Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 86 - 87)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.8.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật lâm nghiệp

- Về mặt pháp lý

Cần phân định rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập cơ chế, tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo ngành và liên ngành hợp

lý để quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.

Dưới sự chủ trì của UBND huyện cần rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng để áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện của từng xã.

- Về chính sách tài chính và tín dụng

Nên chú trọng đến việc nghiên cứu các chính sách thuế trong lâm nghiệp với mục đích lấy số tiền thuếđó phục vụ cho công tác bảo vệ, tái tạo lại.

Đưa ra các chính sách khuyến khích mọi nguồn vốn đầu tư vào trồng rừng ( cả

rừng phòng hộ) thông qua việc giao đất, cho thuê đất.

Có các chính sách vềđầu tư và hưởng lợi để hỗ trợ cho chủ rừng và cộng đồng; Hình thành các quỹ bảo vệ và phát triển rừng đểtăng thêm các nguồn chi cho các hoạt

động bảo vệ và phát triển rừng.

- Về mặt cộng đồng - xã hội

Tổ chức các lớp tập huấn nhằm tạo điều kiện cung cấp các kiến thức cơ bản về

bảo tài nguyên rừng.

Hạn chế các tình trạng du canhdu cư của các đồng bào dân tộc trong vùng để

không ảnh hương đến diện tích rừng.

Tuyên dương và có những chính sách thích hợp cho những người can đảm trong

công tác bảo vệ và quản lý rừng.

Có chương trình về thông tin giáo dục truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp

luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ

phù hợp với từng đối tượng, tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu vùng xa.

Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây

dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở thôn, bản. Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng.

3.8.2. Hoàn thành công tác giao đất giao rừng ở những diện tích rừng do UBND xã quản lý cho các cộng đồng, hộgia đình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 86 - 87)