Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính cà phê chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 80 - 82)

2014 cho thấy rằng các dòng TN4, TN3 và Catimor là những dòng có tiềm năng cho năng suất cao, 3 dòng này cũng là những dòng có sức sinh trưởng tốt hơn so với các dòng khác trong thí nghiệm. Tỷ lệ đậu quả ở giai đoạn đầu là khá cao nhưng tỷ lệ quả thu hoạch lại thấp hơn vì vậy ngay sau giai đoạn hình thành quả cần có chế độ chăm sóc và bảo vệ hợp lý cho các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng để đạt năng suất tối ưu trong từng vụ.

3.3. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Một trong những mục tiêu chủ yếu để chọn tạo giống cà phê chè mới là cho sản lượng cao và ổn định. Tính ổn định năng suất của giống cà phê chè mới chính là đặc tính thích ứng của giống với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi ở từng vùng, trong đó có sức đề kháng với một số sâu bệnh hại. Hiện nay hầu hết các vùng trồng cà phê chè tại Việt Nam đều bị sâu bệnh gây hại với mức độ nặng nhẹ khác nhau, sâu bệnh đã và đang tàn phá gây suy thoái nhiều vườn cà phê chè tại Lâm Đồng. Một trong những loài sâu, bệnh hại chính trên cây cà phê chè là bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành quả, rệp sáp và sâu đục thân.

3.3.1. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Ở Việt Nam, bệnh gỉ sắt được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1888 và đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành cà phê nước ta. Riêng tại Đắk Lắk từ chỗ có hàng ngàn ha cà

phê chè vào những năm 1940, nhưng do bệnh gỉ rắt gây hại nên đến năm 1945 chỉ còn lại khoảng 60 ha và đến năm 1957 thì toàn bộ diện tích cà phê chè ở đây phải thay thế bằng cây cà phê vối. Ngày nay bệnh gỉ sắt vẫn luôn là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất đối với các vườn cà phê chè không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các nước trên thế giới [9]. Khả năng kháng bệnh gỉ sắt là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của giống cà phê chè và đây cũng là chỉ tiêu hàng đầu để chọn tạo giống. Kết quả điều tra, đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính cà phê chè trên đồng ruộng ở nhiều vùng trồng cà phê chè tại Việt Nam cho thấy khả năng kháng bệnh cao (chỉ số bệnh < 5%). Tính kháng này có thể do sự kết hợp bổ sung nguồn gen kháng bệnh gỉ sắt ở Catimor vào các dòng khácthông qua việc lai tạo nhằm tạo ra tính kháng bệnh gỉ sắt ở các con lai. Như vậy trong việc lai tạo chọn cây làm bố hay mẹ không quan trọng mà quan tâm đến các cây bố, mẹ dùng để lai thực sự có nguồn gen kháng hay không. Khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các con lai thuận nghịch cao. Hầu hết các dòng không bị nhiễm nấm bệnh gỉ sắt. Như vậy, rất có thể tính kháng bệnh gỉ sắt ở đời con lai F1 này là do sự kết hợp bổ sung từ 2 nguồn gen kháng của cả bố và mẹ. Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê chè tại Đà Lạt, Lâm Đồng xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh trong các tháng mùa Khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Bệnh gỉ sắt gây hại trên lá làm các lá cà phê chè bị vàng rụng đi, cây cà phê chè không phát triển được và chết dần (Trần Thị Kim Loang, 1999) [36]. Lá cà phê bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ hay nặng cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, từ đó ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng cà phê. Vì thế bệnh gỉ sắt là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cây cà phê chè. Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng của 6 dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2015 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Tình hình nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2015

Ký hiệu DVT Tỷ lệ cây bệnh (%) Tỷ lệ lá bệnh (%) Chỉ số bệnh (%) Mức độ bệnh TN1 0 0 0 Không nhiễm TN2 0 0 0 Không nhiễm TN3 0 0 0 Không nhiễm TN4 0 0 0 Không nhiễm TH1 0 0 0 Không nhiễm Catimor 9 18 1,3 Nhẹ

Kết quả thu thập và đánh giá tình hình nhiễm bệnh gỉ sắt trong năm 2015 ở bảng 3.14 cho thấy: Có 5 dòng vô tính cà phê chè chưa bị nhiễm bệnh gỉ sắt đó là TN1, TN2, TN3, TN4 và TH1. Các dòng này có mức kháng rất cao vì toàn bộ các lá điều tra không thấy xuất hiện vết bệnh. Tuy nhiên, dòng Catimor đã xuất hiện vết bệnh nhưng ở mức độ nhẹ.

Tóm lại: Các dòng cà phê chè do Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên mới chọn tạo là TN1, TN2, TN3, TN4 và TH1 trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng có khả năng kháng rất cao với bệnh gỉ sắt va cao hơn so với dòng Catimor. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong quá trình chọn lọc giống cà phê chè cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Hoàng Thanh Tiệm và cộng sự (1996); Trần Anh Hùng và cộng sự (2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 80 - 82)