Đối với xã Húc huyện Hướng Hóa:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.2.1 Đối với xã Húc huyện Hướng Hóa:

Hình thức quản lý và sử dụng rừng theo hộ gia đình dưới dạng “rừng ma” được người dân ở đây sử dụng từ nhiều đời nay. “Rừng ma” được cả người đồng bào Pa Cô, Vân Kiều áp dụng và sau này dựa vào chính sách giao rừng cho các hộ gia đình quản

lý thì “rừng ma”được pháp luật hóa là giao rừng cho hộ gia đình quản lý.

Khái niệm “rừng ma” theo các hộ gia đình quản lý cho biết: “rừng ma” là một

diện tích rừng tự nhiên từ 2-5 ha tùy vào số lượng người trong gia đình và tùy vào việc

thế hệ trước để lại bao nhiêu thì thế hệ sau duy trì, hộ gia đình quản lý từ đời này sang

đời khác có các móc ranh giới được người trong thôn quy định với nhau giao cho gia đình đó quản lý và sử dụng. “rừng ma” được sử dụng chủ yếu vào việc khai thác gỗ để làm quan tài khi có người trong gia đình đó chết và “rừng ma” là nơi chôn cất các

thành viên trong gia đình đó.

Một số quy ước về “rừng ma”:

+ “Rừng ma” của gia đình nào thì gia đình đó quản lý và sử dụng, người ngoài

gia đình đó nếu xâm phạm đến rừng đó khi bị phát hiện sẽ phải thực hiện nghi thức

“cúng” việc “cúng” này do gia đình quản lý rừng đó thực hiện và mọi chi phí do người

vi phạm đó chi trả, điều đáng chú ý là trong lễ “cúng trâu” đó nhất thiết phải có rượu,

3 thúng lúa nếp và trâu bạc (gia đình chủ khu rừng đó có bao nhiêu “con ma” tức là gia

đình chủ khu rừng đó có bao nhiêu người chôn cất trong khu rừng đó thì phải “cúng”

bấy nhiêu con trâu). Nếu người nào vi phạm mà không thực hiện nghi thức “cúng” trên thì bị coi là có tội với làng và bị đuổi ra khỏi làng.

+ Việc khai thác rừng chỉ được thực hiện khi có một thành viên trong gia đình

đó chọn một cây gỗ phù hợp rồi cắt hạ việc cắt hạ và chế biến cây gỗ đó thành quan tài

được thực hiện ngay tại khu rừng đó, số gỗ còn lại sẽ được bỏ lại trong rừng, việc thực

hiện chỉ được làm khi mặt trời vừa lên và kết thúc vào lúc mặt trời lặn.

+ Gỗ khai thác từ “rừng ma” chỉ dùng vào một mục đích duy nhất là làm quan tài ngoài ra tuyệt đối không sử dụng vào mục đích khác. Nếu sử dụng vào mục đích

khác thì người sử dụng gỗ đó và gia đình họ sẽ bị các “con ma” của người chủ khu

rừng đó “trách phạt” các thành viên trong gia đình thường xuyên bị đau ốm và làm kinh tế thì thua lỗ.

Trong cộng đồng dân cư ở xã Húc việc thực hiện quy ước “rừng ma” được thực

hiện rất nghiêm túc, tuy không có văn bản nào được xây dựng nên chỉ có các quy ước

bằng miệng truyền từ đời này sang đời khác nhưng mọi người trong cộng đồng ai cũng làm theo. Do đó những diện tích rừng quản lý theo hình thức “rừng ma ” này thường là những khu rừng có trử lượng với nhiều cây rừng có đường kính lớn phát triển rất tốt. Hình thức này tỏ ra có hiệu quả rất tốt khi người ngoài không thể xâm phạm được bởi quy ước của nó rất hà khắc nếu vi phạm mà bị phát hiện thì phải đền bù với giá trị tài sản rất lớn.

Ưu điểm của hình thức quản lý “rừng ma”:

+ Sau khi rừng được giao thì rừng được bảo vệ tốt, hạn chế tối đa cáctác động

từ bên ngoài vào rừng, diện tích rừng được duy trì ổn định qua nhiều năm.

+ Giảm thiểu tối đa các chi phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

+ Đây là một nét văn hóa riêng của các đồng bào dân tộc ít người sống trên địa

bàn huyện Hướng Hóa sau này những khu rừng này được gọi là “rừng tín ngưỡng”. Nhược điểm:

Hình thức “rừng ma” này có những quy ước rất hà khắc đối với người xâm

phạm đến khu rừng này xong hình thức này vẫn có một số nhược điểm đó là:

+ Người dân trong làng vẫn có thể khai thác được các cây gỗ lớn có giá trị trong

‘rừng ma” mà không bị xử phát đó là theo quy ước của “rừng ma” khi gia đình chủ

rừng có người chết thì được khai thác rừng để làm quan tài và chỉ được thực hiện trong

1 ngày lợi dụng vào đó các đối tượng đã móc nối với các thanh niên trong làng dùng các công cụ hỗ trợ để khai thác một cây gỗ rừng có đường kính lớn và có giá trị, gia

đình chủ khu rừng chỉ lấy đủ số lượng gỗ để làm quan tài, số gỗ còn lại được các thanh niên trong làng cưa nhỏ và đưa ra khỏi khu rừng bán cho các đối tượng mua bán gỗ đã móc nối trước. Đây là một hạn chế của hình thức “rừng ma” được các đối tượng mua

+ Đối với những khu “rừng ma” có những cây gỗ có kích thức lơn và giá trị trị

kinh tế quá cao như cây gỗ Hương, cây gỗ Trắc sau khi nắm rõ được vị trí của các cây

gỗ đó các đối tượng khai thác gỗ trộm chấp nhận hình thức “cúng trâu” để khai thác trộm các cây gỗ có giá trị đó.

Hiện nay diện tích “rừng ma” của xã Húc khoảng 105 ha bao gồm 75 hộ gia đình và có phạm vi ở hầu hết các thôn trong xã quản lý theo hình thức này, trong đó có 49,3 ha được Hạt Kiểm lâm cụ thể hóa bằng việc giao cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng,

diện tích còn lại chưa được giao.

Qua hình thức quản lý và sử dụng “rừng ma” của đồng bào dân tộc Vân Kiều và Pa cô ở xã Húc cho thấy đây là một hình thức quản lý và sử dụng rừng có hiệu quả cao

trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, mô hình này cần được phát triển rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)