Tác động từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thu hồi đất sản xuất của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 66)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.3.1. Tác động từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thu hồi đất sản xuất của các hộ

- Dự án trồng cây Mác ca tại xã Tân Hợp và xã Hướng Tân: Tổng diện tích

thực hiện dự án giai đoạn 1 là: 640 ha trong đó đã thực hiện việc thu hồi đất để triển

khai thực hiện từ năm 2013 đến 2016 là 583 ha đất quy hoạch là đất rừng sản xuất của

108 hộ gia đình của 2 xã. Xã Hướng Tân 20 hộ với điện tích thu hồi là 35 ha trung bình mỗi hộ bị thu hồi là: 1,75 ha/hộ, Xã Tân Hợp 98 hộ với diện tích thu hồi là 492 ha trung bình mỗi hộ là: 5,02 ha/hộ và 50 ha rừng sản xuất của Công ty MDF để thực

hiện dự án trồng cây Mac Ca dưới hình thức doanh nghiệp FDI đầu tư phát triển nông nghiệp sạch.

Như chúng ta đã biết cây Mac ca là cây có nguồn góc từ Úc, cung cấp hạt làm thực và là cây đang trong quá trình trồng thử nghiệm tại một số tỉnh ở Tây bắc và Tây nguyên và huyện Hướng Hóa cũng được đấu tư trồng thử nghiệm. Đáng chú ý ở đây

việc trồng cây Mac ca chỉ được khuyến cáo và trồng thử nghiệm ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, tỉnh Quảng Trị không nằm trong khu vực được khuyến cáo trồng cây

Mac Ca. Đến năm 2015 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư sô

44/2015/TT-BNNPTNT ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính và trong Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN, ngày 05/04/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây

Nguyên đến năm 2020. Nhưng doanh nghiệp FDI cũng được xây dựng dự án trồng cây

Mac ca vào năm 2103 tại địa bàn huyện Hướng Hóa với quy mô đến 1000 ha vẫn được phê duyệt.

+ Những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội khi thực hiện dự án: Những người bị ảnh hưởng trực tiếp đó là các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất sau khi bị thu hồi đất được đền bù một số tiền, các hộ gia đình ở đây đua nhau mua xe máy, làm nhà sắn sửa

các vật dụng trong gia đình và sau một năm tiêu hết số tiền được đền bù các hộ gia đình quay trở lại với công việc hàng ngày là làm nông nghiệp nhưng đã không còn đất

canh tác, đối diện với khó khăn một số đi làm công nhân cho dự án nhưng số lượng

công nhân có hạn nên có được 20 người được nhận, số còn lại họ đã phải kiếm sống

bằng nghề khác.

Ngoài ra khu vưc được thu hồi đất để thực hiện dự án trước đây là nơi trồng

rừng sản xuất, trồng sắn, khu vực chăn thả của các hộ gia đình ở xã Hướng Tân, Tân

Hợp nay sau khi bị thu hồi người dân không có nơi chăn thả nên đã đẩy các hộ dân ở đây đưa đàn trâu bò của mình vào các diện tích rừng tự nhiên của Ban quản lý rừng

các khu vực thực hiện dự án trồng Mac ca gây thiệt hại cho dự án. Năm 2016 đã có nhiều lần người dân ở đây không có đất sản xuất đã lấn chiếm đến đất rừng nơi họ không được canh tác. Việc này đã gây ra mâu thuẫn giữa BQL rừng và các hộ gia

đình, giữa dự án và các hộ gia đình, do đó những năm trong giai đoạn tự 2014 -2016 nhiều lần phía BQL rừng, phía dự án trồng cây Mac ca kiến nghị với các cơ quan

chức năng về việc người dân chăn gia súc trên lãnh thổ của hộ gây thiệt hại cho họ,

vấn đề an ninh trật tự của địa phương trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

+ Những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của khu vực khi thực hiện dự án:

Đối với dự án trồng cây Mac Ca tại khu vực nghiên cứu với phương thưc trồng thuần

với mật độ 5mx10m theo hàng ngang theo triền đồi chứ không theo đường đồng mức, việc sử lý thực bì theo phương pháp bóc phong hóa cày trên toàn bộ diện tích.. như

vậy với diện tích là 583 ha có độ dốc lớnvà phương thức thức hiện như vậy sẽ làm cho hiện tượng rửa trôi, xói mòn cực kỳ mạnh trong khi đó phía dưới chân khu vực trồng

Mac Ca là khu vực canh tác nông nghiệp của các hộ gia đình của thôn Tà Đủ, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa và Thôn Mới của xã Đakrông, huyện Đakrông, lòng hồ của

thủy điện Hạ Rào Quán nên sau khi tiến hành triển khai thực hiện dự án lượng đá xói

mòn đã lấp đây các ruộng lúa, các diện tích trồng chuối và một lượng lớn đất đá lắng

tụ xuống lòng hồ chưa nước của thủy điện. Nếu trong thời gian tới không có các biện

pháp khắc phục hiện tượng xói mòn trên thì không những làm diện tích canh tác của người dân bì vùi lập hoàn toàn mà lòng hố chứa nước của thủy điện Hạ Rào Quán sẽ bị

lắng tụ đầy đất đá.

Một vấn đề nữa đó là việc khai thác trộm gỗ ngày càng xãy ra nhiều hơn, việc

lấn chiếm đất rừng để sản xuất diễn ra ở khắp mơi, điểm hình là quanh khu vức thực

hiện dự án với vành đai 1km bao quanh dự án rừng đã bị khai thác khá nghiêm trọng

với diện tích 69,7ha rừng từ rừng có trữ lượng trung bình nay đã trở nên nghèo kiệt. Ở

xã Tân Hợp và Hướng Tân người dân đã tự ý khai hoang trên diện tích 19,7ha rừng tự

nhiên của Ban quản lý rừng Phòng hộ Hướng Hóa Đakrông sau khi xin chủ trương

chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang rừng sản xuất nhưng không được

chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)