Ưu tiên phát triển trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, cây có giá trị kinh tế cao, kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 95)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN

3.8.10. Ưu tiên phát triển trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, cây có giá trị kinh tế cao, kết hợp

kết hợp với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, nôi dưỡng rừng

- Tăng cường vận động nhân dân tròng cây gỗ lớn, cây lâu năm, cây có giá trị

kinh tế cao. Muốn làm được điều này trước tiên Ban quản lý rừng phòng hộ phải là

đơn vị đi tiên phong, thực hiện nhiệm vụ vừa là mô hình, vừa thúc đẩy quần chúng nhân dân tham gia thực hiện và nhân ra diện rộng.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh nhằm từng bước phục hồi lại những diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; tạo thêm việc làm cho cộng

đồng dân cư lân cận. Đối tượng là đất lâm nghiệp chưa thành rừng có cây gỗ rải rác (trạng thái Ic) thuộc các khu vực cao xa, khó tiếp cận có khảnăng diễn thế, phục hồi thành rừng.

- Nuôi dưỡng rừng nhằm loại trừ cây kém phẩm chất, điều chỉnh và tinh giản tổ

thành, tạo điều kiện cho các loài cây mục đích tái sinh sinh trưởng phát triển nhanh và dẫn dắt rừng theo cấu trúc định hướng, có đủ các thế hệ: thành thục, kế cận, dự trữ, tái

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quảđánh giá, phân tích hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng,

đề tài rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

Hướng Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị

diện tích tự nhiên 115.235 ha là huyện có diện tích tự nhiên lớn trong đó 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu gồm xã Húc, Hướng Tân và Tân hợp là ba xã thuộc 3 khu vực

đại diện các đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho toàn huyện: Bắc Hướng Hóa,

Nam Hướng Hóa và khu vực dọc đường chín với tổng diện tích rừng tự nhiên của 03 xã là 3.550 ha chiếm 7,87% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện và là các xã thuộc xã

đặc biệt khó khăn với trên 50% số hộgia đình thuộc hộ nghèo.

Trong đó rừng tự nhiên của xã Húc với diện tích là: 2.012,4 ha được quản lý chủ

yếu là BQL rừng phòng hộHướng Hóa – Đakrông, UBND xã và các hộgia đình, Rừng tự nhiên của xã Hướng Tân với diện tích là 330,4 ha được quản lý bởi BQL rừng phòng hộHướng Hóa – Đakrông, cộng đồng và UBND xã, Rừng tự nhiên của xã Tân Hợp với diện tích là 918,4 ha được quản lý bởi BQL rừng phòng hộHướng Hóa – Đakrông, các

hộgia đình, cộng đồng, UBND xã và UBND xã.

Về những phong tục tập quán của khu vực nghiên cứu trong việc quản lý bảo

vệ và sử dụng rừng tự nhiên. Trong khu vực nghiên cứu có 02 hình thức quản lý

rừng theo phương pháp truyền thống nhưng đem lại hiệu quả tốt là: Quản lý rừng

theo hộ gia đình gọi là “rừng ma” ở xã Húc với diện tích 105 ha với 75 hộ gia đình và quản lý rừng công đồng theo truyền thống ở xã Hướng Tân có diện tích 15,4 ha

với 07 hộ gia đình.

Những tác động đến tài nguyên rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu: Tác động

từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thu hồi đất sản xuất của các hộ gia đình để

phục vụ các dự án phát triển kinh tế trong đó đáng chú ý là dự án trồng cây Mác ca với

diện tích thu hồi là 583 ha. Ngoài ra khu vực nghiên cứu còn chịu tác động của các dự án khác như: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án trồng rừng sản xuất. Tác động từ việc đóng cửa rừng và ngừng xuất khẩu gỗ của nước bạn Lào đã làm cho giá của các loại

gỗ trên thị trường tăng cao, dẫn đến việc đây nạn phá rừng để lấy gỗ tăng. Tác động

gián tiếp của việc xây dựng hệ thống đường giao thông vô hình chung đã tạo điều kiện

cho việc khai thác trái phép rừng cũng như vận chuyển gỗ lậu.

Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn ra.

Về mối quan hệ giữa các bên có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên vẫn chưa được chặt chẽvà chưa có sự thống nhất giữa các chủ rừng.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và lâm sản tại địa bàn nghiên cứu ngoài những thuận lợi thì vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định như diện tích rừng rộng lớn, địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh, điều kiện dân sinh, kinh tếđồng bào các vùng núi còn gặp nhiều khó khăn đời sống một bộ phận nhân dân còn phụ thuộc vào các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã.

Qua nghiên cứu điều tra thực trạng quản lý bảo vệ rừng và lâm sản, những thuận lợi khó khăn tại địa bàn, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý bảo vệ rừng và lâm sản tại khu vực nghiên cứu như sau:

- Hoàn thành công tác giao, cho thuê, khoán rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên các hộ

sống chủ yếu bằng nghề rừng; xây dựng thí điểm một số mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng để nhân ra diện rộng.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Chú trọng các chương trình phát triển kinh tếvà nâng cao đời sống người dân - Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trử, chế biến lâm sản trái phép; kiểm soát chặt chẽ

nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào, đầu ra của các cơ sở chế biến, coi đây là giải pháp trọng tâm trước mắt và phải duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, khuyến lâm và quan tâm phát triển nguồn nhân lực

- Phòng cháy chữa cháy rừng

- Xây dựng phương thức Quản lý rừng tự nhiên bền vững toàn phần theo chứng chỉ FSC

- Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm kê nhằm đánh giá đúng hiện trạng tài nguyên rừng, tổ chức theo dõi diễn biến rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

- Ưu tiên phát triển trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, cây có giá trị kinh tế cao, kết hợp với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, nôi dưỡng rừng

4.2. KIẾN NGHỊ

Về nghiên cứu: Kết quảđề tài mang tính chất nghiên cứu và đánh giá về hiện trạng tài nguyên, thực trạng về vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên

chưa đi sau nghiên cứu được từng khu vực rừng cụ thể cũng như nhũng trạng thái rừng của khu vực chính vì vậy đềtài này là cơ sở về các chính sách, thực trạng tài nguyên rừng tự nhiên để các nghiên cứu sau đi sâu và cụ thểhơn nữa về các kỹ thuật lâm sinh và các vấn đề

khác ở khu vực nghiên cứu.

Về Thực tiễn:Trên địa bàn 03 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp nói riêng và huyện

Hướng Hóa nói chung nên áp dụng các đề xuất mà nghiên cứu đưa ra vào thực tiễn quản lý bảo vệ rừng hạn chếđược những thiệt hại tới tài nguyên rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

[1]. Chi Cục Thống kê Hướng Hóa (2017), Niêm giám thống kê năm 2016.

[2]. Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa (2016), Kiểm kê rừng 2016.

[3]. Phạm Hoài Đức, Nguyễn Ngọc Lung – 2012. Bài giảng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

[4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Chương trình hỗ trợ ngành và

đối tác – cẩm nang ngành lâm nghiệp, NXB giao thông vận tải Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tổng cục Lâm nghiệp. Hiện trạng rừng toàn quốc qua các năm 2006 – 2012.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Thông tư số 01/2012/TT-

BNNPTNT ngày 04/01/2012 quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Thông tư số 42/2012/TT- BNNPTNT ngày 21/08/2012 sữa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

8. Bộ Tài chính – Nông nghiệp và phát triển nông thôn(1999), Thông tư liên tịch số 102/1999/TTLT-BTC-BNN và PTNT ngày 21/8/1999 hướng dẫn việc trích lập quản lý và sử dụng qui chế chống chặt phá rừng và sản xuất kinh doanh vận chuyển lâm sản trái phép.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 35/2011/BNNPTNT ngày 20/5/2011 hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ

và lâm sản ngoài gỗ.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Quyết định 47/1999-QĐ-BNN-

KL ngày 12/3/1999 ban hành qui định kiểm tra vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản.

11. Chính phủ (2006), Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 ban hành quy

định về phòng cháy và chữa cháy rừng.

12. Chính phủ (2003), Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 16 tháng 05 năm 2003 và chỉ thị

08/2006/CT-TTg ngày 08/03/2006 vềtăng cường các biện pháp cấp bách ngăn

chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép.

13. Chính phủ (1996), Nghị định 77/CP ngày 29/11/1996 về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

14. Chính phủ (2002), Nghịđịnh 17/2002/NĐ – CP, ngày 02 tháng 02 năm 2002 sửa

đổi, bổ sung một sốđiều của nghịđịnh số 77/ CP ngày 29/11/1996 về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 15. Chính phủ (2004), Nghịđịnh 139/2004/NĐ – CP, ngày 25 tháng 6 năm 2004 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 16. Chính phủ (2007), Nghị định 159/2007/NĐ – CP, ngày 30 tháng 10 năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 17. Chính phủ (2009), Nghịđịnh số99/2009/NĐ – CP, ngày 02 tháng 11năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 18. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ – CP, ngày 11 tháng 11 năm 2013 vềquy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

19. Chính phủ (1992), Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 qui định danh mục

động thực vật quí hiếm và chếđộ quản lý bảo vệ.

20. Chính phủ (1995), Nghị định 22/CP ngày 9/03/1995 ban hành qui định về

phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

12. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 21/2002/CT – TTg ngày 21/12/2002 về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô.

22. Chính phủ (1994), Quyết định 202/TTg ngày 02/5/1994 ban hành văn bản qui

định khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và rừng trồng.

23. Chính phủ (1998), Quyết định 245/98/QĐ – CP ngày 21/12/1998 về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà Nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

24. Chính phủ (1999), Nghịđịnh 163/1999/NĐ – CP ngày 16/11/1999 vềgiao đất

cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộgia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

25. Dựán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015.

26. Thủtướng chính phủ (2005), Chỉ thị 12/2005/CT – TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.

27. Thủtướng chính phủ (1996), Chỉ thị: 359/TTg ngày 29/5/1996 về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã.

28. Thủ tướng chính phủ, Chỉ thị: 286/TTg về tổ chức kiểm tra truy quét những tổ

29. Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Huyện Hướng Hóa đến năm 2020.

30. Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa, Báo cáo Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

năm 2014, 2015, 2016 của huyện Hướng Hóa.

28. Hạt kiểm lâm huyện Hướng hóa, Báo cáo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 triển khai nhiệm vụ2014; Năm 2015 triển khai nhiệm vụ 2016;

Năm 2016 triển khai nhiệm vụ 2107.

31. Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa (2016), Kiểm kê rừng 2016.

32. UBND huyện (2015), Báo cáo quy hoạch nông thôn mới xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp

Tài liệu nước ngoài

26. ITTO (1990), ITTO guidelines for the sustainable management of natural tropical forests. Technical Series 5, International Tropical Timber Organization, Yokohama, Japan.

27. Poore, D. & Sayer, J. (1990), The management of tropical moist forest lands: Ecological guidelines, Second Edition. IUCN Tropical Forest Programme, publication no. 2. Gland, Switzerland.

PHỤ LỤC

HÌNH ẢNH THỰC TẾ

Hình 1. Kiểm lâm địa bàn cùng các lực lượng kiểm tra gỗ khai thác trái phép

Hình 3. Ảnh hưởng của làm đường đến rừng tự nhiên.

Hình 5. Người dân khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 95)