Y 2.3.3 Ngôn ngữ
2.3. Phương thức truyền tải thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử khảo sát.
khảo sát.
2.3.1. Về cách đặt tiêu đề (tít)
Xét về mặt thuật ngữ thì tít báo còn được gọi là nhan đề, đầu đề, tiêu đề... nhưng thuật ngữ tít dược sử dụng rộng rãi bởi đây vừa là thuật ngữ báo chí vừa là một từ nghề nghiệp. Đặt đầu đề cho bài báo là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo. Bài báo rất hay nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả. Bởi tít bài báo tác động vào thị giác để độc giả quyết định có đọc, tiếp tục tìm hiểu nội dung bài báo hay không. Kết quả khảo sát cho thấy, có 38% tít bài viết là một ngữ, 62% tít bài là cấu trúc một câu, trong đó tít là câu tường thuật chiếm tỷ lệ cao 60%, tít dạng câu hỏi chiếm 2%.
Cách đặt tít Tỷ lệ (%)
Rút từ nội dung chính của bài 95%
Rút từ ẩn ý của nhân vật 2%
Trích từ một câu của nhân vật trong bài 2%
Một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… 0%
Trích dẫn trả lời của cấp có thẩm quyền 1%
Khác 0%
Bảng 2.1 Tỷ lệ cách rút tít bài báo trên TPO, Dân Trí, Vnexpress
Tỷ lệ cấu trúc là một câu chiếm 62% cũng là khá cao, nguyên nhân việc đặt tít cũng tùy thuộc vào tôn chỉ mục đích của mỗi báo, chủ đề và nội dung bài báo lẫn phong cách của tác giả. Xét về cách đặt tít, kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 95% tiêu đề bài viết được rút từ nội dung chính của bài viết. Điều đó cho thấy, các tác giả chú ý đến việc chọn lọc, tóm lược nội dung thông tin muốn chuyển tải đến độc giả.
2.3.2. Thể loại
Kết quả khảo sát 910 bài viết thì có 44 tin (chiếm 5%), 732 bài phản ánh (chiếm 80%), 13 bài phỏng vấn (chiếm 1%), 34 bài bình luận (chiếm 4%), 50 bài ký sự (chiếm 5%) và 59 bài thuộc thể loại tương tác, ý kiến phản hổi của độc giả, trắc nghiệm (chiếm 6%).
2.14% 70.95% 3.06% 7.65% 15.29% 0.92% TPO Tin Phản ánh Phỏng vấn
Bình luận Ký sự Tương tác, trắc nghiệm
Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ số lượng các bài viết theo thể loại đăng trên TPO.
2.98% 93.71% 0.99% 0.66% 1.66% Dân Trí Tin Phản ánh Phỏng vấn Bình luận Ký sự Tương tác, trắc nghiệm
9.03% 70.00% 2.26%2.26% 16.45% Vnexpress Tin Phản ánh Phỏng vấn
Bình luận Ký sự Tương tác, trắc nghiệm
Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ số lượng các bài viết theo thể loại đăng trên Vnexpress
Qua khảo sát, người viết nhận thấy các bài viết mang thông điệp về văn hóa đọc trên 03 báo chủ yếu là thể loại bài viết phản ánh với tỷ lệ 80% tổng số bài viết. Điều này cũng dễ hiểu bởi thể loại này cho phép khai thác thông tin nhiều khía cạnh về văn hóa đọc.
Đặc trưng của thể loại phản ánh là các sự kiện, vấn đề xuất hiện trong bài phản ánh mang tính chất toàn diện, trước hết về quy mô, nó bao quát một cách tương đối toàn bộ không gian, thời gian mà sự kiện, vấn đề diễn ra. Các bình diện, các mối quan hệ, toàn bộ quá trình lịch sử cũng như xu hướng vận động của sự kiện, vấn đề được phân tích, đánh giá trong bối cảnh cụ thể, ít nhất là gắn liền những mối quan hệ chính yếu của chúng với các tiến trình, các hiện tượng xung quanh. Bài phản ánh chủ yếu phản ánh vấn đề, sự kiện đã tương đối định hình, cho phép nhà báo có thể thấy được một cách khá đầy đủ các bình diện, khía cạnh về văn hóa đọc rất đa dạng và phong phú.
Với thể loại tin, đây là thể loại đi đầu và phản ánh nhanh, kịp thời các sự kiện, vấn đề thời sự nhằm cung cấp thông tin mới nhất cho cho công chúng. Thể loại tin được xem là thể loại cơ bản, xung kích nhất trong các thể loại báo chí. Tin phản ánh nhanh sự kiện vừa, đang hoặc sắp xảy ra những sự việc có ý nghĩa xã hội và được nhiều người quan tâm; đồng thời, đáp ứng nhu cầu của công chúng về nhận biết những cái mới xảy ra để biết và có những hành động đúng đắn. Về đặc điểm
của tin, so với các thể loại khác, tin là thể loại xuất hiện sớm nhất, có tính phổ biến nhất, thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong phản ánh sự kiện mới. Tin trên báo điện tử có một tính năng mà báo giáy không thể làm được đó là có thể cập nhật liên tục. Số lượng tin trên cả 03 báo không nhiều, với 44 tin chiếm 5% tổng số tin của 03 báo trong đó Vnexpress nhiều nhất với 28 tin,
Ký sự là một thể thuộc loại hình ký nhằm ghỉ chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Ký sự có những đặc điểm chung với bút ký như : viết về người thật việc thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến ; cốt truyện khống chặt chẽ như trong truyện ; sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật,… Song ở ký sự, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ky, tuỳ bút.Tỷ lệ bài viết thuộc thể loại Ký sự chỉ chiếm 5% trong đó số lượng bài tập trung nhiều trên TPO với 50 bài, đây cũng là một thế mạnh đặc trưng của Tiền Phong so với 02 báo còn lại.
Thể loại Phỏng vấn thể hiện dưới hình thức hỏi - đáp giữa nhà báo với một nhân vật nào đó về một sự kiện; vấn đề quan trọng hoặc quan điểm, ý kiến, phẩm chất của con người tiêu biểu. Thể loại này được sử dụng khi cần cung cấp thông tin nhanh chóng về một sự kiện, vấn đề vừa hoặc đang diễn ra. Khi một chủ trương, chính sách mới được ban hành cần phỏng vấn để giải thích, làm rõ các vấn đề liên quan. Hoặc khi có sự kiện, vấn đề xảy ra mà công chúng chưa thống nhất cách hiểu, hoặc hiểu chưa đủ, phỏng vấn sẽ cung cấp thông tin, giúp công chúng hiểu đúng, hiểu đủ để có cách ứng xử phù hợp; khi muốn tôn vinh việc làm, hình ảnh của nhân vật nào đó. Khảo sát trên 03 báo cho thấy số lượng bài ở thể loại phỏng vấn liên quan đến văn hóa đọc chỉ có 13 bài chiếm tỷ lệ 1% trên tổng số bài viết và cũng tập trung nhiều ở TPO.
Thể loại bình luận có nhiệm vụ giải thích, cắt nghĩa một vấn đề trong cuộc sống, qua dó hướng dẫn cách nhìn nhận cho công chúng. Đối tượng của bình luận là các sự kiện, vấn đề thời sự có tính phức tạp, chưa được thống nhất về cách nghĩ, cách hiểu. Khảo sát trên 03 báo cho thấy số lượng bài ở thể loại bình luận liên quan đến văn hóa đọc chỉ có 34 bài chiếm tỷ lệ 4% trên tổng số bài viết và cũng tập trung nhiều ở TPO.
Ngoài các thể loại trên, khảo sát những bài viết trên 03 tờ báo, tác giả luận văn còn nhận thấy một dạng bài viết khác mà chỉ có ở báo điện tử, đó là dạng bài mang tính tương tác phản hồi, trình bày ý kiến từ độc giả theo những chủ để của báo đưa ra hoặc của chính công chúng viết lên để độc giả phản hồi. Với thể loại bài mang tính tương tác này sẽ tìm thấy rất nhiều trên Vnexpress có 51 bài chiếm 6% so với các thể loại khác. Thể loại này chính là một đặc trưng của báo điện tử mà Vnexpress là một ví dụ điển hình. Ví dụ như một ý kiến độc giả về “tủ sách và ngôi nhà cái nào cần thiết hơn” thì ngay lập tức có rất nhiều bài viết phản hồi chứ không chỉ dừng lại ở mục bình luận. Một loat các ý kiến khác được đưa lên theo dòng chủ để trên như: “Ngôi nhà' và 'tủ sách' không phân nặng - nhẹ”, “Cho con ngôi nhà trước khi nghĩ đến tủ sách”, Tủ sách 'cần câu' - ngôi nhà 'con cá'…hay các chủ đề khác như: “'Đọc sách, để bớt cử nhân chạy xe ôm công nghệ', “Xã hội mất thói quen đọc sách, hành vi vô văn hóa tăng dần”, “Ép buộc đọc sách”, “Nhiều người đọc sách chỉ để lấy số lượng nên nghèo là phải”… xoay quanh một ý kiến về việc “Đọc sách để làm gì”
Hình 1.5 Minh họa về bài viết ý kiến độc giả về chủ đề của tòa soạn Vnexpress
2.3.3. Ngôn ngữ
Để có cái nhìn tổng thể cũng như đưa ra nhận định khái quát về ngôn ngữ sử dụng trong truyền tải thông điệp về văn hóa đọc, người viết đã tìm thấy những ngôn ngữ thể hiện chính trong các bài báo là ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chính luận.
Chính luận Đời thường Khoa học 0 50 100 150 200 250 300 350
Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ bài sử dụng ngôn ngữ trên 03 báo khảo sát
Khảo sát 910 bài viết, tác giả nhận thấy nhìn chung các bài viết trên 03 báo dùng ngôn ngữ đời thường với 886 bài viết chiếm tỷ lệ 97%, kế tiếp là ngôn ngữ chính luận với 17 bài chủ yếu trên báo TPO chiếm tỷ lệ 2%, ngôn ngữ khoa học chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 2 bài trên TPO. Trong khi dó các bài khảo sát trên Dân Trí và Vnexpress thì chỉ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đời thường. Điều này sẽ khiến cho những bài viết trở nên gần gũi hơn, từ đó giúp việc chuyển tải thông điệp văn hóa đọc cho công chúng cũng hiệu quả hơn.
2.3.4. Hình ảnh minh họa
Hình ảnh tĩnh (still image) bao gồm ảnh chụp và hình họa là thành phần được dùng nhiều và đóng vai trò quan trọng vào thành công của tác phẩm báo chí nói chung cũng như sản phẩm của báo mạng điện tử nói riêng. Một bức ảnh được chụp đúng khoảnh khắc gắn liền với sự việc, sự kiện sẽ làm nổi bật cảm xúc, nhấn mạnh những thông tin qua ảnh sẽ nhanh chóng, dễ dàng và hấp dẫn hơn qua chữ viết. Chỉ cần nhìn thoáng qua bức ảnh đi kèm tin hoặc bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra bài viết cũng như quyết định có nên đọc bài báo đó hay không. Ảnh tĩnh trên báo điện tử có thể đứng độc lập, có thể kết hợp với văn bản hoặc dùng làm đường dẫn tới các nội dung khác.
.
Hình 1.6 Thư viện trường ĐH Tôn Đức Thắng được thiết kế bởi chính đội ngũ giảng viên, sinh viên của trường.- Nguồn báo Sinh viên/ Tienphong.vn
Việc bố trí những bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn sẽ làm người đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu khi tiếp cận thông tin. Ngoài ra, nó còn là một công cụ giúp mắt người đọc nghỉ ngơi thư giản, thoải mái hơn khi đọc các bài viết dài. Số lượng ảnh sử dụng minh họa phù hợp cho 1 bài viết khoảng từ 3-5 ảnh, còn tùy thuộc vào nội dung phản ánh. Báo điện tử lợi thế hơn các loại hình khác là có thể thoải mái đăng ảnh mà không bị hạn chế về số trang và có thể kéo dài xuống vô tận cho đến khi người đọc cảm thấy mỏi tay và không muốn chờ đợi quá trình load ảnh thêm nữa thì thôi.
Hình 1.7 Sử dụng đồ họa để minh họa trong bài viết “Hành Trình Từ Trái Tim - Hun đúc một thế hệ có Chí vĩ đại” – Nguồn Tienphong.vn
Ảnh động Ảnh tĩnh Đồ họa 0 50 100 150 200 250 300 350
Biểu đồ 2.12 Tỷ lệ bài sử dụng minh họa trên 03 báo
Hình Minh họa
Báo Ảnh động Ảnh tĩnh Đồ họa
TPO 0 290 2
Dân Trí 0 209 3
Vnexpress 1 213 0
Tác giả luận văn đã lập bảng thống kê về các loại hình ảnh minh họa của 910 bài khảo sát trên 03 báo ở 3 dạng Ảnh động, Ảnh tĩnh và Đồ họa. Song kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các bài viết sử dụng ảnh tĩnh để minh họa cho nội dung bài viết, một số bài sử dụng đồ họa trong đó ảnh động gần như không xuất hiện trong các bài khảo sát. Có 802 bài viết sử dụng ảnh tĩnh trên cả 03 báo, 5 bài viết sử dụng đồ họa thuộc báo Dân Trí và TPO và 1 bài sử dụng ảnh động minh họa cho bài viết thuộc Vnexpress. Trong 910 bài khảo sát có 88% bài minh họa bằng ảnh tĩnh liên quan đến văn hóa đọc, ngoài ra có 5 bài sử dụng đồ họa cũng sẽ khiến cho người đọc dễ nhận biết hơn về các chỉ số liên quan đến tình trạng đọc sách ở Việt Nam so với các quốc gia khác.
2.3.5. Tính tương tác
Từ trên chúng ta đã nhắc đến tính tương tác của các bài viết trên báo điện tử khảo sát. Đây là một đặc quyền của loại hình báo này. Tất cả các bài viết khảo sát đều có mục ý kiến bình luận dành cho độc giả bên dưới bài viết. Sự phản hồi và tương tác của công chúng trong báo chí có vai trò vô cùng quan trọng, hữu ích cho người làm báo. Không khó khăn như trên truyền hình, phát thanh hay báo in, sự phản hồi của công chúng trên báo điện tử được thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Bình luận (comment) của độc giả là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự quan tâm của độc giả đến vấn đề mà nhà báo đưa ra. Đây cũng là 1 dạng phản biện trực tiếp, nhanh chóng của độc giả đối với bài viết.
Từ những ý kiến bình luận của người đọc mà tòa soạn sẽ nắm bắt được nhanh “dư luận” về bài viết, đôi khi đó còn là ý kiến bổ sung cho bài viết. Bình luận trên báo điện tử không chỉ gói gọn trong việc “bình” và “luận” đối với các vấn đề dân sinh xã hội, hay chính sách... mà còn là sự gửi gắm tâm tư, tình cảm của công chúng. Đây chính là một kênh tương tác hữu hiệu giữa các tòa soạn điện tử với người đọc.
Hình 1.8 Minh họa phần tương tác bình luận của độc giả dưới mỗi bài viết
2.3.6. Tính đa phương tiện- Âm thanh (audio) - Âm thanh (audio)
Âm thanh (audio) là một trong các yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử có tác dụng tạo nên sự gần gũi hơn với người tiếp nhận thông tin bởi có sự xuất hiện của tiếng nói trong tác phẩm báo chí. Ngoài ra, nó còn làm tăng sức thuyết phục, tính chính xác của nội dung bài viết nhất là trong các trường hợp phỏng vấn nhân vật hay ghi âm lời nhân chứng. Theo kết quả khảo sát 910 bài viết trên 03 báo thì bài viết có cả phần Âm thanh đính kèm chủ yếu nằm trên báo Dân Trí với 245 bài, TPO có 1 bài và Vnexpress thì không có bài nào
- Video
Việc tích hợp video là một yếu tố quan trọng giúp báo mạng điện tử vượt qua những loại hình báo chí tồn tại trước nó. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện, gồm cả hình ảnh và âm thanh được kết hợp thêm những hình ảnh tĩnh, động và văn bản. Có thể nói báo mạng điện tử đã thâu tóm được toàn bộ những phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí.
Video được sử dụng trên báo mạng điện tử gồm các hình thức video minh họa cho bài viết, video dành riêng cho các Web, các chương trình video phát lại từ các chương trình truyền hình và các chương trình video theo yêu cầu. Các video được sử dụng trên báo mạng điện tử hiện nay chủ yếu là dạng FLV có dung lượng nhỏ, phù hợp với việc xem video trên Internet, ngoài ra cũng có sử dụng định dạng WMV, MPEG...có dung lượng lớn hơn.
“Trăm nghe không bằng một thấy” rõ ràng những sản phẩm báo mạng điện tử có tích hợp những video đã đem đến cho công chúng sự sống động hấp dẫn hơn nhiều so với khi chỉ có những hình ảnh tĩnh hay văn bản thông thường. Vì vậy, việc tích hợp video là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử cạnh tranh và tồn