Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 79)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.4.4. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép

3.4.4.1. Thực trạng khai thác gỗ trái phép ở khu vực nghiên cứu.

Bng 3.18. Bảng tổng hợp về khai thác gỗ trái phép ở khu vực nghiên cứu

Năm

Xã Húc Tân Hợp Hướng Tân

Số vụ Khối lượng gỗ thu giữ (m3) Số vụ Khối lượng gỗ thu giữ (m3) Số vụ Khối lượng gỗ thu giữ (m3) 2014 17 56,5 4 2,5 14 21,9 2015 14 30,2 6 7,8 17 25,8 2016 10 16,7 12 16,9 19 33,6

(Nguồn: Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Húc, Tân hợp, Hướng Tân)

Trong thời gian vừa qua lực lượng kiểm lâm trên địa bàn khu vực nghiên cứu

đã có những nỗ lực to lớn nhằm ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp nhưng hoạt động khai thác của lâm tặc ngày càng tăng với quy mô rộng, ở

các khu vực rừng sâu và xa với các thủđoạn tinh vi hơn nhiều khiến lực lượng quản lý khó phát hiện, ngoài các phương tiện vận chuyển chủ yếu là trâu kéo hiện nay các

đối tượng còn dung tác loại tời rút chạy bằng xăng kéo xuống các khu vực có dòng

nước lớn đềđóng bè kéo ra ngoài rừng tiêu thụ, Tại địa bàn xã Hướng Tân Lợi dụng lòng hồ của thủy điện Rào Quán kéo dài trên nhiều xã đã tạo điều kiện để các đối

tượng vận chuyển gỗ, việc xác định khối lượng cũng như quy mô về các vụ khai thác rừng trái phép rất khó khăn do không tiếp cận được với các đối tượng và các diện tích rừng bị phá.

Các hoạt động khai thác trái phép diễn ra với quy mô nhỏ lẽ diễn ra trên toàn bộ phạm vi của huyện, tập trung ở những nơi còn rừng giàu, khu vực giáp ranh, nơi

thuận lợi vềgiao thông đường bộ, đường thủy và chủ yếu nhằm vào một số loài có giá trị thương mại hoặc tiện dụng cao như Lim xẹt, Giổi, Ten Mật, Trường, Sao, Sến... Đặc biệt là sau năm 2015 khi hoàn thành việc xây dựng đường dân sinh,

đường vận chuyển để phục vụ dự án Điện Gió tại xã Hướng Linh, hoạt động khai thác rừng ở khu vưc giáp ranh của xã Tân Hợp, Hướng Tân diễn ra mạnh mẽhơn,

gần 56 ha rừng trải dài theo tuyến đường bị khai thác mạnh các cây có đường kính lớn và các cây gỗ có giá trị lớn bởi đã dễ dàng vận chuyển về không qua trạm kiểm soát Liên Hợp ở Tân Hợp.

Các hoạt động khai thác gỗ vẫn xảy ra quang năm nhưng diễn ra mạnh mẽ nhất vào những mùa mưa khiến việc tuần tra bảo vệ rừng khó khăn lợi dụng việc này các

nhiều loại gỗcó kích thước lớn và có giá trị bị khai thác triệt để các loại cây trở nên rất hiếm hoặc thậm chí mất hẳn trong vùng do tình trạng khai thác quá mức kéo dài điển hình như loại cây gỗ đổi màu (chưa xác định được tên khoa học) tuy gỗ có chất lượng thấp song gỗ có màu sắc đẹp khiến cho loài cây này bị khai thác một cách triện để, số lượng giảm đi nhanh chóng, hiện nay việc tìm ra một cây gỗ đổi màu trong các khu rừng trên địa bàn là rất khó khăn. Các loại cây gỗ khác như Gõ Lau, Giổi long, Huỷnh… có đường kính lớn hơn 40cm còn rất ít.

3.4.4.2.Thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép ở khu vực nghiên cứu.

Các loại Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ở rừng cộng đồng, rừng phòng hộ bị khai thác trong nhiều năm. Các loại LSNG chủ yếu bịkhai thác đó là song mây, mật ong,

măng tre, lan kim tuyến, phong lan các loại ( năm 2016 Hạt Kiểm Lâm thu giữ 306kg ) hạt mây (năm 2016 Hạt Kiểm Lâm thu giữ 200kg)... các hoạt động này diễn ra quanh

năm ngoài trừ những loài có theo mùa như măng tre và mật ong thì được khai thác

theo mùa. Các phương pháp khai thác không bền vũng dẫn đến hệ quả là một số loài LSNG trở nên hiếm, ngoài ra do giá thành của các loại lâm sản này ngày càng cao nên việc các loại cây này bị khai thác tận diệt như Lan kim tuyến loại 1 có giá tươi là 1.500.000 đồng/kg, loại 2 có giá 900.000 đông/kg được các con buôn mua tại bìa rừng, hạt cây Giổi khô có giá tới 3.000.000 đồng/kg… .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)