Chiều cao cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 66 - 79)

Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh quá trình sinh trưởng phát triển của cây cà phê chè. Đây là chỉ tiêu quan trọng xác định toàn bộ tình hình phát triển của cây cà phê chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, đồng thời cũng là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi ghép đến hình thành lá mới, cành mới, ra hoa và đậu quả. Chiều cao cây là một yếu tố tương quan mật thiết đến khả năng chống đổ ngã và năng suất cà phê (Hoàng Thanh Tiệm, 1996) [14]. Quan sát động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng sau 5 năm trồng ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng vô tính cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Đơn vị tính: cm

Ký hiệu DVT

Năm theo dõi (TB  SE)

2010 2011 2012 2014 2015 TN1 23,10  8,76 79,00  5,76 146,40  8,53 178,30  4,65 200,40  6,23 TN2 24,50  3,73 89,40  5,89 147,00  7,63 172,70  5,12 212,30  5,45 TN3 20,30  6,88 87,20  5,53 150,00  6,69 181,20  6,11 224,20  5,15 TN4 23,40  6,37 84,40  6,03 164,60  8,13 201,50  4,97 231,90  3,62 TH1 24,80  3,43 125,20  6,91 212,60  3,27 243,30  5,14 253,40  4,31 Catimor 23,60  8,19 83,20  8,19 147,60  6,88 169,40  5,12 198,40  4,27

Ghi chú: Số liệu năm 2010, 2011 và 2012 kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự [13].

Trong năm trồng mới (2010) thì các dòng vô tính cà phê chè có chiều cao khác nhau không rõ rệt, chiều cao trung bình của các dòng cà phê chè dao động từ 20,3 đến 24,8 cm. Chiều cao này được hình thành trong giai đoạn vườn ươm, là một trong những tiêu chuẩn của cây giống cà phê ghép trước khi trồng ra vườn sản xuất.

Sau 1 năm trồng (năm 2011), chiều cao cây ở các dòng cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã có sự khác nhau nhất định, chiều cao trung bình của

các dòng cà phê chè dao động từ 79,0 đến 125,2 cm. Dòng TH1 có chiều cao cây cao nhất (125,2 cm). Kết quả này đã thể hiện được đặc tính của dòng thuộc nhóm cao cây. Các dòng khác đều có chiều cao cây sau 1 năm trồng đạt gần 90,0 cm (thuộc dạng cao trung bình).

Sau 2 năm trồng (năm 2012), chiều cao cây trung bình của các dòng cà phê chè tăng lên đáng kể và dao động từ 146,4 cm đến 212,6 cm. Dòng TH1 vẫn thể hiện chiều cao vượt trội so với các dòng khác (212,6 cm). Các dòng có chiều cao cây thấp hơn dòng Catimor là TN1 và TN2. Hai dòng TN3 và TN4 thể hiện chiều cao cây cao hơn so với dòng Catimor.

Trong các năm 2014 và 2015, chiều cao cây của các dòng tăng trưởng chậm hơn do cây cà phê chè bước vào giai đoạn kinh doanh nên dinh dưỡng tập trung cho việc tạo hoa và phát triển của quả. Dòng TH1 vẫn tiếp tục thể hiện chiều cao vượt trội hơn so với các dòng khác trong thí nghiệm. Chiều cao cây của dòng TH1 đạt được trong năm 2014 là 243,3 cm và tới tháng 06 năm 2015 là 253,4cm. Dòng Catimor tiếp tục thể hiện chiều cao thấp hơn so với dòng TH1 và so với các con lai của dòng này trong thí nghiệm. Chiều cao cây của dòng Catimor đạt được trong năm 2014 là 169,4 cm và tới tháng 06 năm 2015 là 198,4 cm.

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng vô tính cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Qua hình 3.1 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng tăng không đều theo thời gian. Sau 1 năm trồng (năm 2011), tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bắt đầu tăng nhanh do sự phát triển của bộ rễ và dòng có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh

nhất là dòng TH1 với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trung bình sau 1 năm trồng là 100,4 cm/năm. Sau 2 năm trồng (năm 2012), tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng có xu hướng tăng chậm lại. Dòng TH1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trung bình của dòng TH1 trong năm thứ 2 sau trồng là 87.4 cm, chậm hơn so với năm 2011 do cây bắt đầu cho quả bói nên dinh dưỡng mà cây hấp thụ được đã tập trung cho việc ra hoa, đậu quả.

Bước sang năm thứ 4 (năm 2014) và năm thứ 5 (2015) sau trồng, các dòng vô tính cà phê chè trong thí nghiệm bước vào giai đoạn kinh doanh và dinh dưỡng tập trung cho việc phát sinh cành cấp 2, ra hoa và đậu quả nên tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng chậm lại, dòng TH1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trung bình trong năm 2015 là 10,1 cm/năm. Các dòng khác có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương nhau và chậm hơn so với dòng TH1.

Tóm lại: Tăng trưởng chiều cao cây của các dòng cà phê chè trong thí nghiệm là không đều giữa nhóm cao cây và nhóm thấp cây. Nhóm cao cây (dòng TH1) thể hiện tăng trưởng chiều cao nhanh hơn so với nhóm thấp cây bao gồm TN1, TN2, TN3, TN4 và TH1. Theo khuyến cáo của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, nên áp dụng kỹ thuật hãm ngọn cho các dòng cà phê chè lần 1 ở độ cao 1,4 m vì vậy đối với các dòng cà phê chè trong thí nghiệm, nếu áp dụng hãm ngọn thì cần chú ý hãm ngọn cho cây sau 2 tới 3 năm trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy chiều cao cây có mối tương quan thuận với khả năng chống đỗ ngã và tương quan nghịch với năng suất. Do vậy đây là một đặc điểm mà các nhà chọn tạo giống cần quan tâm khi chọn tạo ra những giống có năng suất cao và phẩm chất tốt. Sự tăng trưởng chiều cao nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, mật độ trồng, lượng phân bón và đặc tính của giống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của các dòng vô tính cà phê chè trong thí nghiệm.

3.2.2. Đường kính thân

Đường kính thân là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh khả năng phát triển của các dòng cà phê chè, khả năng phù hợp của chồi ghép và gốc ghép, tiềm năng cho năng suất cao. Đường kính thân có tương quan thuận chặt chẽ với khả năng cho năng suất của cây. Đường kính thân càng lớn thì cành ngang của cây càng phát triển là tiền đề cho năng suất cao. Để có những nhận xét chính xác hơn về sự sinh trưởng của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá đường kính thân và thu được kết quả ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Đường kính thân của các dòng cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Đơn vị tính:mm

Ký hiệu DVT

Năm theo dõi (TB  SE)

2010 2011 2012 2014 2015 TN1 8,40  2,60 25,80  2,70 33,20  1,80 45,70  1,10 47,30  2,60 TN2 8,80  2,20 27,00  1,80 35,10  1,20 48,20  1,70 52,10  1,80 TN3 8,30  2,40 21,20  3,40 32,50  2,20 41,60  1,30 46,70  1,60 TN4 8,80  2,00 28,80  1,30 38,50  2,10 51,20  1,70 55,70  1,40 TH1 8,70  3,40 21,80  3,40 35,50  3,10 49,10  1,50 53,80  1,40 Catimor 8,70  3,60 29,60  3,80 39,10  2,40 55,80  1,20 58,50  1,30

Ghi chú: Số liệu năm 2010, 2011 và 2012 kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự [13].

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy:

Năm 2010, đường kính thân của các dòng vô tính cà phê chè dao động từ 8,3 đến 8,7 mm nhưng không có sự chênh lệch lớn về đường kính thân giữa các dòng trong thí nghiệm.

Năm 2011, đường kính thân của các dòng tăng đáng kể và có sự sai khác giữa các dòng trong thí nghiệm. Dòng có đường kính thân lớn nhất là dòng Catimor (29,6 mm). Dòng có đường kính thân nhỏ nhất là dòng TN3 (21,2 mm). Các dòng khác có đường kính thân nhỏ hơn và dao động từ 21,2 mm đến 28,8 mm.

Năm 2012, đường kính thân của các dòng tiếp tục tăng lên và dao động từ 32,5 đến 39,1 mm (gấp 4 lần so với năm 2010). Dòng Catimor vẫn thể hiện là dòng có đường kính thân lớn hơn so với các dòng khác, dòng TN3 có đường kính thân nhỏ nhất (32,5 mm).

Năm 2014 và 2015, đường kính thân của các dòng tiếp tục tăng và dòng Catimor vẫn thể hiện là dòng có đường kính thân lớn nhất. Đường kính thân của dòng Catimor đạt được trong năm 2014 là 55,8 mm và tới tháng 06 năm 2015 là 58,5 mm.

So sánh đường kính thân giữa các dòng TN1, TN2, TN3, TN4 trong năm thứ 5 sau trồng thì dòng TN4 có đường kính thân lớn nhất (55,7 mm) so với các dòng khác, kết quả này thể hiện tiềm năng cho năng suất cao của dòng TN4 trồng trong điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ chăm sóc tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Hình 3.2. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các dòng cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Qua hình 3.2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng đường kính thân của các dòng cà phê chè tăng không đều qua thời gian. Dòng Catimor bắt đầu với tốc độ tăng trưởng đường kính thân tương đương với các dòng khác nhưng sau đó đã tăng dần và nhanh hơn các dòng khác bắt đầu từ năm thứ 1, 2, 4 và 5 sau trồng. Trong năm thứ 1 sau trồng (năm 2011), tốc độ tăng trưởng đường kính thân của các dòng tăng mạnh vì trong giai đoạn này cây cà phê đã bén rễ, sinh trưởng cành lá mạnh, kích thích đường kính thân tiếp tục tăng trong các năm thứ 2, 4, 5 sau trồng.

Tóm lại: Qua 5 năm theo dõi tốc độ tăng trưởng đường kính thân của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng, chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng đường kính thân của các dòng vô tính cà phê chè tăng chậm trong năm mới trồng và khi bước vào giai đoạn kinh doanh, tăng nhanh trong các năm thứ 2 và thứ 3 sau trồng. Dòng TN1 có tốc độ tăng trưởng đường kính thân chậm hơn so với các dòng khác. Dòng Catimor có tốc độ tăng trưởng đường kính thân nhanh nhất.

3.2.3. Số cặp cành cấp 1

Số cặp cành cấp 1 không những thể hiện sức sinh trưởng của cây mà nó còn đóng góp một phần rất lớn và quyết định năng suất cà phê trong những vụ tiếp theo. Số cặp cành cấp 1 có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của từng dòng cà phê chè. Theo dõi số cặp cành cấp 1 của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Số cặp cành cấp 1 của các dòng cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Đơn vị : cặp/cây

Ký hiệu DVT

Năm theo dõi (TB  SE)

2010 2011 2012 2014 2015 TN1 1,60  1,19 4,80  0,75 11,20  4,75 15,40  3,08 23,10  1,56 TN2 1,40  1,29 5,80  0,91 12,80  4,27 16,50  2,16 23,80  1,85 TN3 1,80  0,93 5,40  0,39 15,80  0,63 19,20  2,80 26,70  2,01 TN4 1,60  0,79 5,00  2,52 16,60  0,19 21,80  1,96 26,90  1,42 TH1 1,30  2,73 8,40  0,64 25,40  4,33 28,10  2,10 30,30  2,20 Catimor 1,60  1,69 5,20  0,49 14,20  1,56 18,30  2,97 24,60  1,72

Ghi chú: Số liệu năm 2010, 2011 và 2012 kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự [13].

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy:

Năm 2010, số cặp cành cấp 1 của các dòng vô tính cà phê chè dao động từ 1 đến 2 cặp cành. Dòng có số cặp cành cấp 1 ít nhất là TH1 (1,3 cặp cành) và dòng có số cặp cành cấp 1 nhiều nhất là dòng TN3 (1,8 cặp cành trên cây).

Năm 2011, số cặp cành cấp 1 của các dòng cà phê chè tăng lên và dao động từ 4 đến 8 cặp cành (gấp 4 lần so với năm 2010). Dòng có số cặp cành cấp 1 nhiều nhất thuộc nhóm cao cây là TH1 (8,4 cặp cành), các dòng khác trong thí nghiệm có số cặp cành tương đương với nhau bao gồm: TN1, TN2, TN3, TN4 và Catimor. Số cặp cành cấp 1 của các dòng này dao động từ 4,8 đến 5,8 cặp cành.

Năm 2012, số cặp cành cấp 1 của các dòng tăng lên gấp 10,6 lần so với năm 2010. Dòng TH1 tiếp tục là dòng có số cặp cành cấp 1 nhiều nhất (25,4 cặp cành) và dòng có số cặp cành cấp 1 ít nhất là dòng TN1 (11,2 cặp cành). Dòng TN3 và TN4 có số cặp cành cấp 1 nhiều hơn so với dòng Catimor, số cặp cành cấp 1 của các dòng này dao động từ 15 đến 17 cặp cành.

Trong năm 2014 và 2015, số cặp cành cấp 1 của các dòng tiếp tục tăng. Dòng TH1 có số cặp cành cấp 1 nhiều hơn so với các dòng khác trong thí nghiệm. Số cặp cành cấp 1 của dòng TH1 đạt được trong năm 2014 là 28,1 cặp cành và tới tháng 06 năm

2015 là 30,3 cặp cành. Dòng TN3 và TN4 có số cặp cành cấp 1 nhiều hơn so với dòng Catimor. Các dòng có số cặp cành cấp 1 ít hơn so với dòng Catimor là TN1 và TN2.

Hình 3.3 Động thái tăng trưởng số cặp cành cấp 1 của các dòng cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Qua hình 3.3 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1 của các dòng cà phê chè tăng không đều qua thời gian. Sau 1 năm trồng (năm 2011), tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1 của dòng TH1 tăng nhanh nhất là 7,1 cặp cành cấp 1/năm. Các dòng khác có tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1 tương đương nhau và đạt khoảng 4 đến 5 cặp cành cấp 1/năm. Sau 2 năm trồng (năm 2012), tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1 của các dòng tiếp tục tăng mạnh, dòng TH1 vẫn thể hiện là dòng có tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1 nhanh nhất là 17 cặp cành cấp 1/năm. Nhưng tới năm thứ 4 (năm 2014) và năm thứ 5 (2015) sau trồng, tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1 của các dòng tăng chậm lại. Dòng TH1 có tốc độ tăng trưởng số cành cấp 1 trong năm chậm nhất là 2,2 cặp cành cấp 1/năm và dòng TN4 có tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1/năm nhanh nhất 5,1 cặp cành cấp 1/năm.

3.2.4. Chiều dài cành cấp 1

Ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng như: chiều cao cây, đường kính gốc thân, số cặp cành cấp 1 thì chiều dài cành cấp 1 cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sức sinh trưởng và khả năng cho năng suất của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Chiều dài cành cấp 1 của các dòng vô tính cà phê chè sau 5 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Đơn vị tính: cm/cành

Ký hiệu DVT

Năm theo dõi (TB  SE)

2010 2011 2012 2014 2015 TN1 13,20  5,25 65,80  2,87 71,30  2,65 116,70  9,44 123,10  4,32 TN2 10,30  6,98 65,50  7,20 73,20  2,01 115,70  6,44 120,40  3,84 TN3 10,80  4,72 71,60  6,56 75,20  1,89 129,30  7,46 131,20  3,21 TN4 14,30  3,97 76,75  5,69 79,10  1,72 132,60  4,19 135,10  3,08 TH1 11,60  3,01 57,1  8,79 62,50  1,87 109,20  9,07 116,70  2,83 Catimor 10,25  3,25 50,70  9,46 54,30  1,89 111,00  2,43 117,30  2,67

Ghi chú: Số liệu năm 2010, 2011 và 2012 kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự [13].

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 66 - 79)