L ỜI CẢM ƠN
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN
3.8.2. Hoàn thành công tác giao đất giao rừng ở những diện tích rừng do UBND xã quản
Đẩy mạnh giao, cho thuê, khoán rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSDD cho các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên các hộ sống chủ
yếu bằng nghề rừng; xây dựng thí điểm một số mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng để nhân ra diện rộng.
Phấn đấu toàn bộ số diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND các xã quản lý và số diện tích thu hồi sau rà soát từ Ban quản lý rừng phòng hộđược cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
UBND huyện tiến hành rà soát lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các hộgia đình, cá nhân theo Nghị định số 02/CP và Nghịđịnh số 163/1999/CP, giải quyết các chồng chéo, vướng mắc, hoàn chỉnh lại hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành. Rà soát quỹđất, cân đối nhu cầu sử dụng của hộgia đình, cá nhân trên địa bàn,
đề xuất thu hồi cắt chuyển một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở các chủ rừng hiện quản lý, sử dụng không hiệu quả, xây dựng phương án tổng thể vềgiao đất, giao rừng cho hộgia đình, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt; sau khi phương án được phê duyệt chỉđạo các xã, thị trấn xây dựng phương án
giao rừng cho các hộ gia đình, trình Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thông qua và báo cáo UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Trước mắt phải khẩn trương xây
dựng phương án để giao hết số diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND các xã, thị trấn đang quản lý xong đên năm 2020. UBND huyện cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá, hướng dẫn và có biện pháp cụ thể với từng xã, thị trấn.
Xây dựng thí điểm một số mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng
để nhân ra diện rộng. Với quan điểm dựa vào dân, dựa vào cộng đồng địa phương để
quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác sử dụng rừng đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả
ngày càng cao; kinh doanh rừng phải tuân thủ luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân và cộng đồng địa phương; duy trì được khảnăng phòng hộ, đa dạng sinh học của rừng. Phương châm quản lý là cộng đồng cùng bàn, cùng góp sức bảo vệ, xây dựng rừng, cùng kiểm tra và cùng chia sẽ lợi ích công bằng. Việc xây dựng các mô
hình sẽhướng tới các nội dung chính gồm: Giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ, hoặc các cộng đồng thôn, xóm để quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; Trên cơ sở quy định của pháp luật, hướng dẫn nhóm hộ, cộng đồng cùng nhau bàn bạc xây dựng
quy ước về bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng của họ; thiết lập bộ máy quản lý, điều hành của cộng đồng hoặc của nhóm hộgia đình; Xây dựng quy chế quản lý, Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, gồm kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm;
triển khai thực hiện các hoạt động QLR cộng đồng, nhóm hộ; cộng đồng tổ chức
giám sát đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, theo quy ước của cộng
đồng (nếu cần thì có sự tham gia của chính quyền xã); tổ chức đánh giá hiệu quảđem
lại trong quá trình thực hiện (thay đổi về thu nhập các hộgia đình; thay đổi vềđộ che phủ so với trước; sản lượng trên đơn vị diện tích; cháy rừng, sâu bệnh hại...); rút bài học kinh nghiệm, bổ cứu và nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương khác. Trước mắt tập trung xây dựng hoàn chỉnh mô hình tại các xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp trong
năm 2018, để từ đó đánh giá nhân ra diện rộng trên địa bàn toàn huyện, có như vậy thì mới huy động được sự tham gia tích cực của người dân, của cộng đồng vào công tác bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả.
Rà soát lại việc quy hoạch và quản lý diện tích nương rẫy, bảo đảm duy trì diện tích canh tác ổn định cho đồng bào; đồng thời cũng đẩy mạnh công tác thống kê phân loại cụ thể từng loại đất nương rẫy thuộc vào loại rừng phòng hộ và rừng sản xuất để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các gia
đình và các nhân.
Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung trong khu vực. Đầu tư chú trọng quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ, phát triển các trang trại lâm nghiệp. Không quy hoạch các
cơ sở chế biến, xưởng xẻở gần rừng đặc dụng, phòng hộ phải bảo vệ.
Trong ban quản lý rừng phòng hộ, các đơn vịđược nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp thực hiện tốt các cơ chếđồng quản lý phối hợp với người dân trong vùng
để cùng nhau chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi từ rừng. Thông qua đó có thể chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ rừng và từ sựđóng
góp của các bên liên quan.