Kết quả theo dõi năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vô tính cà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 85 - 88)

tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

Năng suất của bất kỳ một loại cây trồng nào cũng đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật tác động, trong đó đặc điểm di truyền của giống là yếu tố quan trọng. Kết quả quan sát các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2014 được trình bày ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vô tính cà phê chè trong năm 2014 tại Đà Lạt, Lâm Đồng

DVT Số cành cấp 1 mang quả (cành) Số đốt mang quả trên cành cấp 1 (đốt) Số quả/đốt (quả) Số cành cấp 2/ cấp 1 (cm) TN1 18,80d 13,30c 7,70c 12,00bc TN2 19,50c 13,60c 7,50d 12,00bc TN3 22,80a 15,30b 8,50b 12,30bc TN4 23,10a 17,00a 9,20a 12,60b TH1 20,80b 12,60c 7,50d 11,60c Catimor 19,00d 14,00bc 7,80c 13,60a LSD0,05 0,45 1,44 0,14 0,79

Ghi chú: a,b,c,d chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai ý nghĩa ở mức α=0,05.

+ Số cành cấp 1 mang quả là chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng suất của cây cà phê. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, số cành cấp 1 mang quả của cây cà phê tăng nhanh theo từng năm nhưng vào giai đoạn kinh doanh số cành mang quả tăng chậm do dinh dưỡng tập trung vào việc ra hoa và đậu quả.

Quan sát và đánh giá số cành cấp 1 mang quả của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2014 nhận thấy: Số cành cấp 1 mang quả của các dòng vô tính cà phê chè dao động khá lớn và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Cụ thể: số cành cấp 1 mang quả của các dòng dao động từ 18,8 cành (dòng TN1) đến 23,1 cành (dòng TN4). Dòng TN4 có số cành cấp 1 mang quả nhiều nhất. Các dòng có số cành cấp 1 mang quả nhiều hơn và sai khác có ý nghĩa so với dòng Catimor là TN2, TN3, TN4 và TH1 (bảng 3.18). Dòng có số cành mang quả trung bình tương đương số cành mang quả trung bình của dòng Catimor là TN1. Như vậy, số cành cấp 1 mang quả nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm thích nghi của các dòng vô tính cà phê chè.

+ Số đốt mang quả trên cành cấp 1 của các dòng dao động từ 12,6 đến 17 đốt, dòng có số đốt mang quả nhiều nhất là dòng TN4 (17,0 đốt) và dòng có số đốt mang quả trên cành cấp 1 ít nhất là dòng TH1 (12,6 đốt). Chỉ có dòng TN4 là có số đốt mang quả trung bình trên cành cấp 1 nhiều hơn dòng Catimor và sai khác có ý nghĩa. Các dòng khác có số đốt mang quả trên cành cấp 1 sai khác không có ý nghĩa so với số đốt mang quả trên cành cấp 1 của dòng Catimor.

+ Số quả trên đốt của các dòng biến động khá lớn, dòng có số quả trên đốt nhiều nhất là dòng TN4 (9,2 quả/đốt), dòng có số quả trên đốt ít nhất là dòng TN2 và TH1 (7,5 quả/đốt). Các dòng có số quả trên đốt nhiều hơn và sai khác có ý nghĩa so với số quả trên đốt của dòng Catimor là TN3 và TN4.

+ Số cành cấp 2/cành cấp 1: khả năng phát sinh cành cấp 2 phụ thuộc vào đặc điểm của giống, chế độ chăm sóc và thể hiện tiềm năng cho năng suất cao của giống khi bước vào giai đoạn kinh doanh. Số cành cấp 2 phát sinh của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng dao động từ 11,6 đến 13,6 cành. Trong đó dòng Catimor là dòng phát sinh cành cấp 2 nhiều nhất so với các dòng khác. Như vậy để có năng suất cao và ổn định cần có kỹ thuật tỉa bỏ cành cấp 2 cho phù hợp với mỗi giống, nên giữ lại từ 4 đến 5 cành cấp 2 trên cành cấp 1.

Các kết quả nghiên cứu về yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vô tính cà phê chè đã trình bầy ở trên cho thấy dòng TN3 và TN4 có các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với dòng Catimor, các dòng TN1 và TN2 có các yếu tố cấu thành tương đương với dòng Catimor, dòng TH1 có các yếu tố cấu thành năng suất thấp hơn so với dòng Catimor. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2013) [13] cho biết dòng TN1 và TN2 có các yếu tố cấu thành năng suất tương đương so với dòng

Catimor. Kết quả trồng thử nghiệm dòng TN1 và TN2 ở Buôn Mê Thuật – Đắc Lắc, Sơn La, A Lưới – Thừa Thiên Huế, Hướng Hóa – Quảng Trị, Hòa Bình (Đinh Thị Tiêu Oanh, 2010) đều cho thấy dòng TN1 và TN2 có các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn hoặc tương đương so với dòng Catimor.

Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất và cũng là mục tiêu quan trọng để đánh giá ưu thế của giống mới. Kết quả đánh giá năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2014 được thể hiện ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2014

Giống Năng suất quả tươi

(kg/cây)

Năng suất lý thuyết

(tấn nhân/ha)

Năng suất thực thu

(tấn nhân/ha) TN1 6,61b 4,91d 3,43e TN2 6,62b 5,13c 3,51d TN3 8,64a 7,04b 4,42b TN4 9,03a 7,51a 4,64a TH1 4,62c 3,54e 2,81f Catimor 6,34b 4,95d 3,63c LSD0,05 1,42 0,08 0,09

Ghi chú: a,b,c,d,e,f chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai ý nghĩa ở mức α=0,05.

Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy:

Năng suất quả tươi/cây của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng dao động khá lớn. Cụ thể, năng suất quả tươi/cây trong năm 2014 dao động từ 4,6 kg quả tươi/cây (dòng TH1) đến 9,0 kg quả tươi/cây (dòng TN4). Dòng TH1 có năng suất quả tươi/cây thấp nhất và thấp hơn so với dòng Catimor (6,3 kg/cây). Dòng TN1 và TN2 có năng suất quả tươi/cây cao hơn so với dòng Catimor nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê. Các dòng có năng suất quả tươi/cây cao hơn so với dòng Catimor và sai khác có ý nghĩa thống kê là TN1, TN3 và TN4.

Năng suất lý thuyết của các dòng vô tính cà phê chè cũng dao động khá lớn từ 13,5 đến 7,5 tấn nhân/ha. Dòng có năng suất lý thuyết cao nhất là dòng TN4 (7,5 tấn nhân/ha) và dòng có năng suất lý thuyết thấp nhất là dòng TH1 (3,5 tấn nhân/ha).

Năng suất thực thu của các dòng vô tính cà phê chè cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Với LSD = 0,09 thì năng suất thực thu của các dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng dao động từ 2,8 đến 4,6 tấn nhân/ha. Cùng một quy trình kỹ thuật chăm sóc, điều kiện khí hậu và đất đai giống nhau thì năng suất thực thu của dòng TN3 và TN4 đạt trên 4 tấn nhân/ha trong vụ thu hoạch năm 2014 đồng thời cao hơn so với năng suất thực thu của dòng Catimor (3,6 tấn nhân/ha). Dòng TH1 có năng suất thực thu thấp nhất (2,8 tấn nhân/ha) do đặc điểm di truyền của dòng và thể hiện sự không thích nghi với điều kiện khí hậu tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Các dòng TN1 và TN2 có năng suất thực thu thấp hơn so với năng suất thực thu của dòng Catimor (đối chứng).

Nghiên cứu của Vũ Thị Trâm và cộng sự (2010) [17] cho biết các con lai (TN1 và TN2) của dòng Catimor trồng thử nghiệm tại Sơn La đều có năng suất thực thu tương đương hoặc cao hơn so với dòng Catimor. Các kết quả khảo nghiệm giống TN1, TN2 tại Buôn Ma Thuột, Hướng Hóa – Quảng Trị, A Lưới – Thừa Thiên Huế, Hòa Bình cũng cho kết quả tương tự. Đặc biệt dòng TN3 và TN4 là một kết quả nghiên cứu chọn lọc của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã được khu vực hóa ở một số vùng chuyên canh cà phê chè tại Việt Nam, đây là những dòng cà phê chè có triển vọng nhất (Đoàn Triệu Nhạn, 1999) [9].

Như vậy, các dòng cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt có năng suất thực thu không đồng đều, trong đó dòng TN3 và TN4 có năng suất thực thu > 4 tấn nhân/ha và cao hơn dòng Catimor (2,8 tấn nhân/ha). Kết quả lai tạo trong năm 1991 cho thấy việc sử dụng giống Catimor để lai với các thực liệu cà phê chè có nguồn gốc hoang dại từ Ethiopia không những tạo ra con lai đời F1 có ưu thế lai đối với một số tính trạng mong muốn như: khả năng cho năng suất cao hơn bố mẹ, khối lượng hạt cải thiện đáng kể và khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao mà còn giữ được kiểu hình thấp, cây tán bé tương tự như giống Catimor. Trong số 4 con lai này thì con lai TN3 và TN4 không những cho năng suất cao hơn bố hoặc mẹ là dòng Catimor (đối chứng) mà còn có khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại đà lạt, lâm đồng (Trang 85 - 88)