Ưu điểm trong việc truyển tải những thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 90 - 92)

Y 2.3.3 Ngôn ngữ

2.4.1. Ưu điểm trong việc truyển tải những thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện

báo điện tử khảo sát.

Với nội dung thông điệp, các bài viết chuyển tải thông điệp về văn hóa đọc, TPO, Dân Trí, VNexpress đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chính xác cùng những phân tích, nhận định sắc sảo, làm nổi bật quan điểm, nhận xét đánh giá của người viết. Thông điệp mà các bài viết chuyển tải thuộc nhiều chiều, nhiều khía cạnh của đề tài. 14% 73% 57% 92% 8% 58% 19%

Thông điệp văn hóa đọc

Biểu đồ 2.14 Tỷ lệ phản ánh thông điệp văn hóa đọc trên 03 báo

Qua phân tích 7 nội dung thông điệp về văn hóa đọc, thì thông điệp Khuyến đọc chiếm tỷ lệ cao nhất là 92%, tiếp theo là tỷ lệ bài nói về vai trò, giá trị của sách với đời sống con người chiếm 73% rồi đến những bài mang thông điệp Kết nối cộng đồng yêu sách với tỷ lệ 58% và thông điệp về những tấm gương điển hình trong công tác phát triển văn hóa đọc chiếm tỷ lệ 57% cũng góp phần hun đúc, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng rất sâu rộng. Các bài phản ánh thông điệp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa đọc; Khó khăn tồn tại trong việc phát triển văn hóa đọc hay Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong phát triển văn hóa đọc tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn cả nhưng cũng đã góp phần tạo nên một bức tranh toàn diện về thông điệp văn hóa đọc trên báo điện tử hiện nay (trong phạm vi báo khảo sát)

Nhìn vào hệ thống biểu đồ phân tích dữ liệu trong chương 2, tác giả nhận thấy rằng, trong 7 nội dung thông điệp về văn hóa đọc thì báo Tiền Phong điện tử có số lượng bài chiếm tỷ lệ cao nhất và khá đồng đều ở tất cả những nội dung thông điệp mà tác giả để cập đến. Báo điện tử Dân Trí nổi bật với ứng dụng tính năng đa phương tiện, kết hợp nhiều hình thức thông tin như âm thanh và video trong bài viết. Còn báo điện tử Vnexpress nổi trội hơn cả ở tính tương tác với độc giả. Độc giả không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các ý kiến bình luận dưới mỗi bài viết mà còn có thể gửi bài phản hổi vào chuyên mục Ý Kiến, người đọc được làm chủ ý kiến của mình và trở thành một bộ phận sản xuât thông tin cho tòa soạn. Có lẽ điều này cũng đúng với tôn chỉ hoạt động của báo đã đưa ra: “độc giả là trên hết”

Như vậy các vấn đề, khía cạnh của văn hóa đọc đã được khai thác, phân tích, chuyển tải đến công chúng bằng nhiều thể loại khác nhau

5%

80%

1% 4% 5% 6%

Thể loại

Biểu đồ 2.15 Tỷ lệ thể loại tin bài văn hóa đọc trên 03 báo

Trong đó, bài phản ánh là thể loại có tỷ lệ cao nhất, giúp thông điệp được chuyển tải một cách toàn diện giúp cho độc giả có cái nhìn bao quát về vấn đề mà người viết đề cập đến. Điều đặc biệt là tỷ lệ bài viết mang tính tương tác đứng thứ 2 với 6%, điều này cho thấy đề tài về văn hóa đọc được độc giả rất quan tâm. Các bài được viết được rút tít từ nội dung chính của bài chiểm tỷ lệ cao nhất (95%) giúp cho bạn đọc dễ dàng tóm lược nội dung của bài. Các bài viết sử dụng ngôn ngữ đời

thường là chủ yếu (97%), giúp cho các thông điệp được chuyển tải một cách rõ ràng dễ hiểu và gần gũi với người đọc.

Điều dặc biệt là tính đa phương tiện của báo điện tử được tích hợp rất phong phú. Các bài viết đều sử dụng đa dạng hình ảnh minh họa, ảnh động, ảnh tĩnh đồ họa được trong bài báo. Các bài viết không chỉ có phần văn bản (text) mà còn có cả âm thanh và video trong bài viết. Điều này tạo cho các bài viết trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn người đọc. Giúp cho người đọc có cái nhìn chân thực, đa dạng đa chiều về nội dung bài viết phản ảnh. Đây là nét đặc trưng của báo điện tử so với loại hình khác. Rõ ràng với đặc tính ưu việt này thông điệp về văn hóa đọc được truyển đến người đọc theo những cách riêng mà loại hình báo khác không có được, mang đến cho người đọc nguồn thông tin sâu rộng và thăng hoa về cảm xúc.

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w