Thực hiện công tác khảo sát nắm bắt nhu cầu độc giả

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 104 - 105)

Y 2.3.3 Ngôn ngữ

3.1.7. Thực hiện công tác khảo sát nắm bắt nhu cầu độc giả

Theo kết quả khảo sát ngày 14-6-2019 của Hội Xuất bản Việt Nam – Văn phòng đại diện phía Nam tại TP.HCM: 63% học sinh cấp 1 trả lời rằng thích chơi ipad hơn là đọc sách, Học sinh cấp 1, 2 thích đọc nhất là truyện tranh và các đối tượng từ cấp 3 trở lên thì thích truyện ngôn tình, sách kỹ năng (self-helf). Có 42% học sinh cấp 1, và 36% học sinh cấp 2 trả lời rằng cha mẹ là người thường xuyên khuyến khích chúng đọc sách. Điều này cho thấy gia đình chính là cái nôi tốt nhất để xây dựng văn hóa đọc cho trẻ. Trong khi đó với học sinh cấp 3 những người có ảnh hưởng đến việc đọc sách của chúng lại là thầy cô và bạn Do đó với đối tượng ở độ tuổi này thì môi trường học tập sẽ có tác động lớn đến việc phát triển văn hóa đọc.

Như vây việc nắm bắt được những thông tin về xu hướng đọc, nhu cầu đọc, thói quen, sở thích đọc, môi trường đọc của độc giả sẽ giúp cho các cơ quan báo chí sẽ tìm ra phương thức truyển tải thông điệp về văn hóa đọc một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều này tòa soạn báo điện tử có thể thiết lập các hạng mục tương tác bình chọn ngay trên trên trang báo của mình dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi

có sự lựa chọn cho độc giả, hoặc các nút bình chọn để độc giả click vào sau đó gửi về tòa soạn, từ đó tòa soạn sẽ có ngay phản hổi của độc giả. Hoặc toà soạn có thể thiết lập bảng hỏi, lấy ý kiến độc giả sau đó thu nhận kết quả qua email của tòa soạn. Đây sẽ là những dữ liệu vô cùng quan trọng cho việc truyền thông đạt hiệu quả cao nhất. Nên với vai trò là chủ phương tiện thì mỗi tòa soạn cần phải nắm được những thông tin thiết yếu của người đọc mới giúp cho quá trình truyền thông đạt hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu THÔNG điệp về văn hóa đọc TRÊN báo điện tử (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w