BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 85 - 86)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua việc phân tích về hiện trạng quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn

đồng thời thông qua các chính sách có liên quan đến những kết quảđạt được, tôi có thể

rút ra các bài học kinh nghiệm dưới đây:

Thứ nhất: Bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của Nhà

nước và nhân dân. Điều này đòi hỏi các giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, trước hết là tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý về lâm nghiệp, giáo dục nhân dân ý thức trách nhiệm, nhận thức đầy đủ, sâu sắc, vị trí, vai trò của rừng đối với đất nước, con người,

đối với các thế hệtương lai. Đồng thời điều hết sức quan trọng còn ở chổnó đòi hỏi phải đặc biệt chú ý phát triển lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội, phát triển kinh tế nghề rừng, tạo nên sức mạnh cộng đồng, là sức mạnh to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của đất nước.

Thứ hai: Trong công tác quản lý và bảo vệ rừng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng từ trung ương đến địa phương nên làm giảm bớt thiệt hại.

Thứ ba: Trong những năm gần đây thịtrường lâm sản trong địa bàn đã được chú trọng và đem lại thu nhập cao và tạo ra động lực khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế có liên quan tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên.

Thứtư: Công tác quản lý rừng đã áp dụng các biện pháp tập trung chú trọng vào việc đi sâu giải quyết các vấn đề của đồng bào nghèo khu vực miền núi thông qua các hình thức hỗ trợ phát triển sinh kế của các hộgia đình.

Thứ năm:Đối với công tác giao đất giao rừng đang tiếp tục đẩy mạnh và chú trọng nhằm đảm bảo rừng có chủ thực sự, xác định rõ quyền làm chủ về lợi ích thực sự

của người sử dụng đất của các chủ rừng.

Thứ sáu: Trong công tác chọn các loài cây trồng thì việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ bộ khoa học kỹ thuật và lựa chọn các loài cây trồng mới phù hợp với các

điều kiện của địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển rừng.

Thứ bảy: Trong các lực lượng tham gia bảo vệ rừng thì lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng thôn bản đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý bảo vệ rừng và lâm sản, đặc biệt trong những năm gần đây vì vậy cần chú trọng xây dựng và đào

Thứ tám: Công việc mới được đầu tư trong những năm gần đây đó là việc bảo tồn các động vật hoang dã trên đại bàn đã được quan tâm. Trong việc nuôi cần áp dụng các biện pháp nuôi cụ thểđối với các loài đang có giá trị cao.

Thứ chín: Bảo vệ và phát triển rừng phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch mang tính khoa học đểđạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 85 - 86)