Y 2.3.3 Ngôn ngữ
2.2.5. Thông điệp Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa
đàm xây dựng thói quen đọc sách’, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng với câu chuyện thành công của họ đều bắt nguồn từ sở thích đọc sách để làm nguồn cảm hứng, khuyến khích công chúng học và làm theo. Và quan trọng là thông điệp này đã tiếp cận được đến rất nhiều đối tượng độc giả khác nhau, thu hút họ và khích lệ họ.
2.2.5. Thông điệp Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng và phát triểnvăn hóa đọcvăn hóa đọc văn hóa đọc
Công nghệ số là thành tựu vĩ đại của văn minh nhân loại. Công nghệ số mang lại nhiều tiện ích cho việc phát triển văn hóa đọc, kích thích nhu cầu đọc, nâng cao khả năng cơ hội học tập nghiên cứu cho mọi người. Mặt khác công nghệ số cũng thể hiện nhiều mặt trái, bất lợi cho độc giả. Song ở khía cạnh khảo sát bài viết trên 03 báo với thông điệp Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc, tác giả xin được bàn luận đến mặt tích cực của công nghệ số. Nhờ có công nghệ số mà việc đọc đã trở nên dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng và người đọc có rất nhiều sự lựa chọn. Tài nguyên số vô cùng phong phú và đa dạng. Mọi thông tin được cập nhật thường xuyên, thỏa mãn các yêu cầu tìm kiếm của người
dùng. Chỉ với một cú click chuột hay một cái chạm vào màn hình, cả thế giới của tri thức sẽ nằm trong lòng bàn tay của bạn.
Tổng số bài viết mang thông điệp này trên 03 báo là 76/910 bài chiếm 8%. Trong đó TPO với 31/305 bài chiếm 10%, Dân Trí với 19/205 bài chiếm 6% trong khi đó Vnexpress với 26/300 bài chiếm tỷ lệ 9% so với các thông điệp khác của báo.
TPO Dân Trí Vnexpress
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ bài viết mang Thông điệp Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc
TPO ngày 20/12/2018 có dăng bài ‘Thư viện thông minh giúp bạn nhỏ học STEM, phòng tránh xâm hại”. Hệ thống thư viện thông minh lưu động vừa ra mắt đã được tích hợp các phương tiện học tập theo phương pháp khoa học STEM, lập trình rô-bốt... Đồng thời, không gian trải nghiệm này còn cung cấp cho các em học sinh các kiến thức tự chăm sóc thân thể, phòng chống nạn xâm hại.
Ngày 02/11/2019, bài Dùng thư viện bằng smartphone - “ứng dụng 4.0” thiết thực trong trường đại học. Trải nghiệm phiên bản đầu tiên của LIBHUTECH, Phạm Thi (sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện) chia sẻ: “Ứng dụng này có thể chạy trên hệ điều hành Android và iOS nên phù hợp cho tất cả các điện thoại mà sinh viên hiện nay đang dùng. Ngoài ra, cách phân loại tài liệu theo môn học giúp em chủ động hơn rất nhiều, có thể mở rộng phạm vi đọc chứ không chỉ dựa vào danh mục tài liệu mà giảng viên giới thiệu trong lớp”.
Ngày 25/04/2020, bài: Trải nghiệm ‘cây ATM sách’ miễn phí đầu tiên tại Hà Nội. các “cây ATM” từ thiện hỗ trợ người gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 đã trở thành một hình ảnh thật đẹp. Mới đây, Hà Nội đã có thêm ‘ATM’ sách đầu tiên chính thức hoạt động tại phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc giống máy bán hàng tự động nhưng mặt hàng là sách và hoàn toàn miễn phí. Đây chính là một minh chứng cho việc ứng dụng công nghệ vào việc phát triển văn hóa đọc. Trên trang chuyên mục Sinh viên của TPO ngày 27/10/2020 đã đăng bài viết phản ánh hiện nay nhiều trường đại học đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây dựng các thư viện 4.0, kết nối toàn cầu, với không gian "sang chảnh" nhằm thu hút sinh viên đến thư viện nghiên cứu và học tập. Đây chính là một nỗ lực của trường học nhằm bắt kịp với sự thay đổi của thời cuộc: “Tại đây, sinh viên có thể mượn sách, tìm sách, đặt chỗ học chỉ bằng một chiếc điện thoại, kết nối và truy cập các tài liệu kinh tế hoàn toàn tự động. Sinh viên chỉ cần đặt lịch trên điện thoại và quét mã code khi vào thư viện thì hệ thống đèn chiếu sáng và máy lạnh sẽ tự động bật khi bước vào phòng mà không cần đến người quản lý. Các tài liệu nghiên cứu, bài báo khoa học, sách được số hóa để sinh viên tìm kiếm và đọc ngay trên điện thoại, khắc phục được việc tra cứu trên Google nhưng vẫn không tìm thấy. Theo lãnh đạo trường ĐH Tôn Đức Thắng, sứ mệnh của thư viện là truyền cảm hứng nghiên cứu, học tập và khai phá năng lực tiềm ẩn trong mỗi giảng viên, học viên và sinh viên. Đây là thư viện tiên phong ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ mới trong quản lý vận hành, quản lý khai thác và quản lý phát triển, gồm hệ thống phần mềm ALEPH với tính năng nổi bật là phân hệ quản lý tài liệu theo khóa học cùng các ứng dụng khác như: Primo Central Index, SFX và Metalib của Công ty Ex Libris…”
Trong bài “Những cuộc thi truyền cảm hứng đọc sách đến sinh viên” (06/05/2020) có đoạn viết Dự án Fanpage Trạm sách tuổi xanh dành cho các bạn trẻ thích đọc sách, viết văn được Hội Sinh viên tỉnh Đồng Nai chính thức khởi động vào ngày 21/4 nhân kỷ niệm Ngày Sách Việt Nam. “Với sứ mệnh tạo sân chơi bổ ích, giúp gắn kết những tâm hồn đam mê đọc sách, đăng tải những bài viết thật ý nghĩa, chất lượng nhằm truyền tải những thông điệp hay nhất đến người đọc, góp phần phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng”
Báo Dân trí với tỷ lệ bài mang thông điệp Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc có phần khiêm tốn hơn số lượng bài trên TPO, song báo Dân Trí cũng có một số bài viết phản ánh như “PTI tiếp tục đầu tư công nghệ cho nhiều trường học” (23/11/2020). Các thiết bị này nhằm đem đến mô hình giáo dục đa tương tác, tạo một không gian học cởi mở, giúp các em học sinh và thầy cô giáo khai thác được kho tàng kiến thức khổng lồ trên thế giới, làm sinh động hơn các kiến thức mới. Đồng thời, các thiết bị cũng từng bước tạo cho các em học sinh thói quen khai thác nguồn tài nguyên tri thức tốt thông qua Internet trong thời đại công nghệ số đang ngày một phát triển, đặt nền móng cho việc hỗ trợ nhà trường đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, nâng cao năng suất và hiệu quả giảng dạy cho nhà trường. Hay như bài “Ngày hội sách: Khuyến khích phụ huynh hướng dẫn con đọc sách điện tử” (10/04/2020) với những nội dung đáng chú ý: “Vận động, khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các câu lạc bộ đọc sách với nhiều hình thức hoạt động đa dạng như sử dụng mạng xã hội (facebook, youtube...) để tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ. Khuyến khích phụ huynh đọc sách cùng con tại nhà (đọc sách giấy, sách điện tử,...); hướng dẫn cho con biết cách sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử để truy cập internet và tìm đọc những cuốn sách hay phù hợp với lứa tuổi.”, Bài viết “Khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia 2020” (19/04/2020). Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 đã thu hút 49 đơn vị xuất bản tham gia gồm 24 nhà xuất bản và 25 công ty phát hành sách lớn trên cả nước, với số lượng sách giới thiệu khoảng 10.000 đầu sách in và tiếp cận kho sách điện tử đến 10.000 đầu sách. Trên cơ sở phát triển tính năng tiện ích để kết nối bạn đọc, Hội sách còn tổ chức nhiều sự kiện giao lưu trực tuyến độc giả với các nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu, doanh nhân, nghệ sĩ người làm công tác xuất bản trên cả nước để chia sẻ các chủ đề văn hóa đọc.
Vnexpress lại đưa khá nhiều bài viết mang thông điệp ứng dụng công nghệ trong việc đọc sách ở nước ngoài để giới thiệu đến độc giả trong nước như “Sinh viên Trung Quốc sáng chế thiết bị đọc sách bằng cách… chớp mắt”, “Google cung cấp miễn phí kho sách kinh điển” hay “Sáng kiến máy tặng sách tự động ở trường học Mỹ”. “Đội quân robot phân loại 1.500 cuốn sách mỗi giờ tại Trung Quốc”. Bên
cạnh đó là loạt bài về việc cải tổ một số thư viện trong nước áp dụng công nghê số để phục vụ công việc học tập và nghiên cứu như: “Thư viện thay đổi thế nào trong thời đại số’, “Thư viện số cho học sinh tự học”, “Thư viện số dành cho học sinh và giáo viên cả nước”, ‘Cần thiết xây dựng thư viện bài giảng số quốc gia”
Sau khi khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy Thông điệp về Ứng dụng công nghệ trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc được truyền tải trên cả 03 báo với số lượng tuy không nhiều nhưng cũng phần nào phản ánh được một số chuyển đổi thích ứng với công nghệ trong công cuộc phát triển văn hóa đọc của nước ta.