Sâu đục thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 84 - 85)

Sâu đục thân hại cà phê chè hay còn gọi là sâu Borer (Xylotrechus quadripes) là một đối tượng gây hại nghiêm trọng ở các vùng trồng cà phê không có cây che bóng. Sâu đục vào thân cây tạo thành những lỗ hổng trong thân, làm đứt nghẽn mạch dẫn trong thân. Nếu phát hiện muộn thì phần trên lỗ đục ở thân cây sẽ bị chết và gẫy làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng cà phê.

Thời điểm xuất hiện của sâu Borer là quanh năm, nhưng mật độ cao nhất là vào đầu mùa mưa và cuối mùa khô. Sâu Borer gây hại trên cà phê chè nhiều hơn so với cà phê vối vì đặc điểm của thân cây cà phê chè là có nhiều vết nứt trên thân và phần gỗ trên thân mềm hơn ở cà phê vối.

Theo dõi tình hình nhiễm sâu đục thân trên 6 dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2015 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Tình hình nhiễm sâu đục thân trên các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Ký hiệu DVT

Tỷ lệ cây cà phê chè bị sâu đục than gây hại (%)

2010 2011 2012 2015 TN1 0,0 0,0 1,2 1,2 TN2 1,1 2,0 2,1 2,4 TN3 0,0 0,0 0,0 0,6 TN4 1,1 1,3 1,3 1,3 TH1 0,0 0,0 0,0 2,7 Catimor 1,2 1,4 1,5 1,5

Ghi chú: Số liệu năm 2010, 2011 và 2012 kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự [13].

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Trong năm 2015, tất cả các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng đều bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ nhẹ từ 0,6 đến 2,7%. Dòng TH1 có tỷ lệ cây bị nhiễm sâu đục thân cao nhất và dòng TN3 có tỷ lệ cây bị nhiễm sâu đục thân thấp nhất. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2013) [13] thì trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, có 4 dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng bị sâu đục thân gây hại là TN1, TN2, TN4 và Catimor. Dòng TN3 và TH1 chưa bị nhiễm sâu đục thân sau 3 năm theo dõi. Cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc chọn tạo các giống cà phê chè có khả năng kháng được sâu đục thân. Tuy nhiên, những kết quả theo dõi ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy việc sử dụng các giống cà phê chè thấp cây, tán bé như Catimor với mật độ trồng dầy trên 5.000 cây/ha đã phần nào hạn chế được tác hại của sâu đục thân [9]. Vì vậy những giống cà phê mới chọn tạo tại Việt Nam thấp cây, tán bé, thích ứng với mật độ trồng dầy, lớp vỏ thân nhẵn, ít vết nứt sẽ hạn chế được sâu đục thân gây hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 84 - 85)