Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 52 - 55)

+ Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về hình thái:

- Thân: độ dài lóng thân (chiều cao thân mang cành cấp 1/ số cặp cành cấp 1); đường kính tán (cm); dạng tán (hình trụ, hình dù, hình chóp).

- Cành: độ dài lóng cành cấp 1 (chiều dài cành/số đốt); góc phân cành cấp 1 (dùng thước đo độ góc)

- Lá: màu sắc lá (lá già, lá non); chiều dài cuống lá (mm), kích thước lá (đo chiều dài, chiều rộng lá); dạng lá; gân lá.

- Hoa: số hoa/xim; số xim hoa/nách lá; số hoa/đốt

- Quả: hình dạng quả (tròn, tròn trứng, trứng); núm quả xanh (bằng, lồi, lõm); màu sắc quả (chín, xanh); vân trên vỏ quả (sọc, trơn).

+ Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển:

- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất lên đến đầu mút của ngọn cây.

- Số cặp cành cấp 1 (cặp): đếm tất cả số cặp cành cấp 1 mọc trên thân chính.

- Chiều dài cành cấp 1 (cm): đo chiều dài của 4 cành cấp 1 nằm ở phần giữa thân cây và được phân bố theo 4 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc), tính chiều dài cành cấp 1.

- Diện tích lá (m2/cây): dùng phương pháp cân nhanh.

- Chỉ số lá (m2 lá/m2 đất): tổng diện tích lá của cây/ diện tích đất cây đó chiếm.

- Tỷ lệ đậu quả (%): đếm số quả/tổng số hoa/cành cấp 1.

- Tỷ lệ rụng quả (%): được tính bằng tổng số quả trên cành cấp 1 trừ đi số quả thu hoạch chia cho tổng số quả nhân 100.

+ Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về năng suất:

- Số cành cấp 1 mang quả (cành/cây): đếm số cành cấp 1 mang quả/cây. - Số đốt quả trên cành cấp 1 (đốt/cành): đếm số đốt mang quả/cành cấp 1. - Số quả/đốt (quả/đốt): đếm số quả/đốt.

- Năng suất quả tươi (kg/cây): cân khối lượng quả tươi của từng cây khi có trên 70% quả chín/cây.

- Năng suất nhân (kg/cây): cân khối lượng quả tươi của từng cây, quy ra năng suất nhân/cây dựa vào tỷ lệ tươi/nhân của từng dòng.

+ Phương pháp theo dõi khả năng nhiễm bệnh gỉ sắt:

Đánh giá khả năng nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính cà phê chè được tiến hành trong tháng 1 hàng năm (thời điểm bệnh nặng nhất), theo phương pháp điều tra đánh giá bệnh của Phan Quốc Sủng (1987) [9]. Trên mỗi cây chọn ngẫu nhiên 12 cành phân bố ở 3 tầng của tán cây. Mỗi tầng chọn 4 cành phân bố theo hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, trên mỗi cành quan trắc 5 lá cùng một phía. Tất cả các lá sau khi quan trắc đều được đánh giá phân cấp bệnh theo thang 7 cấp như sau:

Bảng 2.2. Bảng phân cấp bệnh theo thang 7 cấp

Cấp bệnh Diện tích lá bị bệnh

0 Hoàn toàn không có vết bệnh 0,25 Từ 1 – 7% diện tích lá bị bệnh 0,5 Từ 7 – 15% diện tích lá bị bệnh 1 Từ 15 – 25% diện tích lá bị bệnh 2 Từ 25 – 50% diện tích lá bị bệnh 3 Từ 50 – 75% diện tích lá bị bệnh 4 Từ 75 – 100% diện tích lá bị bệnh

Bảng 2.3. Phương pháp đánh giá tính kháng bệnh (Saccas và Chapenshier, 1971 Mức kháng bệnh Tỷ lệ lá bệnh (%) Chỉ số bệnh (%) Rất cao < 5 < 1 Cao 5 – 15 1 – 5 Trung bình 15 – 25 5 – 10 Mẫn cảm trung bình 25 – 35 10 – 15 Mẫn cảm 35 – 45 15 – 20 Rất mẫn cảm > 45 > 20

+ Tỷ lệ cây bệnh (%) = (Số cây bị bệnh / tổng số cây điều tra).100

+ Tỷ lệ lá bệnh (%) = (Số lá bị bệnh / tổng số lá điều tra).100 + Chỉ số bệnh (CSB) cho từng cây được tính theo công thức:

Chỉ số bệnh (%) = {[(0.a + 0,25.b + 0,5.c + 1.d + 2.e + 3.f + 4.g) / (a + b + c + d

+ e + f + g).4]}.100 Trong đó: a, b, c, d, e, f, g: số lá bệnh tương ứng với từng cấp theo thang phân

cấp từ 0 - 7.

+ Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu về phẩm cấp hạt:

Mỗi dòng lấy mẫu trên 3 cây, trên mỗi cây lấy 1,5 kg quả chín và trộn lại, cân 1 mẫu là 1,5 kg, tổng số mẫu lấy là 6 mẫu, tiến hành phân tích các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ quả tươi/nhân (khối lượng quả chín/1 kg nhân khô ở độ ẩm 13 %): được tính từ 1,5 kg quả tươi để có tỷ lệ nhân tương ứng.

- Khối lượng 100 nhân ở độ ẩm 13 % (g); Tỷ lệ hạt trên sàng số 18 (6,3mm) theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 4150.

+ Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng thử nếm:

Chất lượng được đánh giá bằng thử nếm cảm quan theo 6 thang chuẩn của tác giả Lingle (2001):

- Mùi hương (aroma); Độ chua (acidity); Mùi vị (flavour); Thể chất (body); Hậu vị (aftertaste); Sự cân bằng về các chất (cuppers points or balance) .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 52 - 55)