Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh khô cành, quả của các dòng vô tính cà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 82 - 83)

phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt.

Bệnh khô cành, quả có nhiều nguyên nhân như do nấm Collectotrichum coffeanum Noack hoặc do vi khuẩn Peudomonas syringea, Pseudomonas garcae hoặc do thiếu dinh dưỡng làm cây cà phê bị khô cành quả dẫn đến cây sinh trưởng chậm và chết, giảm sản lượng. Đây là bệnh quan trọng thứ hai sau bệnh gỉ sắt trên cây cà phê chè. Khi tỷ lệ cây bị bệnh nặng là 12% sẽ làm giảm 7% sản lượng cà phê thông qua việc làm giảm 22,8% khối lượng 100 nhân (Trần Thị Kim Loang, 1999) [10].

Kết quả theo dõi sự phát triển của bệnh khô cành, quả trên 6 dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2015 cho thấy: Nhìn chung, tất cả các dòng vô tính cà phê chè trong thí nghiệm đều nhiễm bệnh khô cành, quả nhưng đều thấp hơn dòng Catimor. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2013) [13] thì bệnh khô cành, khô quả đã xuất hiện ở tất cả các năm theo dõi với tỷ lệ khá thấp. Tỷ lệ bệnh ở năm thứ 1 sau trồng biến động từ 1,9 đến 2,4%, thấp nhất là dòng TN3 và cao nhất là dòng Catimor. Ở năm thứ 2 và 3 sau trồng, dòng có số cây bị khô cành quả thấp nhất là TN1 và TN3, cao nhất là dòng Catimor. Năm 2015, tỷ cây bị bệnh tiếp tục tăng so với các năm trước nhưng tập trung chủ yếu ở những dòng cho năng suất cao như Catimor và TN4 với tỷ lệ từ 3,0% đến 3,5%.

Bảng 3.15. Tình hình bệnh khô cành, khô quả trên các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Ký hiệu DVT Tỷ lệ cây cà phê chè bị bệnh khô cành, khô quả (%)

2010 2011 2012 2015 TN1 2,1 2,4 2,5 2,7 TN2 2,3 2,7 2,7 2,7 TN3 1,9 2,3 2,5 2,8 TN4 2,0 2,8 2,9 3,0 TH1 2,2 2,6 2,6 2,8 Catimor 2,4 2,8 3,2 3,5

Ghi chú: Số liệu năm 2010, 2011 và 2012 kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự [13].

Tóm lại: Trong năm 2015, các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng đều bị nhiễm bệnh khô cành, quả với tỷ lệ thấp (<5% số cây bị bệnh). Dòng Catimor có tỷ lệ cây bị bệnh cao hơn so với các dòng khác (3,5% số cây bị bệnh). Dòng có tỷ lệ cây bị bệnh thấp nhất là dòng TN1 và TN2 (2,7% số cây bị bệnh). Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những dòng cho năng suất cao trong các năm trước như Catimor và TN4, cần có chế độ chăm sóc phù hợp dựa vào khả năng cho năng suất của từng dòng và phòng trừ bệnh hợp lý để phát huy tiềm năng cho năng suất cao của các dòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 82 - 83)