Y 2.3.3 Ngôn ngữ
2.4.2. Hạn chế trong việc truyển tải những thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện
báo điện tử khảo sát.
Qua khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc truyền tải thông điệp văn hóa đọc trên các báo điện tử như sau;
- Tỷ lệ nội dung phản ánh chưa đồng đều
Để phát triển văn hóa đọc thì các thông điệp về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là rất quan trọng tuy nhiên thông điệp này được phản ánh còn hạn chế. Do đó việc tăng cường những bài viết mang thông điệp này cùng những chính sách hỗ trợ sẽ là những thông tin cần thiết cho việc phát triển văn hóa đọc.
- Chưa biết khai thác tối đa tính đa phương tiện trong các bài viết
Xét về tình hình chung thì các báo điện tử đã biết khai thác tính đa phương tiện trong bài viết tuy nhiên không đồng đều. Có báo thì gần như bài nào cũng có tích hợp âm thanh (audio), ví dụ như báo Dân Trí, ngược lại như Vnexpress thì không sử dụng hình thức này trong bài viết. Hay video cũng được sử dụng với tỷ lệ rất cao trên Dân Trí và Vnexpress, nhưng TPO thì còn khá khiêm tốn khi kết hợp hình thức này trong bài viết.
- Thể loại bài viết còn hạn chế
Theo kết quả khảo sát cũng cho thấy, số bài viết đăng tải chủ yếu là bài phản ánh mà thiếu các bài phân tích, bình luận. Vì thế, chưa có nhiều bài viết phân tích sâu
sắc các nội dung liên quan đến văn hóa đọc, nhất là những bài viết về những khó khăn cản trở cho việc phát triển văn hóa đọc thì rất càn sự phân tích, bình luận hay đánh giá các kết quả từ thực hiện các chủ trương, chính sách, nhu cầu người đọc hay hiện trạng văn hóa đọc của nước ta hiện nay…. từ đó chỉ ra được những nguyên nhân và đề xuất giải pháp phát triển sẽ tốt hơn rất nhiều những nội dung chỉ mang tính phản ánh sự kiện thông thường liên quan đến văn hóa đọc.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2 của luận văn, tác giả tập trung vào phân tích những nội dung quan trọng, đưa ra bức tranh thực trạng và đánh giá thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử thuộc diện khảo sát.
Với 910 bài viết đăng trên 03 báo trong 2 năm (2018-2020), thông điệp về văn hóa đọc gồm 7 vấn đề chính. Đó là các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đọc; Vai trò giá trị của sách; Những tấm gương điển hình trong công cuộc xây dựng phát triển văn hóa đọc; Khuyến đọc; Ứng dụng công nghệ mới xây dựng văn hóa đọc; Kết nối cộng đồng yêu sách; nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách.
Ngoài ra, tác giả còn phân tích thực trạng phương thức chuyển tải thông điệp trên 03 báo về từ cách đặt tít, thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, tính đa phương tiện….. Nhìn chung, thông điệp về văn hóa đọc được 03 báo thể hiện rõ ràng, trung thực. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế cần được thay đổi và khắc phục để các thông điệp này được thể hiện đầy đủ tròn vẹn hơn và phản ánh sâu rộng hơn đến với công chúng cũng như những cơ quan quản lý.
Việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng và phân tích thông điệp về văn hóa đọc của Chương 2 sẽ là cơ sở để đến Chương 3 tác giả luận văn đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng thông điệp về văn hóa đọc trên 03 báo điện tử trong thời gian tới.
Chương 3
GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG THÔNG ĐIỆP VỀ VĂN HÓA ĐỌCTRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Sự phát triển của CNTT và truyền thông đã làm thay đổi phương thức truyền tải thông tin, văn hóa đọc đã phát triển ở trình độ cao hơn. Đối tượng đọc không chỉ giới hạn ở sách mà bao gồm nhiều dạng tài liệu từ truyền thống đến hiện đại. Đây là cơ hội mới để phát triển văn hóa đọc và mở ra một xu hướng văn hóa đọc mới trong thời hiện đại.
Thực chất, sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi các công cụ kỹ thuật trong việc quản lý, lưu trữ, truyền tải, tìm kiếm…thông tin theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, khả năng tiếp cận với thông tin, tri thức của con người được mở rộng tới vô tận. Như vậy, văn hóa đọc cũng chịu tác động của khoa học công nghệ và mang dấu ấn của nền văn minh thời đại. Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế . Sách điện tử sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Từ sự thay đổi về phương tiện, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.
Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là ôm quyển sách giấy ngồi trong phòng, mọi người có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Song chính sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút giới trẻ theo dõi, từ đó cộng đồng càng trở nên lơ là việc đọc sách.
Nhóm nghiên cứu Picodi đã tiến hành một cuộc khảo sát liên quan đến thói quen đọc sách và mua sách của người Việt và một số quốc gia khác. Khảo sát được thực hiện vào tháng 3/2019 và thu về kết quả từ 7.800 người đến từ 41 quốc gia. Có 54% người được hỏi đã mua sách giấy tại cửa hàng truyền thống và 29% đặt mua sách giấy tại cửa hàng sách online. Trong khi đó, tỷ lệ người mua sách ebook và sử dụng nền tảng đọc sách online có trả phí đều chỉ chiếm 1%. Dù sách giấy vẫn chiếm ưu thế trong thói quen đọc sách của người trẻ Việt nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, sách điện tử sẽ sớm phổ biến trong tương lai gần. Sách điện tử là xu hướng tất
yếu, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trong 5 năm trở lại đây, sách điện tử được phổ biến rất tốt ở các đơn vị xuất bản, công ty xuất bản. Đối với nhiều độc giả trẻ ít đọc sách, họ thường chọn lựa đọc sách điện tử. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thư viện & Nghiên cứu Khoa học Thông tin cho thấy trong số 143 học sinh lớp 10, hầu hết đều chuộng máy đọc sách điện tử hơn. Bởi một máy đọc sách điện tử có nhiều điểm tương đồng với các thiết bị điện tử mà giới trẻ sử dụng mọi lúc, như điện thoại thông minh hoặc iPad, hơn là một cuốn sách giấy. Tại Trung Quốc, giới trẻ rất ưa chuộng sách điện tử và sách nói vì tính tiện lợi. Tuy phát triển muộn hơn sách điện tử, nhưng sách nói đang chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa đọc của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Như vậy, sự phát triển rộng rãi của sách điện tử trong tương lai là điều có thể dễ dàng nhìn thấy. Sách điện tử sẽ không chỉ còn là những dòng chữ đơn điệu trên màn hình đọc mà sẽ có sự xuất hiện của các thành phần đa phương tiện kết hợp công nghệ thực tế ảo và thực tại tăng cường. (Trích trong bài Đọc sách thời @: Giới trẻ thích đọc sách giấy hay sách điện tử? trên báo Pháp luật Việt Nam đăng 23/8/2020 của Hà Trang)
Như vậy xu hướng văn hóa đọc hiện nay và trong thời gian sắp tới có nhiều đổi thay, tuy nhiên mục đích cao nhất của việc đọc sách vẫn là tiếp thu kiến thức Do đó việc truyền tải thông điệp về văn hóa đọc có một vai trò rất quan trọng với công chúng đặc biệt là trên báo điện tử - một phương tiện thu hút nhiều lượt theo dõi nhất hiện nay.Để nâng cao hiệu quả truyền thông những thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử, tác giả luận văn xin được đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp như sau: