Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 92)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.8.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động

hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao

Kiện toàn lực lượng chuyên trách

Kiện toàn đội ngũ cán bộ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên toàn huyện

việc được giao để đảm trách các vị trí chủ chốt; kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ thoái hóa, biến chất, bảo kê, thông đồng cho lâm tặc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép.

Vềcơ quan quản lý Nhà nước

- Huyện: Tổ chức lại các cơ quan quản lý lâm nghiệp theo hướng thống nhất thành một đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về lâm nghiệp.

- Ở cấp xã: Bố trí cho 22 xã, thị trấn mỗi xã 01 cán bộ bán chuyên trách theo dõi lâm nghiệp (ngoài 01 công chức theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới-theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ). Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho các xã, thị trấn tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở theo

quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành một sốchính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Vềcác đơn vị hoạt động sự nghiệp

Kiện toàn, tổ chức lại các ban quản lý rừng phòng hộtheo hướng:

+ Bổ sung thêm biên chếđểđảm bảo đủtheo quy định; chú trọng quan tâm tăng cường năng lực cho công tác bảo vệ rừng, chính quy hóa lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nếu Ban quản lý rừng phòng hộ có quy mô và đủđiều kiện thì từng bước nghiên cứu có thể thành lập Hạt Kiểm lâm trực thuộc để tăng cường hiệu lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, hướng dẫn của các bộ,

ngành Trung ương vềđẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Chỉ

thị số 03/CT-TTg ngày 17/01/2012 của Thủtướng Chính phủ.

Ban quản lý rừng rừng phòng hộ cần từng bước tiếp cận và triển khai thực hiện

cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.

Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức

Chính quyền cấp xã cần quan tâm chỉđạo thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo đúng quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủtướng Chính phủ về ban hành một sốchính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng,

đồng thời thực hiện tốt các quy định khác của pháp luật. Các tổ chức, đơn vị tăng cường chỉđạo đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, trong đó chú trọng thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Xây dựng các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ

rừng, PCCCR để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý việc phá rừng trái pháp luật, việc khai thác, vận chuyển, tàng trử, buôn bán, chế biến lâm sản trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác. Giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn trong phát triển, sử dụng rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đảm bảo đúng quy hoạch, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật.

- Chỉ đạo, thẩm định, phê duyệt phương án giao đất, giao rừng và tổ chức

giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo công bằng,

đúng pháp luật.

- Tổ chức, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết thủ tục hành chính nhanh, gọn cho các tổ

chức, các thành phần kinh tếđầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, đảm bảo thông tin kịp thời cho công tác

điều hành, quản lý.

Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và chủ rừng trong bảo vệ rừng

Chính quyền các cấp cần thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm của mình về

việc quản lý, bảo vệ rừng. Cần phải xây dựng các lực lượng kiểm lâm địa bàn để truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phuơng,ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng, chỉđạo xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng và những kẻ bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Những xã có tình trạng phá rừng trái phép thì người đứng đầu cấp ủy Đảng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã các cấp phải kiểm

điểm làm rõ trách nhiệm và bị xửlý theo quy định.

Đồng thời cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan kiểm lâm cho chính quyền các cấp huy động lực lượng và trang thiết bị của địa phương phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái phép trên địa bàn. Tổ chức khôi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của pháp luật trong thời gian qua và tiến hành kiểm tra, cưỡng chế tất cả những người di cư tự do ra khỏi các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, vị trí, giá trị của rừng trong việc cung cấp lâm sản, phòng hộđầu nguồn, bảo vệmôi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng trong nhân dân, nhất là người

dân sống trong và gần rừng cần được tăng cường với nhiều buổi sinh hoạt chung với cộng đồng.

Đối với chủ rừng là người chịu trách chính trong việc bảo vệ rừng được Nhà

nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật.

Mục đích hiện tại là quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới tập trung vào việc kiểm tra diện tích rừng hiện có trong địa bàn. Đồng thời cần nhanh chóng thực hiện tốt công việc thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp thuộc các dự án vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng dựán được phê duyệt, đặc biệt là mục tiêu thu hút người dân tại chỗ tham gia vào các hoạt động của dự án đểtăng thu nhập, giải quyết việc làm, an sinh -xã hội. Có các biện pháp xử lý kịp thời đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương cải tạo, chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trục lợi.

Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong việc bảo vệ rừng:

-Đối với lực lượng công an

Dưới sự chỉ đạo của công an huyện, xã cần hỗ trợ và phối hợp thường xuyên với nhau theo một hệ thống, tổ chức điều tra để phát hiện kịp thời trong việc điều tra nắm chắc các đối tượng phá rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép.

Trong công tác quản lý và bảo vệ rừng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan để kiểm soát nhân dân rà soát và xử lý dứđiểm các vụ án hình sự tồn động trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và lâm sản.

-Đối với lực lượng quân đội

Ủy ban nhân dân các xã cần xác định định rỏ những khu rừng đang là điểm nóng về phá rừng như Suối Lớn để có phương án phối hợp các đơn vị quân đội

đóng quân, chốt giữ, xây dựng địa bàn quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ rừng, bố

trí lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia các đợt truy quét chống chặt phá rừng.

Huy động các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp với người dân tham gia vào

các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Kết hợp với các cơ quan có

thẩm quyền xây dựng các phương án bảo vệ rừng và mạng lưới thông tin tuyên truyền

nâng cao được sự nhận thức về các vấn đềliên quan đến việc bảo vệ rừng. Đặc biệt là sự quan tâm tới các đối tượng người dân tộc thiểu số.

Củng cốvà nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm

Kiểm lâm là lực lượng chủ yếu của việc quản lý và bảo vệ rừng trọng địa bàn huyện nói riêng và trong cảnước nói chung. Chính vì vậy nhiều đối tượng phá rừng luôn có những kế hoạch mua chuộc các lược lượng Kiểm lâm. Chính vị vậy ngoài việc

kiểm lâm đó là thường xuyên tổ chức các lớp giáo dục chính trị, nâng cao phẩm chất

đạo đức của công chức kiểm lâm, tăng cường các lớp học đểnâng cao năng lực đồng thời cũng chấn chỉnh các tác phong làm việc, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp công chức kiểm lâm vi phạm tác phong, đạo đức nghề nghiệp, quy chế của ngành trong thi hành công việc.

Tổ chức lực lượng kiểm lâm phải gắn kết với chính quyền, với dân, với rừng, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho chính quyền ở cấp xã và cấp huyện thực hiện bảo vệ và quản lý các loại rừng. Nhằm phát huy hết vai trò trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Hiện tại lực lượng kiểm lâm của huyện có số lượng ít nhưng diện tích quản lý

rừng tương đối lớn, địa hình hiểm trở nên công tác quản lý chưa đem lại hiệu quả cao

nạn phá rừng trong những năm qua vẫn gia tăng nhanh chóng các vụ. Vậy huyện đang có đề xuất tăng thêm biên chế lược lưỡng kiểm lâm để đảm bảo định mức bình quân từ

800-1000ha phải có 1 kiểm lâm, các hạt kiểm lâm phải được trang bị đầy đủ các thiết

bị, phương tiện, các thông tin liên lạc, một số chính sách cho lực lượng kiểm lâm.

Xây dựng và củng cố được lực lượng kiểm lâm địa bàn, tối thiểu 1 xã phải có 1

kiểm lâm địa bàn. Các lực lượng kiểm lâm đóng ở địa phương phải tham gia các lớp tổ

chức tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ rừng; tập huấn điều tra và sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại cho công tác PCCCR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 92)