Tính đa phương tiện

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 88)

Y 2.3.3 Ngôn ngữ

2.3.6. Tính đa phương tiện

- Âm thanh (audio)

Âm thanh (audio) là một trong các yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử có tác dụng tạo nên sự gần gũi hơn với người tiếp nhận thông tin bởi có sự xuất hiện của tiếng nói trong tác phẩm báo chí. Ngoài ra, nó còn làm tăng sức thuyết phục, tính chính xác của nội dung bài viết nhất là trong các trường hợp phỏng vấn nhân vật hay ghi âm lời nhân chứng. Theo kết quả khảo sát 910 bài viết trên 03 báo thì bài viết có cả phần Âm thanh đính kèm chủ yếu nằm trên báo Dân Trí với 245 bài, TPO có 1 bài và Vnexpress thì không có bài nào

- Video

Việc tích hợp video là một yếu tố quan trọng giúp báo mạng điện tử vượt qua những loại hình báo chí tồn tại trước nó. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện, gồm cả hình ảnh và âm thanh được kết hợp thêm những hình ảnh tĩnh, động và văn bản. Có thể nói báo mạng điện tử đã thâu tóm được toàn bộ những phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí.

Video được sử dụng trên báo mạng điện tử gồm các hình thức video minh họa cho bài viết, video dành riêng cho các Web, các chương trình video phát lại từ các chương trình truyền hình và các chương trình video theo yêu cầu. Các video được sử dụng trên báo mạng điện tử hiện nay chủ yếu là dạng FLV có dung lượng nhỏ, phù hợp với việc xem video trên Internet, ngoài ra cũng có sử dụng định dạng WMV, MPEG...có dung lượng lớn hơn.

“Trăm nghe không bằng một thấy” rõ ràng những sản phẩm báo mạng điện tử có tích hợp những video đã đem đến cho công chúng sự sống động hấp dẫn hơn nhiều so với khi chỉ có những hình ảnh tĩnh hay văn bản thông thường. Vì vậy, việc tích hợp video là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử cạnh tranh và tồn tại trong hệ thống truyền thông đại chúng. Theo kết quả khảo sát lượng bài có sử dụng video nhiều nhất cũng nằm trên báo Dân Trí với 33 bài, tiếp theo là Vnexpress với 39 bài và TPO là 13 bài.

Hình 1.9 Minh họa bài viết tích hợp Âm thanh và Video

1 2 3 0 50 100 150 200 250 300 Video Ám thanh - audio

Biểu đồ 2.13 Tỷ lệ bài sử dụng Video và Âm thanh trên 03 báo

Từ phần Âm thanh và Video khảo sát cho thấy Dân Trí là báo đi dầu trong việc đã tích hợp nhiều phương tiện cùng lúc để làm cho nội dung bài viết trở nên phong phú hấp dẫn hơn.

2.4.1. Ưu điểm trong việc truyển tải những thông điệp về văn hóa đọc trênbáo điện tử khảo sát.báo điện tử khảo sát. báo điện tử khảo sát.

Với nội dung thông điệp, các bài viết chuyển tải thông điệp về văn hóa đọc, TPO, Dân Trí, VNexpress đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chính xác cùng những phân tích, nhận định sắc sảo, làm nổi bật quan điểm, nhận xét đánh giá của người viết. Thông điệp mà các bài viết chuyển tải thuộc nhiều chiều, nhiều khía cạnh của đề tài. 14% 73% 57% 92% 8% 58% 19%

Thông điệp văn hóa đọc

Biểu đồ 2.14 Tỷ lệ phản ánh thông điệp văn hóa đọc trên 03 báo

Qua phân tích 7 nội dung thông điệp về văn hóa đọc, thì thông điệp Khuyến đọc chiếm tỷ lệ cao nhất là 92%, tiếp theo là tỷ lệ bài nói về vai trò, giá trị của sách với đời sống con người chiếm 73% rồi đến những bài mang thông điệp Kết nối cộng đồng yêu sách với tỷ lệ 58% và thông điệp về những tấm gương điển hình trong công tác phát triển văn hóa đọc chiếm tỷ lệ 57% cũng góp phần hun đúc, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng rất sâu rộng. Các bài phản ánh thông điệp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa đọc; Khó khăn tồn tại trong việc phát triển văn hóa đọc hay Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong phát triển văn hóa đọc tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn cả nhưng cũng đã góp phần tạo nên một bức tranh toàn diện về thông điệp văn hóa đọc trên báo điện tử hiện nay (trong phạm vi báo khảo sát)

Nhìn vào hệ thống biểu đồ phân tích dữ liệu trong chương 2, tác giả nhận thấy rằng, trong 7 nội dung thông điệp về văn hóa đọc thì báo Tiền Phong điện tử có số lượng bài chiếm tỷ lệ cao nhất và khá đồng đều ở tất cả những nội dung thông điệp mà tác giả để cập đến. Báo điện tử Dân Trí nổi bật với ứng dụng tính năng đa phương tiện, kết hợp nhiều hình thức thông tin như âm thanh và video trong bài viết. Còn báo điện tử Vnexpress nổi trội hơn cả ở tính tương tác với độc giả. Độc giả không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các ý kiến bình luận dưới mỗi bài viết mà còn có thể gửi bài phản hổi vào chuyên mục Ý Kiến, người đọc được làm chủ ý kiến của mình và trở thành một bộ phận sản xuât thông tin cho tòa soạn. Có lẽ điều này cũng đúng với tôn chỉ hoạt động của báo đã đưa ra: “độc giả là trên hết”

Như vậy các vấn đề, khía cạnh của văn hóa đọc đã được khai thác, phân tích, chuyển tải đến công chúng bằng nhiều thể loại khác nhau

5%

80%

1% 4% 5% 6%

Thể loại

Biểu đồ 2.15 Tỷ lệ thể loại tin bài văn hóa đọc trên 03 báo

Trong đó, bài phản ánh là thể loại có tỷ lệ cao nhất, giúp thông điệp được chuyển tải một cách toàn diện giúp cho độc giả có cái nhìn bao quát về vấn đề mà người viết đề cập đến. Điều đặc biệt là tỷ lệ bài viết mang tính tương tác đứng thứ 2 với 6%, điều này cho thấy đề tài về văn hóa đọc được độc giả rất quan tâm. Các bài được viết được rút tít từ nội dung chính của bài chiểm tỷ lệ cao nhất (95%) giúp cho bạn đọc dễ dàng tóm lược nội dung của bài. Các bài viết sử dụng ngôn ngữ đời

thường là chủ yếu (97%), giúp cho các thông điệp được chuyển tải một cách rõ ràng dễ hiểu và gần gũi với người đọc.

Điều dặc biệt là tính đa phương tiện của báo điện tử được tích hợp rất phong phú. Các bài viết đều sử dụng đa dạng hình ảnh minh họa, ảnh động, ảnh tĩnh đồ họa được trong bài báo. Các bài viết không chỉ có phần văn bản (text) mà còn có cả âm thanh và video trong bài viết. Điều này tạo cho các bài viết trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn người đọc. Giúp cho người đọc có cái nhìn chân thực, đa dạng đa chiều về nội dung bài viết phản ảnh. Đây là nét đặc trưng của báo điện tử so với loại hình khác. Rõ ràng với đặc tính ưu việt này thông điệp về văn hóa đọc được truyển đến người đọc theo những cách riêng mà loại hình báo khác không có được, mang đến cho người đọc nguồn thông tin sâu rộng và thăng hoa về cảm xúc.

2.4.2. Hạn chế trong việc truyển tải những thông điệp về văn hóa đọc trênbáo điện tử khảo sát.báo điện tử khảo sát. báo điện tử khảo sát.

Qua khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc truyền tải thông điệp văn hóa đọc trên các báo điện tử như sau;

- Tỷ lệ nội dung phản ánh chưa đồng đều

Để phát triển văn hóa đọc thì các thông điệp về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là rất quan trọng tuy nhiên thông điệp này được phản ánh còn hạn chế. Do đó việc tăng cường những bài viết mang thông điệp này cùng những chính sách hỗ trợ sẽ là những thông tin cần thiết cho việc phát triển văn hóa đọc.

- Chưa biết khai thác tối đa tính đa phương tiện trong các bài viết

Xét về tình hình chung thì các báo điện tử đã biết khai thác tính đa phương tiện trong bài viết tuy nhiên không đồng đều. Có báo thì gần như bài nào cũng có tích hợp âm thanh (audio), ví dụ như báo Dân Trí, ngược lại như Vnexpress thì không sử dụng hình thức này trong bài viết. Hay video cũng được sử dụng với tỷ lệ rất cao trên Dân Trí và Vnexpress, nhưng TPO thì còn khá khiêm tốn khi kết hợp hình thức này trong bài viết.

- Thể loại bài viết còn hạn chế

Theo kết quả khảo sát cũng cho thấy, số bài viết đăng tải chủ yếu là bài phản ánh mà thiếu các bài phân tích, bình luận. Vì thế, chưa có nhiều bài viết phân tích sâu

sắc các nội dung liên quan đến văn hóa đọc, nhất là những bài viết về những khó khăn cản trở cho việc phát triển văn hóa đọc thì rất càn sự phân tích, bình luận hay đánh giá các kết quả từ thực hiện các chủ trương, chính sách, nhu cầu người đọc hay hiện trạng văn hóa đọc của nước ta hiện nay…. từ đó chỉ ra được những nguyên nhân và đề xuất giải pháp phát triển sẽ tốt hơn rất nhiều những nội dung chỉ mang tính phản ánh sự kiện thông thường liên quan đến văn hóa đọc.

Tiểu kết chương 2

Trong Chương 2 của luận văn, tác giả tập trung vào phân tích những nội dung quan trọng, đưa ra bức tranh thực trạng và đánh giá thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử thuộc diện khảo sát.

Với 910 bài viết đăng trên 03 báo trong 2 năm (2018-2020), thông điệp về văn hóa đọc gồm 7 vấn đề chính. Đó là các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đọc; Vai trò giá trị của sách; Những tấm gương điển hình trong công cuộc xây dựng phát triển văn hóa đọc; Khuyến đọc; Ứng dụng công nghệ mới xây dựng văn hóa đọc; Kết nối cộng đồng yêu sách; nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách.

Ngoài ra, tác giả còn phân tích thực trạng phương thức chuyển tải thông điệp trên 03 báo về từ cách đặt tít, thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, tính đa phương tiện….. Nhìn chung, thông điệp về văn hóa đọc được 03 báo thể hiện rõ ràng, trung thực. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế cần được thay đổi và khắc phục để các thông điệp này được thể hiện đầy đủ tròn vẹn hơn và phản ánh sâu rộng hơn đến với công chúng cũng như những cơ quan quản lý.

Việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng và phân tích thông điệp về văn hóa đọc của Chương 2 sẽ là cơ sở để đến Chương 3 tác giả luận văn đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng thông điệp về văn hóa đọc trên 03 báo điện tử trong thời gian tới.

Chương 3

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG THÔNG ĐIỆP VỀ VĂN HÓA ĐỌCTRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Sự phát triển của CNTT và truyền thông đã làm thay đổi phương thức truyền tải thông tin, văn hóa đọc đã phát triển ở trình độ cao hơn. Đối tượng đọc không chỉ giới hạn ở sách mà bao gồm nhiều dạng tài liệu từ truyền thống đến hiện đại. Đây là cơ hội mới để phát triển văn hóa đọc và mở ra một xu hướng văn hóa đọc mới trong thời hiện đại.

Thực chất, sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi các công cụ kỹ thuật trong việc quản lý, lưu trữ, truyền tải, tìm kiếm…thông tin theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, khả năng tiếp cận với thông tin, tri thức của con người được mở rộng tới vô tận. Như vậy, văn hóa đọc cũng chịu tác động của khoa học công nghệ và mang dấu ấn của nền văn minh thời đại. Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế . Sách điện tử sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Từ sự thay đổi về phương tiện, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.

Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là ôm quyển sách giấy ngồi trong phòng, mọi người có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Song chính sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút giới trẻ theo dõi, từ đó cộng đồng càng trở nên lơ là việc đọc sách.

Nhóm nghiên cứu Picodi đã tiến hành một cuộc khảo sát liên quan đến thói quen đọc sách và mua sách của người Việt và một số quốc gia khác. Khảo sát được thực hiện vào tháng 3/2019 và thu về kết quả từ 7.800 người đến từ 41 quốc gia. Có 54% người được hỏi đã mua sách giấy tại cửa hàng truyền thống và 29% đặt mua sách giấy tại cửa hàng sách online. Trong khi đó, tỷ lệ người mua sách ebook và sử dụng nền tảng đọc sách online có trả phí đều chỉ chiếm 1%. Dù sách giấy vẫn chiếm ưu thế trong thói quen đọc sách của người trẻ Việt nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, sách điện tử sẽ sớm phổ biến trong tương lai gần. Sách điện tử là xu hướng tất

yếu, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trong 5 năm trở lại đây, sách điện tử được phổ biến rất tốt ở các đơn vị xuất bản, công ty xuất bản. Đối với nhiều độc giả trẻ ít đọc sách, họ thường chọn lựa đọc sách điện tử. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thư viện & Nghiên cứu Khoa học Thông tin cho thấy trong số 143 học sinh lớp 10, hầu hết đều chuộng máy đọc sách điện tử hơn. Bởi một máy đọc sách điện tử có nhiều điểm tương đồng với các thiết bị điện tử mà giới trẻ sử dụng mọi lúc, như điện thoại thông minh hoặc iPad, hơn là một cuốn sách giấy. Tại Trung Quốc, giới trẻ rất ưa chuộng sách điện tử và sách nói vì tính tiện lợi. Tuy phát triển muộn hơn sách điện tử, nhưng sách nói đang chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa đọc của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Như vậy, sự phát triển rộng rãi của sách điện tử trong tương lai là điều có thể dễ dàng nhìn thấy. Sách điện tử sẽ không chỉ còn là những dòng chữ đơn điệu trên màn hình đọc mà sẽ có sự xuất hiện của các thành phần đa phương tiện kết hợp công nghệ thực tế ảo và thực tại tăng cường. (Trích trong bài Đọc sách thời @: Giới trẻ thích đọc sách giấy hay sách điện tử? trên báo Pháp luật Việt Nam đăng 23/8/2020 của Hà Trang)

Như vậy xu hướng văn hóa đọc hiện nay và trong thời gian sắp tới có nhiều đổi thay, tuy nhiên mục đích cao nhất của việc đọc sách vẫn là tiếp thu kiến thức Do đó việc truyền tải thông điệp về văn hóa đọc có một vai trò rất quan trọng với công chúng đặc biệt là trên báo điện tử - một phương tiện thu hút nhiều lượt theo dõi nhất hiện nay.Để nâng cao hiệu quả truyền thông những thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử, tác giả luận văn xin được đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp như sau:

3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông thông điệp về vănhóa đọc trên báo điện tử.hóa đọc trên báo điện tử. hóa đọc trên báo điện tử.

3.1.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết truyền tải thông điệp văn hóa đọc trong cộng đồng

Những năm gần đây do thông tin Giải trí lên ngôi nên thông tin Văn hóa bị “lép vế” hơn. Điện ảnh, truyền hình, âm nhạc thuộc mảng Giải trí được công chúng

quan tâm nhiều hơn là văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng. Do đó cần phải nâng cao nhận thức của phóng viên trong công tác tuyên truyền thông điệp văn hóa đọc với cộng đồng. Nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của Nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w