Y 2.3.3 Ngôn ngữ
2.2.1. Thông điệp về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa
thông điệp chính về văn hóa đọc mà mỗi báo hướng tới để truyền tải đến bạn đọc.
Tác giả lựa chọn 910 bài báo để khảo sát khi thực hiện Đề tài: “Thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử”, từ tháng 01/2018 đến tháng 12 năm 2020. Trong đó, báo Vnexpress có 300 bài, báo Dân trí có 305 bài, báo Tiền Phong điện tử có 305 bài.
2.2. Thực trạng nội dung thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tửkhảo sátkhảo sát khảo sát
2.2.1. Thông điệp về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vềvăn hóa đọc văn hóa đọc
Theo kết quả khảo sát, số bài viết có nội dung đề cập đến các chính sách , chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến văn hóa đọc có tổng số 123/910 bài, chiếm 14% tổng số bài khảo sát. Các bài đề cập đến chủ yếu xoay quanh các vấn đề, sự kiện văn hóa đọc được tổ chức dựa trên Quyết định Thủ Tướng Chính Phủ, số: 284/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2014: lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Và nhằm phát triển văn hóa đọc của mọi người dân, ngày 21/4 hàng năm với tên gọi Sách và Văn hóa đọc chính thức được công nhận tại Luật Thư viện, được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Các loạt bài trên ba báo bàn về việc triển khai các chương trình, hoạt
dộng của các cấp bộ, ban, ngành nhằm phát triển văn hóa đọc theo dúng tinh thần của Điều 30 của Luật Thư viện. Cụ thẻ như sau
Trên báo Vnexpress, bài viết: 'Ngày Sách và Văn hoá đọc' lần đầu được đề xuất đưa vào luật, ngày 25/7, dự thảo Luật Thư viện được lấy ý kiến tại hội nghị tham vấn chuyên gia tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, nhiều đại biểu Quốc hội đồng thuận việc cần thiết phải ban hành Luật Thư viện, sau sự ra đời của Pháp lệnh Thư viện (năm 2000). Tuy nhiên, hiện còn nhiều ý kiến trái chiều như: chính sách của Nhà nước với sự phát triển chung của hệ thống thư viện, mạng lưới và mô hình của thư viện; hoạt động của thư viện phải thay đổi như thế nào trong thời đại công nghệ thông tin phát triển; đầu tư cho một số thư viện trọng điểm có hiệu quả; quan điểm xuyên suốt là các thư viện phải cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên.
Trên TPO có bài viết “Cần bộ tiêu chuẩn, Cục khuyến học” (18/4/2019) có nêu: Hội thảo “Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức ngày 17/4. Sự kiện này chuẩn bị cho lễ tổng kết và đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng về Ngày Sách Việt Nam. Gần 20 tham luận từ các bộ, ngành, chuyên gia bàn thảo thực trạng, chính sách cho văn hóa đọc cũng như kiến nghị và đề xuất giải pháp. Đề cao vai trò của sách, ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành phát biểu: “Khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng đồng nghĩa với việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền tảng tri thức trong mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội”. ông Nguyễn Quang Thạch- người sáng lập chương trình Sách hóa Nông thôn- đề xuất Bộ GD&ĐT cần xây dựng tiêu chuẩn khuyến đọc và thư viện, xây dựng tủ sách và khuyến đọc ở trường và ở nhà, cần có Cục Khuyến học để đánh thức tiềm năng của 22 triệu độc giả là học sinh, sinh viên.
Cũng trên TPO, bài “Đọc sách hàng ngày, không đợi Ngày sách” ngày 19/4/2019 cũng đề cập đến Hội nghị toàn quốc Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng về Ngày sách Việt Nam. Tại hội nghị, Lãnh đạo Bộ TTTT đưa mục tiêu phát triển Ngày sách, văn hóa đọc trong 5 năm tới như tăng số cuốn sách lên 50%, bản sách lên 100%. Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam đặt vấn đề phải khơi gợi thói quen đọc sách của giới trẻ, trước hết là công chức bởi trong công việc nếu công chức chịu đọc sẽ giải quyết công việc tốt hơn. Phó Thủ tướng yêu cầu: “Bộ TTTT cần thực hiện kế hoạch cụ thể phát triển Ngày sách Việt Nam, văn hóa đọc để đưa đến các bộ ngành. Bộ cũng là đầu mối kiến nghị chính sách sao cho tạo điều kiện thuận lợi cho NXB, tạo điều kiện đưa sách về mọi nơi. Bộ VHTTDL là cơ quan được giao phối hợp, cũng là cơ quan chủ trì đề án Văn hóa đọc cần tiếp tục làm tốt hơn nữa”.
Trên báo Dân Trí, ngày 17/1/2020 có bài “Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp phát triển văn hóa đọc và học tập suốt đời”, tác giả phản ánh: Nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam vừa kí kết với Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) chương trình phối hợp công tác phát triển văn hóa đọc, phục vụ nhân dân học tập suốt đời. Theo đó, Vụ Thư viện và NXB Giáo dục Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức các cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, xuất bản các bộ sách hướng dẫn kỹ năng đọc và các bài dự thi xuất sắc trong các cuộc thi. Đơn vị này cũng triển khai xây dựng bộ sách hạt nhân cho các phòng đọc dành cho người khiếm thị, tổ chức các cuộc thi kể chuyện, tìm hiểu kiến thức, sáng tác thúc đẩy phong trào đọc sách, thực hiện việc học tập suốt đời cho người dân.
Vẫn trên Dân Trí, ngày 7/10/2019 có bài Bộ GD&ĐT phát động "Tuần lễ học tập suốt đời", tác giả có nêu: tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời được lựa chọn tổ chức vào tháng 10 hàng năm bởi ý nghĩa lịch sử to lớn của nó. Ngày 4/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời hiệu triệu toàn thể quốc dân đồng bào ”Chống nạn thất học”. Trong khuôn khổ Tuần lễ Hưởng ứng Học tập suốt đời năm 2019, sáng ngày 7/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình phát động chào mừng Tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề “Phát triển thói quen đọc sách đề trở thành người tự học suốt đời”. Tham dự lễ phát động có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ; GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Toshi - Trưởng phụ trách mảng giáo dục, Văn phòng Unesso tại Việt Nam; bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng đại diện các đơn vị các Cục, Vụ của Bộ GD&ĐT, các nhà sách, nhà xuất bản và đông
đảo cán bộ công chức, viên chức Bộ GD&ĐT. Tuần lễ học tập năm nay được Bộ GD&ĐT chỉ đạo với chủ đề do các đơn vị, địa phương lựa chọn như chủ đề “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại – Tự học để phát triển năng lực và phẩm chất - Tự học là một cách xây dựng xã hội học tập. Đặc biệt là chủ đề “Phát triển thói quen đọc sách để trở thành người tự học suốt đời”. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực. Đây là hoạt động mang nhiều ý nghĩa, tạo điều kiện để các cán bộ công chức, viên chức Bộ GD&ĐT nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong công tác tự bồi dưỡng nghiên cứu, tự đọc, tự học, xây dựng văn hóa đọc hiệu quả trong cơ quan Bộ GD&ĐT góp phần nâng cao năng lực công tác của mình đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD-ĐT hiện nay.
Theo khảo sát, số lượng bài báo mang thông điệp về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đọc chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các thông điệp khác. Tuy nhiên nổi bật hơn cả có báo Tiền Phong điện tử (TPO) với số lượng bài cao nhất là 58/305 bài, thứ hai là báo Dân trí với 42/305 bài và cuối cùng là Vnexpress với 23/300 bài.
TPO Dân Trí Vnexpress
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20%
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ bài có nội dung đề cập đến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đọc.
Tuy số lượng bài viết cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách về Văn hóa đọc không nhiều nhưng các báo luôn cập nhật đầy đủ thông tin đến với người đọc. Theo bảng Tỷ lệ trên, TPO chiếm số lượng lớn nhất về nội dung bài mang thông điệp trên. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi ra đời, Tiền Phong đã đi đầu trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, của Đoàn, là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tiền Phong đã nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị, làm nên truyền thống vẻ vang của báo Đoàn. Báo đã thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị, gắn bó với Đảng, Đoàn và báo Tiền Phong điện tử cũng không nằm ngoài đường lối hoạt động đó. Tập thể Báo Tiền Phong đã vinh dự được nhận hai bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng về Ngày sách Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển phong trào văn hóa đọc.
2.2.2. Thông điệp về vai trò, giá trị của sách.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói, “kể từ khi biết đọc, loài người trải
qua từ đọc chữ trên đá, tre trúc, giấy và tiến lên sách điện tử, dù hình thức có thay đổi, cách đọc thay đổi nhưng sách và việc đọc sách vô cùng quan trọng để đất nước đi lên” (Nguồn trích trong bài “Đọc sách hàng ngày, không đợi Ngày sách” của
Nguyên Khánh trên Tiền Phong Online ngày 19/4/2019)
Đề cao vai trò của sách, ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành phát biểu: “Khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng
đồng đồng nghĩa với việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền tảng tri thức trong mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội”.(Nguồn đăng bài: “Nhiều kinh nghiệm phát
triển phong trào đọc sách trong cộng đồng” của An Nhi trên báo Hà Nội Mới online 17/4/2019)
Sách là kho tàng trí tuệ vô giá của nhân loại. Sách đã góp phần vào việc bồi dưỡng chúng ta trở thành những người có kiến thức, có năng lực, có tâm hồn và nhân cách để vững bước vào tương lai. Sách chính là người thầy vĩ đại, có tác dụng lớn đối với việc giáo dục nhân cách con người. Mỗi cuốn sách đều thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Người lớn đọc sách góp phần bồi đắp chính mình và chia sẻ giá trị với cộng đồng, con trẻ đọc sách xây dựng tương lai của mình và đất nước. Về vai
trò và giá trị của sách có lẽ chúng ta không cần phải bản nhiều vì nó đã được khẳng định vị thế theo tiến trình phát triển của lịch sử loài người và xã hội.
Cũng chính vì thế mà thông điệp về vai trò và giá trị của sách là thông điệp được nói đến nhiều nhất trên các báo khi đề cập đến văn hóa đọc. Theo kết quả khảo sát, thông điệp về vai trò và giá trị của sách có 667/910 bài chiếm 73% tổng số bài khảo sát. Đứng dầu vẫn là báo TPO với 276/305 bài, chiếm 90% so với các thông điệp khác được trao truyền đến người đọc. Sau đó là Dân Trí với 233/305 bài, chiếm 76% và cuối cùng là Vnexpress với 158/300 bài chiếm 53% so với các thông điệp khác.
TPO Dân Trí Vnexpress
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Biều đồ 2.2 Tỷ lệ bài có nội dung đề vai trò, giá trị sách.
Trên trang TPO có bài: “Hoa Khôi Huỳnh Thúy Vi: Học vấn và tri thức là hành trang quý giá nhất” đăng ngày 20/12/2018, tác giả có trích dẫn lời nói của nhân vật: “Bản thân Thúy Vi vô cùng coi trọng những hành trang trong chặng đường sinh viên mà chúng ta đã và đang tích lũy được, ngoài kiến thức trên giảng đường, chúng ta còn được học hỏi thầy cô, bè bạn, và đặc biệt từ các kho tàng tri thức nhân loại, từ sách. Với hơn 2 triệu cuốn sách đã trao đi từ chương trình, Vi tin là các bạn đến với Hành trình từ trái tim, cũng xuất phát từ sự quan tâm đến sách, đến phương thức tiếp cận tri thức nhân loại và qua đó tìm cho mình những ngọn lửa tiếp sức đam mê trên con đường tạo hành trang lập thân, lập nghiệp.” Chính từ sự chia sẻ này của nhân vật trong bài báo đã nói lên vai trò và giá trị của sách để các
bạn trẻ có thêm động lực, sự hứng khởi với việc đọc sách. Hay như trên TPO- chuyên trang Hoa Học Trò có bài: “Trao một cuốn sách – tặng một tương lai”: Những trái tim ấm áp vững vàng giữa “tâm bão”, tác giả bài báo đã viết với mong muốn mang “liều thuốc từ những trang sách chữa lành tâm hồn" đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, sách không chỉ tiếp thêm nguồn tri thức, nâng tầm trí tuệ, mà còn là đôi tay ấm áp đầy ắp tình thương. Đặc biệt là những cuốn sách tuy được gửi đến từ những người lạ chưa hề biết nhau, nhưng tất cả đã cùng chung tay tạo nên cầu nối chung, đưa mọi người gắn kết và gần nhau hơn. Cũng trên chuyên trang Hoa học trò của TPO có bài viết về giá trị của sách trong bài viết: Đọc sách cũng giúp bạn “cá kiếm” đấy – bạn biết chưa? được rất nhiều bạn trẻ theo dõi. Hay như trong bài viết: “Đọc sách là tự cải tạo, phát triển bản thân” đăng trên TPO ngày 10/1/2019, toàn bộ bài viết tác giả đề cập đến vai trò và giá trị của sách thông qua việc trích dẫn ý kiến của các nhân vật trong bài: “theo ông Lê Doãn Hợp thì kinh nghiệm từ chính bản thân ông cho thấy, đọc sách là con đường phát triển, đọc sách để cải tạo mình , không đọc sách là tự cản trở con đường phát triển của mình. Vì vậy, theo ông Hợp thì Tập đoàn Trung Nguyên đã chọn phương pháp đưa sách của danh nhân đến cho thanh niên với mục đích tạo động lực, cơ sở để thanh niên đổi đời.” hay Phần thú vị nhất, được thanh niên Nam Định quan tâm nhất trong buổi giao lưu là chia sẻ của các hoa hậu, á hậu về giá trị, hiệu quả của đọc sách của tập đoàn Trung Nguyên nói riêng, sách nói chung. Hoa hậu Thu Ngân chia sẻ: "Tôi đã đọc sách của Trung Nguyên tặng từ 2 năm trước, những kiến thức từ sách đã giúp bản thân tôi rất nhiều. Cùng với sách do Trung Nguyên tặng, đồng thời tìm kiếm những cuốn sách bổ ích để đọc và học theo. "Tôi tự coi mình như một ly nước vơi, cách làm đầy ly nước của tôi là đọc sách và học theo những người có kiến thức, tri thức. Tôi mong mọi người giống như tôi, sẽ trân trọng đón nhận sách và đọc sách để tự trau dồi, làm đầy ly nước tri thức của bản thân mỗi người", hoa hậu nói.
Như vậy thông điệp về vai trò và giá trị của sách luôn được đề cập đến trong hầu hết các bài viết liên quan đến văn hóa đọc trên báo Tiền Phong Online (TPO).
Trên Dân Trí, ngày 1/12/2019 có đăng bài Á hậu Hoàng My và câu chuyện
“My đã đọc được 15 đầu sách với các nền văn minh thế giới, lịch sử dựng nước và giữ nước của các quốc gia. Nhờ những cuốn sách quý lưu giữ thông tin, giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại mà My được khám phá tri thức, bồi đắp kỹ năng