như bài “Con có được gì đâu mà mẹ cứ bắt con đọc sách?” đăng ngày 30/09/2020 cho thấy việc khuyến khích con đọc sách phải làm sao cho thực tế để con nhận thấy giá trị của sách thay vì những điều chung chung như “khám phá kho báu tri thức”, “là nâng cao văn hóa đọc”…. Ở Việt Nam không có thang điểm đánh giá hay theo dõi việc đọc. Muốn con mình đọc sách nhưng chỉ đưa cho trẻ cuốn sách, bắt chúng đọc với hy vọng chúng sẽ đọc, sẽ hiểu thì thực sự vô nghĩa. Việc đọc sách trong trường học, chúng ta ít có các cuộc thi, thiếu những tiêu chí đánh giá dẫn tới thiếu sự ghi nhận cho học sinh đọc nhiều sách, hiểu nhiều sách. Đây cũng chính là một tồn tại chúng ta cần khắc phục để phát triển phong trào đọc sách.

Đặc biệt trên Dân Trí còn có bài viết Nghề bán báo giấy hắt hiu giữa "kỷ nguyên" của điện thoại thông minh đăng ngày 21/06/2020. Qua bài viết chúng ta còn nhận ra được tình trạng chung của toàn xã hội trong kỷ nguyên số này. Chiếc điện thoại thông minh hay chiếc máy tính sẽ làm gián đoạn và dễ dàng dẫn dụ ta bỏ ngang trang sách đang đọc dở bởi sự hấp dẫn của những kênh mua sắm trực tuyến

dộng khác được kết nối một cách tự nhiên theo lịch sử sử dụng của chủ phương tiện. Đây chính là mặt trái của công nghệ số gây ra những khó khăn cho việc phát triển văn hóa đọc.

Trên Vnexpress cũng có bài phản ánh về việc “Mất dần thói quen đọc sách” đăng ngày 30/4/2019. Nguyên do: thư viện cũ kỹ, sách truyện nhàu nát, nội dung sách không phù hợp. Thời gian học của trẻ chiếm hết quỹ thời gian trong ngày, khoảng thời gian dành cho giải trí rất ít, việc học nhiều khiến các em mệt mỏi nên không còn hứng thú với sách truyện trong giờ giải lao. Như vậy tình trạng chung về hệ thống thư viện cũ kỹ, phân bổ thời gian dành cho học tập và giải trẻ của trẻ không đều cũng là những khó khăn cho việc phát triển văn hóa đọc.

Hay như bài “Đòi sách khó hơn đòi nợ” 1/2/2020 lại nói về ý thức người đọc, Nhiều người mượn sách về không chịu đọc mà giữ khư khư trên kệ, đòi sách khó hơn đòi tiền nợ. Hoặc có người đóng tủ sách to đẹp nhưng chỉ để trang trí cho vẻ ‘gia đình trí thức” trong khi thực tế sách thì bám bụi còn chủ nhân vãn miệt mài cắm cúi với chiếc điện thoại bé bỏng trên tay.

Ngoài ra cũng phải kể đến một khó khăn nữa ảnh hưởng đến quá trình phát triển văn hóa đọc đó là thiên tai dịch bệnh, là những người khuyết tật, là những người có điều kiện kinh tế khó khăn… những điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc này. Ví dụ như dịch bênh Covid đã gảy ra trì hoãn của tất cả các ngày hội sách, các cuộc hội thảo tọa đàm – nơi tập trung đông người. Điều này được phản ánh trong bài viết “Hoãn Hội sách TP HCM vì dịch” 13/2/2020, hay người khiếm thị khó tiếp cận với sách, sách nổi dành cho người khiếm thị ít….

Như vậy những thông điệp về khó khăn trong việc phát triển văn hóa đọc mà cả 03 báo cùng truyền tải đến công chúng là: thói quen đọc sách chưa có, chưa biết cách đọc sách, ý thức người đọc kém; đầu tư cho phát triển văn hóa đọc manh mún chưa toàn diện; điều kiện tự nhiên xã hội tại các vùng sâu vùng xa không thuận lợi, thiên tai dịch bệnh hoành hành; các phương tiện giải trí hấp dẫn ra đời lôi kéo người đọc bỏ quên sách; hệ thống thư viện sinh hoạt văn hóa đọc cộng đồng cũ kỹ không hấp dẫn, chưa có thước đo đánh giá cho việc đọc.

2.3. Phương thức truyền tải thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tửkhảo sát.khảo sát. khảo sát.

2.3.1. Về cách đặt tiêu đề (tít)

Xét về mặt thuật ngữ thì tít báo còn được gọi là nhan đề, đầu đề, tiêu đề...

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w