Tác động từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 66)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.3.2. Tác động từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án trồng rừng sản xuất

Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn nghiên cứu bao gồm dự án Dự

án hỗ trợ phát triển sản xuất “dự án 135”, Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, dự

án hành lang bảo tồn đa dạng tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn II. Là những dựa án trực tiếp đầu tư nhằm hỗ trợ các hộ gia đình trên địa bàn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, thay đổi nhận thức và góp phần vào việc bảo vệ rừngtrên cơ sở các hộ gia đình có nhu cầu và có đất sản xuất.

+ Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất “dự án 135” được đầu tư cho các hộ gia đình về cây, con giống và các kỹ thật với định suất đầu tư tối đa là 7.000.000

đồng/hộ nghèo để cải thiện kinh tế nguồn vố từ ngân sách nhà nước.

+ Đối với Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2011-2015 xã

Húc đầu được đầu tư 75 ha, giai đoạn 2016 đến nay được đầu tư 150 ha rừng sản xuất

với loài cây trồng chủ yếu là keo lai giâm hom với định suất 3.000.000 đồng/ha. Xã Tân Hợp được đầu tư 15 ha.

+ Đối với Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Công

giai đoạn II: Đây là dự án thực hiện các nhiệm vụ phục hồi lại các diện tích rừng tự

nhiên nghèo kiệt, trồng mới lại các khu vực rừng tự nhiên bị tàn phá đồng thời hỗ trợ

phát triển sinh kế của các cộng đồng dân cư sống gần rừng từ đó tạo tiền đề cho việc

bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên nhằm nối lại các khu bảo tồn thiên thiên Bắc Hướng

Hóa và Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đây là một trong nhũng dự án mang tính tích

cực trong việc bảo vệ sự đa dạng và phục hồi rừng tự nhiên song trong quá trình triển

khai một số hạn chế và sai lầm dần bị phát hiện đó là đối với các hộ gia đình có nhu cầu phát triển nông nghiệp cũng như lâm nghiêp trên nhũng diện tích đất sản xuất họ đã sử dụng nhũng diện tích canh tác nông nghiệp hiện nay để được đầu tư vào trồng

rừng sinh kế nên không còn diện tích đất để sản xuất lương thực hàng ngày trong đó

cây lúa rẫy là cây trồng chủ yếu, hộ đã lợi dụng những diện tích rừng tại các ranh giới

với của các chủ rừng để khai hoang lấn chiếm làm đất sản xuất.

3.3.3. Tác động từ việc đóng cửa rừng và ngừng xuất khẩu gỗ của nước bạn Lào

Từ đầu năm 2015 việc nước bạn Lào đóng cửa rừng cấm khai thác rừng tự

nhiên và ngừng cấp thị thực về việc xuất khẩu gỗ qua các nước đã làm cho nguồn cung ứng về gỗ rừng của nước ta trở nên hạn hẹp trong lúc nhu cầu về gỗ ngày càng cao

đặc biệt trước sự gia tăng nhanh chóng về dân số nhu cầu về làm nhà và các vật dụng

bằng gỗ tăng cao, hơn nữa khí hậu của huyện Hướng Hóa là khí hậu nóng ẩm, gió mùa nên cần sử dụng các loại gỗ rừng tự nhiên có tính chất chắc chăn, cứng, chống chịu được với điều kiện khắc nghiệt, trước nhu cầu về gỗ ngày càng cao trong khi nguồn cung ứng lại giảm mạnh do đó giá cả về gỗ nguyên liệu sử dụng trên địa bàn

tăng cao đột ngột.

Chính vì vậy việc khai thác trộm gỗ rừng ngày càng diễn ra mạnh hơn, với

nhiều thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh hơn. Các đối tượng vì mục đích lợi nhuận kinh tế đã ngang nhiên vào khai thác trộm tại các khu vực rừng tự nhiên chống đối lại các lực

lượng bảo vệ rừng, dùng các phương tiện hiện đại như cưa xăng công xuất lớn, các loại xe kéo để vận chuyển gỗ lậu ra ngoài rừng để tiêu thụ. Do đó công tác bảo vệ rừng

gặp rất nhiều khó khăn, các lực lượng phải tổ chức tuần tra, theo dõi thường xuyên và phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng liên quan mới hạn chế được nạn phá rừng.

3.3.4. Tác động gián tiếp của việc xây dựng hệ thống đường giao thông

Trong công cuộc phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống của người

dân ở những vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện phát triển kinh tế thu hẹp khoảng cách

giữa các vùng miền, đồng thời phát huy các tiền năng về điều kiện tự nhiên mang lại như phát triển thủy điện, điện gió… Việc xây dựng hệ thống đường giao thông rộng

rãi đã tạo điều kiện cho những kẻ phá rừng và vận chuyển gỗ lậu hoạt động mạnh,

trong nhũng năm qua sau khi xây dựng xong tuyến đường giao thông phục vụ cho

công trình điện gió thuộc xã Hướng Linh đã phát hiện 7 phá rừng và vận chuyển gỗ lậu

với khối lượng 15,7 m3 bị cơ quan chức năng thu giữ. Tuyến đường phục vụ dự án

trồng cây Mac Ca tại xã Tân Hợp sau khi hoàn thành mỗi ngày có từ 2-3 xe chở các

sản phẩm cây rừng tự nhiên làm nguyên liệu đi qua khu vực.

3.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG TỰNHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU NHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.4.1. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu

Thông qua phỏng vấn và thảo luận với người dân địa phương, kết quả cho thấy Hạt kiểm lâm huyện có mối quan hệ tốt với người dân địa phương ở các xã vùng nghiên cứu. Các chương trình và dự án của Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã và

đang thực hiện (dự án BCC), đã hỗ trợ các cộng đồng dân tộc sinh sống gần rừng, góp phần cải thiện điều kiện sống, giảm thiểu mối đe dọa và sức ép đối với tài nguyên rừng Bảng 3.11 cho thấy những nỗ lực của cộng đồng bảo vệ tài nguyên rừng ở ba xã vùng nghiên cứu, bao gồm các hoạt động về nâng cao năng thực thi pháp luật và quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Bng 3.11. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu Lĩnh vực Các hoạt động hợp tác của cộng đồng Người tổ chức/dự án Tình trạng Đối tượng tham gia Mức độ tham gia Thực thi pháp luật Tuần tra bảo vệ rừng Kiểm lâm địa bàn Thường xuyên 2-4 lần/ tháng Kiểm lâm địa bàn, Các chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng của thôn Tích cực Tham gia chống săn bắt và đặt bẫy và khai thác gỗ trái phép, chặt, phá rừng và lửa rừng Kiểm lâm địa bàn, Ban quản lý rừng Phòng Hộ Hướng Hóa ĐaKrông Ít thường xuyên 1 lần/tuần Kiểm lâm địa bàn, Tổ bảo vệ rừng thôn, Công an viên tích cực

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng Giao rừng cho cộng đồng quản lý, Xác định ranh giao rừng cộng đồng trên bản đồ và thực địa Hạt Kiểm lâm. Tham gia đầy đủ các thành phần Kiểm lâm địa bàn, UBND xã, Cộng đồng được giao Tích cực

Điều tra tài

nguyên rừng Hạt Kiểm lâm Định kỳ trước khi giao 1 lần và sau khi giao 3 năm 1 lần Kiểm lâm địa bàn, cộng đồng được giao Tích cực Khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng Hạt Kiểm lâm, Dự án BCC Hàng năm tổ chức thực hiện 1 lần khi có nguồn vốn hỗ trợ Kiểm lâm địa bàn, cộng đồng được giao Tham gia theo yêu cầu của dự án

Qua bảng trên kết quả cho thấy các hoạt động hợp tác tham gia của cộng đồng với Hạt kiểm lâm, các chủ rừng có liên quan và các chương trình dự án đã có một số

mặt tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng như sau:

- Quản lý, kiểm soát khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở ba xã vùng nghiên cứu.

- Tăng thu nhập, ổn định đất canh tác, giảm được tình trạng lấn rừng - Bảo vệ tốt rừng hiện có.

- Giảm áp lực khai thác nguồn tài nguên thiên thiên từ rừng tự nhiên

Để bảo vệ và quản lý rừng có hiệu quả, ngoài việc thực thi pháp luật bảo vệ

rừng, cần phải thành lập ban quản lý rừng cộng đồng, tổ tuần tra bảo vệ rừng, xây dựng qui ước quy ước bảo vệ và phát triển rừng và các hoạt động khác có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

+ Về thành lập ban quản lý rừng cộng đồng và tổ tuần tra bảo vệ rừng: Ban quản lý rừng cộng đồng là Ban quản lý thôn ( 3 ban, 1 ban 10 người) và tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng (10 tổ, 5 người/ tổ) ban quản lý đều được người của ban quản lý

thôn được bầu chọn, thành viên của tổ bảo vệ rừng là những thanh niên, có sức khỏe, có uy tín và trách nhiệm được cộng đồng lựa chọn, tổ bảo vệ rừng chủ yếu là hoạt

động tự nguyện dưới sựđiều hành của Trưởng thôn. Ban quản lý có trách nhiệm việc tổ chức lực lượng, triển khai công tác tuần tra bảo vệ rừng và các hoạt động phát triển rừng. Tuy nhiên hoạt động của các Ban quản lý còn hạn chế.

+ Về xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng: Các cộng đồng sau khi được giao rừng chủ yếu dựa vào luật tục và các quy định của Nhà nước để quản lý bảo vệ

rừng, chỉ có 02 thôn được xây dựng mới Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng với sự

tham gia của người dân trong thôn và được UBND huyện phê duyệt. Nội dung quy

ước quy định quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ phát triển rừng; quy ước được phổ biến cho dân biết để thực hiện; đa sốngười

dân đã có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ khu rừng được Nhà nước giao. Quá trình xây dựng quy ước được sự hỗ trợ của cán bộ Kiểm lâm địa bàn.

+ Về lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Được sự hỗ trợ của các dự án và vốn sự nghiệp kinh tế, sau khi giao rừng cho cộng đồng, hộgia đình bảo vệ có 02 cộng

đồng Ho Le và Húc Thượng thuộc xã Húc xây dựng được kế hoạch quản lý rừng cộng

đồng được UBND xã phê duyệt. Song việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng chưa được triển khai.

+ Về công tác bảo vệ rừng: Công tác bảo vệ rừng của cộng đồng thôn được tổ

bảo vệ rừng thực hiện, tổ bảo vệ rừng có trách nhiệm tuần tra bảo vệ rừng theo sự phân công của ban quản lý rừng, hàng tháng đi tuần tra 2 - 4 ngày; đối với rừng của hộ gia

đình thì các hộđã phối hợp tổ chức đi tuần tra bảo vệ rừng; ngoài ra gắn công tác bảo vệ rừng với các hoạt động khác của người dân trong thôn.

Những nỗ lực trong công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

- Đối với Ban Chỉ huy công tác bảo vệ và phát triển rừng cấp xã:

+ BCĐ cấp xã đã tổ chức hội nghịđánh giá công tác bảo vệ rừng năm 2015 và

triển khai nhiệm vụnăm 2016.

+ Củng cốBCĐ xã gồm các thành viên trong đó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Kiểm lâm địa bàn tham mưu cùng các thành viên gồm các trưởng thôn xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

+ Tham mưu cho UBND xã thực hiện việc việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên do UBND xã và các hộgia đình nhận khoán quản lý trên địa bàn xã.

+ BCĐ cấp xã dưới sự tham mưu chính của kiểm lâm địa bàn về các vấn đề

quản lý tìa nguyên rừng và có Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên là các

trưởng thôn trog việc tuần tra bảo vệ rừng, báo cáo kịp thời các vi phạm về quản lý tài

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý tài nguyên rừng đến từng thôn trong xã.

Đối với UBND các xã, thị trấn:

Trên cơ sở các văn bản chỉđạo của UBND tỉnh, huyện. UBND các xã, thị trấn

đã tăng cường chỉđạo các ban ngành ởđịa phương phối hợp với lực lượng Kiểm lâm trong công tác tuyên truyền vận động, quản lý nương rẫy và đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng ngay trên địa bàn. Củng cố, kiện toàn BCĐ cấp xã, 83 tổđội quần chúng bảo vệ rừng.

Đối với các chủ rừng Chủ rừng:

Các chủ rừng: BQL RPH Hướng Hóa-Đakrông, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa,

Đoàn KT-QP 337 đã chủ động xây dựng phương án BVR-PCCCR, tu sửa các công trình bảo vệ rừng (chòi canh, đường ranh cản lửa). Tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ

rừng tuần tra, kiểm tra trong mùa nắng nóng, chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, phương tiện, lực lượng tham gia chữa cháy. Năm 2016 không xảy ra cháy rừng.

Đối với Lực lượng Kiểm lâm:

+ Công tác tuyên truyền:

* Tổ chức họp dân phổ biến Pháp luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho 56 thôn bản có 2.245 lượt người; tổ chức truyên truyền lưu động 01 đợt về PCCCR.

* Hạt Kiểm lâm thường xuyên thông báo trên Đài phát thanh- Truyền hình để

cho chủ rừng và mọi người dân biết để có biện pháp phòng ngừa cháy rừng.

* Phối hợp, đưa tin lên đài phát thanh truyền hình huyện 10 tin trong công tác PCCCR, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

+ Công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng:

* Tham mưu củng cố 20 BCĐ các cấp (01 ban cấp huyện và 16 ban cấp xã, 02 chủ rừng); xây dựng và củng cố24 phương án PCCCR (huyện, xã, chủ rừng).

* Chỉđạo lực lượng Kiểm lâm tăng cường giám sát, kiểm tra và quản lý canh

tác nương rẫy.

* Thành lập và củng cố 83 tổđội quần chúng bảo vệ rừng gồm 569 người tham gia ở các thôn, bản.

* Bố trí lực lượng thường trực tại văn phòng Hạt Kiểm lâm ngay từ đầu mùa nắng để tiếp nhận và xử lý thông tin cháy rừng; thường xuyên bảo dưỡng máy móc,

phương tiện, dụng cụ và sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng. + Công tác kiểm kê rừng, giao rừng tự nhiên, cập nhật diễn biến rừng:

* Công tác kiểm kê rừng: tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chỉđạo, 01 tổ kiểm kê rừng và 01 tổ nghiệm thu cấp huyện. Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho

UBND xã, thị trấn thành lập 22 tổ kiểm kê rừng của xã. Đã hoàn thành các bước trong Kiểm kê rừng và hồsơ thủ tục theo quy định.

* Công tác giao rừng tự nhiên: Tổ chức giao rừng tự nhiên cho các hộgia đình và cộng đồng dân cư bảo vệvà hưởng lợi với diện tích 930,54 ha. Trong đó:

Nguồn sự nghiệp kinh tế Kiểm lâm 2016: Đã giao 315,74 ha cho cộng đồng thôn Cát xã Hướng Sơn.

Nguồn vốn dự án REDD+: Đã giao 614,8 ha cho 22 hộgia đình thôn Cát và 09 hộgia đình thôn Mới, xã Hướng Sơn.

* Công tác cập nhật theo dõi diễn biến rừng: Trong năm đã triển khai thực hiện công tác cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp với tổng diện tích biến động: 2192,5 ha; Nguyên nhân: Trồng mới: 549,6 ha; khai thác: 99,2 ha; Chuyển đổi mục

đích sử dụng: 591,4 ha, Khoanh nuôi bảo vệ: 289,2 ha, khác: 663,1 ha. Làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.

+ Công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng:

Phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông theo dõi 06 ô

điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại rừng tại các xã Húc, Tân Thành, Khe Sanh. + Công tác cứu hộ, Bảo vệđộng vật hoang dã:

Công tác cứu hộđộng vật hoang dã thường xuyên được tăng cường. Kiểm lâm

địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các

quy định của Nhà nước về bảo vệcác loài động vật hoang dã và vận động nhân dân tham gia bảo vệ, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệđộng vật hoang dã trong nhân dân.

Trong năm đã bắt giữ và xử lý vi phạm hành chính 07 vụ vi phạm. Xử lý tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)