Trước năm 1996, loài cà phê chè hiện có nhiều giống đã được trồng lâu đời tại Việt Nam như giống Typica. Sau đó là Bourbon, Caturra amarello và một số giống khác như Mudo Novo, Catuai có diện tích không nhiều và còn mang tính chất thử nghiệm. Hiện nay, giống Catimor đang được trồng phổ biến ở các vùng trồng cà phê chè tại Việt Nam như Đà Lạt, Khe Sanh, A lưới, Phủ Quỳ, Sơn La và loài cà phê chè chiếm diện tích khoảng 6% diện tích cà phê của cả nước, một số giống cà phê chè do Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp mới chọn tạo như TN1, TN2 có diện tích mang tính chất thử nghiệm nên không nhiều và nằm rải rác ở các vùng trồng cà phê tại Việt Nam [15].
Số liệu điều tra khảo sát về diện tích và tỷ lệ các loài cà phê được trồng tại Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2009 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (QH&TKNN) [18] cho thấy: có 3 loài cà phê được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít (bảng 1.11) và loài cà phê vối có diện tích trồng lớn nhất khoảng 500.000 ha, diện tích trồng loài cà phê chè đứng thứ hai và chỉ chiếm 6% diện tích trồng cà phê của cả nước. Nguyên nhân là do cây cà phê chè chỉ thích hợp với những vùng có đất đỏ bazan, độ cao địa hình trên 500 m, khí hậu mát mẻ.
Bảng 1.11. Diện tích và tỷ lệ các loài cà phê của Việt Nam
STT Loài Cà phê
Năm 2001 Năm 2007 Năm 2009 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Cà phê vối Robusta 533.000 94,2 470.000 92,9 497.800 93,2 2 Cà phê chè Arabica 27.100 4,8 31.400 6,2 32.100 6,0 3 Cà phê mít Excelsa 5.300 1,0 5.000 0,9 4.400 0,8
Tổng cộng 565.400 100,0 506.400 100,0 534.300 100,0
Nguồn: Viện QH & TKNN Việt Nam, 2010 [18]