Để giải quyết đề tài luận văn:“Thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử”, ngoài phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn có 3 chương, gồm:
Chương 1: Thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử - Một số vấn đề lý luận cơ bản.
Chương 2: Thực trạng thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử.
Chương 1
THÔNG ĐIỆP VỀ VĂN HÓA ĐỌC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Thông điệp
Theo Lý thuyết truyền thông nâng cao (do TS Phạm Hải Chung chủ biên), Thông điệp là: nội dung thông tin được trao đổi chia sẻ từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Có thể bằng tín hiệu, mã số, lòi nói, cử chỉ, thái độ, chữ viết, hoặc bất cứ tín hiệu nào mà con người có thể hiểu dược và trình bày một cách có ý nghĩa. Nói cách khác, thông điệp được diễn tả bằng ngôn ngữ mà người cung cấp và người tiếp nhận có thể hiểu được. [3,tr.18].
Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng định nghĩa: “Thông điệp là
nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật… được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp” [7, tr.13].
Như vậy, theo tác giả luận văn "Thông điệp” được đúc rút lại là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể. Hệ thống ký hiệu này là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận, nói cách khác, hệ thống ký hiệu ấy phải được giải mã bởi đầu nhận, truyền tải đến người nhận thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ và hành động của người nhận trong hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu của chiến dịch truyền thông.
Quá trình xây dựng thông điệp bao gồm 2 giai đoạn khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Giai đoạn thứ nhất đòi hỏi nguồn phát phải xác định đúng nội dung muốn truyền đạt để tạo ra đáp ứng phản hồi thích hợp từ người nhận. Đây là ý
tưởng thông điệp chủ định. Trong giai đoạn thứ hai cần phải xác định hình thức tốt nhất để truyền đạt thông điệp chủ định. Hình thức này được gọi là mã hóa.
Tùy theo điều kiện cụ thể và môi trường, thông điệp có đời sống riêng của nó, có quá trình phát sinh, phát triển và suy thoái. Thông điệp được chuyển tải đến đối tượng tiếp nhận trong thời gian dài có thể giảm hoặc mất đi tính hấp dẫn. Sự thay đổi về xã hội cũng có thể làm cho thông điệp không còn phù hợp, do đó người làm truyền thông phải chú ý nắm bắt sự chuyển biến xã hội, nhu cầu, tâm lý, tình cảm của đối tượng tiếp nhận để “làm mới” thông điệp cả về nội dung và hình thức.
Vị trí của thông diệp
Trong Mô hình truyền thông 2 chiều của Shannon và Weaver năm 1948 ví trí của Thông điệp được sơ đồ hóa như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ truyền thông 2 chiều của Shannon và Weaver năm 1948
Trong đó:
Chủ thể truyền thông (hay nguồn hoặc đầu phát) là yếu tố thông tin tiềm năng và khởi xướng thực hiện truyền thông, có thể đó là cá nhân nói, viết, vẽ hoặc làm động tác… Bên cạnh đó, chủ thể truyền thông cũng có thể là một nhóm người hoặc một tổ chức truyền thông như Đài phát thanh truyền hình, một tờ báo hay rạp chiếu phim. Đây là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả của quá trình truyền thông.
Thông điệp Người nhận Giải mã Mã hóa Chủ thể Phương tiện truyền thông Nhiễu Phản ứng đáp lại Phản hồi
Mã hóa: là quá trình biến suy nghĩ được truyền tải trong thông điệp. Chủ thể truyền thông xác định cách người nhận sẽ nhận thông điệp và điều chỉnh sao cho thông điệp được hiểu theo cách họ muốn.
Thông điệp (nội dung): là nội dung thông tin được trao đổi, chia sẻ từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Có thể bằng tín hiệu, mã số, lời nói, cử chỉ, thái độ, chữ viết hoặc bất cứ tín hiệu nào mà con người có thể hiểu được và trình bày một cách có nghĩa. Nói cách khác, thông điệp được diễn tả bằng ngôn ngữ mà người cung cấp và người tiếp nhận có thể hiểu được.
Phương tiện truyền thông (kênh): là khả năng vận dụng các phương tiện có sẵn nhằm truyền tải thông điệp từ đầu phát đến người tiếp nhận hoặc từ nơi này đến nơi khác. Có rất nhiều phương tiện truyền thông được sử dụng hiện nay, như: báo in, truyền hình, radio, internet và mạng xã hội.
Giải mã: người tiếp nhận thông điệp và giải thích thông điệp cho chính họ. Cách giải mã thông điệp có thể khác nhau ở mỗi người nhận thông điệp, hay nói cách khác, một thông điệp có thể được giải mã khác nhau ở những người nhận khác nhau.
Người nhận (công chúng):là độc giả, khán thính giả đại chúng, là đối tượng các phương tiện truyền thông muốn tiếp cận. Đây là yếu tố cuối cùng trong quá trình truyền thông, cũng là khâu cuối cùng quyết định kết quả, biến mục đích truyền thông từ khả năng thành hiện thực. Đó là việc tạo ra thay đổi về nhận thức, dẫn tới thay đổi về hành vi của người tiếp nhận, phù hợp với qui mô, tính chất và khuynh hướng của thông điệp.
Phản hồi: mỗi thông điệp có thể được hiểu và chấp nhận ở các mức độ khác nhau tùy theo kiến thức, thái độ của người tiếp nhận, đồng thời tùy thuộc vào người cung cấp thông điệp.
Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trong quá trình truyền thông (ví dụ như tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…), dẫn đến tình trạng thông tin, thông điệp bị hiểu sai. Nhiễu ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình truyền thông. Thông điệp càng qua nhiều khâu chuyển tiếp thì càng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhiễu.
Mô hình này cho thấy, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (chủ thể truyền thông), sau khi thông điệp được mã hóa sẽ truyền tải các kênh truyền thông, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp. Ngoài những đặc điểm chung kế thừa từ mô hình truyền thông của Lasswell, mô hình Shannon và Weaver còn bổ sung thêm yếu tố “nhiễu” có thể gây ảnh hưởng tới tính rõ ràng, sự chính xác của thông điệp hay làm giảm khả năng tiếp nhận thông điệp của người nhận. Ở mô hình hai chiều, công chúng tiếp nhận đóng vai trò quyết định trong quá trình truyền thông. Sự quyết định của công chúng không chỉ dừng ở việc tự do lựa chọn kênh truyền thông, tự do đón nhận thông điệp, mà công chúng còn tham gia trực tiếp (nếu họ muốn), trở thành một yếu tố trong mô hình truyền thông. Lúc này, bản thân công chúng trở thành một nguồn phát thông điệp. Trong mô hình này, sự áp đặt chủ quan của chủ thể thông điệp có ý nghĩa rất ít đối với quy trình truyền thông.
Với mô hình truyền thông đã trình bày, tác giả luận văn xác định vị trí của nghiên cứu trong mô hình này chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố thông điệp (phân tích thông điệp về văn hóa đọc).
Phân loại và hình thức thể hiện thông điệp:
Tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Leeson trong cuốn “Khi bạn trở thành tâm
điểm của truyền thông, bí quyết kiểm soát truyền thông”, đã phân loại thông điệp
truyền thông gồm các loại sau:
Thông điệp tin trong cuộc: Thông điệp này phải được đưa ra từ góc nhìn của bạn chứ không phải của người khác; đồng thời, thông điệp phải đi vào trọng tâm của sự việc và cung cấp được thông tin, góc nhìn hoặc cảm xúc mà bạn muốn người ta có được khi nghe tin hoặc xem tin.
Thông điệp lược thuật: Các bản tin thường trích dẫn khoảng 3 câu nói từ người phát ngôn; thông điệp thường cô đọng nhưng thể hiện được các ý chính của sự việc.
Thông điệp đối tác: Thông điệp này xác định được tác động của bản tin đối với người khác, cụ thể là thông tin này có ý nghĩa, thú vị và hữu ích ra sao? Thông điệp đó tác động đến cuộc sống người khác như thế nào.
Thông điệp dữ liệu: Thông điệp này là những con số, dữ liệu thống kê, ngày tháng và tỉ lệ phần trăm. Dữ liệu có tác dụng thuyết phục mọi người nhìn một vấn đề cụ thể theo góc độc khác; nhìn nhận một vấn đề chính xác, không thiên vị.
Thông điệp sắc thái: Thông điệp loại này được soạn ra nhằm làm rõ thông điệp dữ liệu, nó mang nội dung diễn dịch các số liệu và bày tỏ sự quan ngại với những ai đang chịu sự tác động. Ngoài ra, thông điệp sắc thái còn để liên kết số liệu với các giá trị và giúp minh họa các khái niệm phức tạp hoặc xa lạ. Tác giả chia thông điệp sắc thái thành bốn loại, gồm:
- Thông điệp sắc thái ngữ cảnh: Diễn dịch và giải thích ý nghĩa của số liệu.
- Thông điệp sắc thái quan ngại: Bộc lộ cho mọi người biết sự quan tâm của bạn.
- Thông điệp sắc thái tuyệt đối nhằm đáp lại lời công kích mạnh mẽ hoặc đề cao các giá trị.
- Thông điệp sắc thái tượng hình: Tạo ra một hình tượng ngôn từ và đơn giản hóa một thông điệp phức tạp.
Theo tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2012), có nhiều loại thông điệp truyền thông nhưng tựu chung có 4 loại cơ bản như sau:
- Thông điệp đích là thông điệp của cả chiến dịch truyền thông hướng tới. - Thông điệp cụ thể (có thể gọi là thông điệp bộ phận) là thông điệp cấu thành thông điệp đích của chiến dịch truyền thông.
- Thông điệp tài liệu là loại thông điệp ẩn chứa trong các tài liệu, dữ liệu… loại thông điệp này dễ nhận biết vì nó biểu hiện cụ thể, có thể nhìn thấy bằng trực quan.
- Thông điệp ẩn là loại thông điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy tích cực, năng lực trừu tượng hóa, cảm nhận tinh tế và thậm chí sự liên tưởng với những vấn đề kinh tế, văn hóa- xã hội đã và đang đặt ra.
Các yếu tố tạo nên thông điệp truyền thông hiệu quả:
Trong thực tế, tùy theo điều kiện hình thành và phát triển lịch sử - văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng hay nhóm công chúng - nhóm đối tượng, có sắc thái nhận thức khác nhau về lý trí và tình cảm khác. Vì vậy, nhiệm vụ của truyền thông báo chí là phải nghiên cứu nắm bắt đặc thù tâm lý tiếp nhận của từng nhóm
đối tượng cụ thể nhằm thiết kế thông điệp phù hợp. Trong cuốn “Truyền thông lý
thuyết và kỹ năng cơ bản” (2012), tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng
cho rằng thông điệp có thể tác động đến đối tượng tiếp nhận dù thông qua con đường tình cảm hay lý trí nhưng cuối cùng cũng phải tác động được tới quá trình nhận thức - lý trí, khi đó cơ sở nhận thức của hành vi mới mang tính bền vững.
Dựa vào tác động của nhận thức, hai tác giả chia ra năm giai đoạn của thông điệp: - Làm cho nhóm đối tượng nhận biết thông điệp;
- Nhóm đối tượng nhận thức, hiểu biết thông điệp; - Nhóm đối tượng chấp nhận thông điệp;
- Làm cho đối tượng tin tưởng thông điệp;
- Đối tượng hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp.
Hai tác giả cũng đã nêu các luận điểm thiết kế thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí và tình cảm. Theo đó, một thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí cần chú ý tính logic của lập luận; những luận điểm, luận cứ, luận chứng phải rõ ràng. Bên cạnh đó, ngôn ngữ, các khái niệm phải chuẩn xác; các dữ liệu chứng minh phải xác thực và thuyết phục. Bố cục thông điệp rành mạch, rõ ràng nhằm giúp đối tượng tiếp nhận dễ tiếp thu. Còn thông điệp nhằm vào tình cảm thì cần chú trọng đến tình huống, hoàn cảnh, ngoại cảnh truyền thông; lời lẽ, ngôn từ và cách thức diễn đạt gần gũi, thân thuộc, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Trong hoạt động báo chí - truyền thông, hình thức thể loại phù hợp với nhóm công chúng đối tượng và vấn đề thông tin cũng cần được chú ý. Điển hình như với nhóm công chúng là giới trẻ, hình thức thể loại, sự sáng tạo, linh hoạt trong truyền tải thông điệp khá quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý tiếp nhận, nhận thức của thanh niên. Đối với nhóm công chúng này cần thiết kế thông điệp linh hoạt, hấp dẫn, ngắn gọn và dễ hiểu nhằm giúp nhóm đối tượng hướng đến dễ tiếp nhận.
Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra những yêu cầu tối thiểu của thông điệp trong truyền thông cá nhân để đạt hiệu quả là:
Nội dung thông điệp phải rõ ràng, cụ thể và chính xác. Nghĩa là thông điệp phải thật cụ thể, không nên nêu chung chung hoặc lý thuyết suông, mơ hồ, mà cần phản ánh đúng vấn đề, đảm bảo nguồn tin và nội dung thông tin chính xác.
Nội dung thông điệp phải liên quan đến nhu cầu của đối tượng. Cụ thể là thông điệp phải thu hút sự quan tâm của đối tượng tiếp nhận vì nội dung thông điệp gần gũi với những mong đợi, nhu cầu thường trực của họ. Đồng thời, phải thỏa mãn nhu cầu thiết thực của nhóm đối tượng (ví dụ nhu cầu về cơ hội học tập, hỗ trợ tư vấn; tình yêu - tình bạn của thanh niên…); phải góp phần hình thành nhu cầu cho đối tượng (ví dụ, sau khi được tư vấn, phụ nữ có nhu cầu khẳng định vị trí bình đẳng giới trong gia đình, cộng đồng).
Tạo ra sự tin cậy và tin tưởng cho người phát thông điệp. Nghĩa là nội dung thông điệp phải nhất quán, có cơ sở vững chắc cả về logic lập luận và tình cảm; có nguồn tin đáng tin cậy để người tiếp nhận thông tin tin tưởng vào nguồn phát thông điệp.
Tạo sự trao đổi các thông điệp trong truyền thông cá nhân. Hiểu một cách đơn giản thông điệp chính là “tin” - tức là cái để nói - thì “tin” phải là những điều mà người này nói ra trong khi người kia chưa biết hoặc đang cần biết. Vì vậy, thông điệp đưa ra phải mang nội dung thăm dò, khơi gợi nhu cầu về “tin” để đưa ra các thông điệp tiếp theo, cũng như gợi ý để được nhận các thông điệp có ích cho mình.
Tùy theo điều kiện cụ thể và môi trường, thông điệp có đời sống riêng của nó, có quá trình phát sinh, phát triển và suy thoái. Thông điệp được chuyển tải đến đối tượng tiếp nhận trong thời gian dài có thể giảm hoặc mất đi tính hấp dẫn. Sự thay đổi về xã hội cũng có thể làm cho thông điệp không còn phù hợp, do đó người làm truyền thông phải chú ý nắm bắt sự chuyển biến xã hội, nhu cầu, tâm lý, tình cảm của đối tượng tiếp nhận để “làm mới” thông điệp cả về nội dung và hình thức. Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (2012), đã nêu ra sáu yêu cầu của thông điệp là:
Thứ nhất, thông điệp phải phù hợp công chúng - nhóm đối tượng và thể hiện
rõ mục tiêu của chiến dịch truyền thông. Điểm quan trọng nhất là sự hài hòa giữa mục tiêu của chủ thể chuyển tải thông điệp đến công chúng và thông điệp có đáp ứng nhu cầu, mong đợi của công chúng - nhóm đối tượng hay không. Vì vậy, trước