Với cấp Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 105 - 107)

Y 2.3.3 Ngôn ngữ

3.2.1: Với cấp Đảng và Nhà nước

Đảng và Nhà nước cần có chủ trương, cơ chế chính sách, xây dựng được chiến lược cụ thể và lâu dài cho việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, coi đây là một việc rất quan trọng để nâng cao nhận thức cộng đồng.

Thành lập một Uỷ ban Quốc gia phát triển văn hoá đọc Việt Nam. Uỷ ban bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới đọc, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan tới đọc, đại diện các tổ chức xã hội: như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội khoa học kỹ thuật, Hội nông dân Việt Nam, Uỷ ban trực thuộc Chính phủ, do một Phó Thủ tướng phụ trách.

Khuyến khích và phát triển các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như Hội Tác gia, Hội Xuất bản, Hội Thư viện, Hội Thông tin tư liệu...

Tiến hành tổng điều tra văn hóa đọc trên quy mô cả nước định kỳ 05 năm một lần, nhằm đánh giá đúng thực trạng đọc sách hiện nay để có những định hướng đúng đắn trong phát triển văn hóa đọc.

Xây dựng thói quen đọc sách lành mạnh cho người đọc thuộc nhiều thành phần trong xã hội thông qua các tổ chức, các hình thức đọc sách như tuần đọc sách, tháng đọc sách, thi kể truyện theo sách …

Bộ giáo dục và đào tạo cần xây dựng và triển khai chương trình giáo dục kỹ năng đọc, xây dựng thói quen đọc như một môn học bắt buộc cho học sinh ngay từ cấp học mầm non đến tiểu học, trung học một cách có hệ thống.

Đảng và Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện cho báo chí tuyên truyền về văn hóa đọc, cần chủ động trong chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền; thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí, từ đó giúp các cơ quan báo chí tiếp cận thông tin nhanh, chính xác các quan điểm, chủ trương của Đảng về lĩnh vực phát triển văn hóa đọc.

Các cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan cần bố trí kinh phí cho các cơ quan báo chí tổ chức hoạt động truyền thông cho các sự kiện, cuộc thi liên quan đến việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc tại các địa phương, đơn vị. Đồng thời, cần có các cơ chế đãi ngộ, tổ chức các giải báo chí viết về văn hóa đọc để kịp thời động viên, khen thưởng phóng viên có thành tích cao.

Hiện nay các phương tiện truyền thông trên Internet là kênh thông tin có tác động lớn nhất đến dư luận xã hội. Vì vậy, việc “mượn” kênh thông tin này để giới thiệu sách đọc, tăng cường và triển khai việc tuyên truyền, quảng bá, định hướng thu hút bạn đọc; Truyền bá sách đọc có chất lượng cao từ nước ngoài và trong nước để định hướng cho văn hóa đọc phát triển. Bên cạnh đó, các cơ sở quản lý trang thông tin mạng, băng đĩa hình, sách báo cần thống nhất trong phương thức quản lý, tiếp nhận, trình bày để có những trang sách đẹp, hấp dẫn góp phần vào việc hướng dẫn, kích thích đọc.

Nhà nước đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phổ thông (cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, nơi học tập suốt đời cho mọi công dân), thư viện trường học có đủ kinh phí hoạt động và phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện tương ứng trong khối ASEAN, nhằm thu hút dân chúng sử dụng hệ thống thư viện công cộng đạt một tỷ lệ nhất định ngang tầm các nước tiên tiến, đảm bảo cho các em học sinh được sử dụng thư viện trường học như một công cụ học tập có hiệu quả và quan trọng hơn là xây dựng thói quen đọc và giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức trong thư viện cho thanh thiếu niên, kể cả khai thác tri thức trong môi trường điện tử.

Hệ thống xuất bản: Các cấp lãnh đạo Đảng ủy của hệ thống xuất bản cần cần được chú trọng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ lao động hàng năm, tổ chức

giới thiệu, quảng bá sách dưới nhiều hình thức: ngày hội sách, thi sáng tác, đồng tổ chức các giải thưởng nghệ thuật… nhằm cổ vũ cho phong trào đọc sách tạo không khí văn hoá đọc lành mạnh và bổ ích cho mọi đối tượng trong đó đặc biệt là giới trẻ. Hàng năm trao các giải thưởng sách cho các tác giả viết sách, hoạ sĩ trình bày, nhà in có sách được xuất bản trong năm đạt trình độ cao về nội dung và hình thức thuộc mọi lãnh vực tri thức ở hai trình độ nghiên cứu và phổ cập, kể cả sách dịch đạt chất lượng cao. (khuyến nghị được chắt lọc, kế thừa, tổng hợp từ tác giả

Nguyễn Hữu Viêm trong bài “Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam” đăng trên trang web Thư viện Quốc gia Việt Nam)

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w