-KỶ NGUYÊN KHÔNG GIAN:

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 55)

Ngay sau kỷ nguyên nguyên tử là kỷ nguyên chinh phục không gian. Nhà khoa học Mỹ Rô-bớt-Gô- Đớt là một trong những nhà khoa gọc đầu tiên tiến hành các thí nghiệm các hệ thống tên lửa phản lực. Tại phòng thí nghiệm nhỏ của ông tại Gô-se-stơ bang Ma-sa-chu-sét Gô-đớt tiến hành thí nghiệm với ô xy hoá lỏng và dầu để đẩy tên lửa vào bầu khí quyển. Năm 1296, ông thành công với tên lửa sử dụng nhiên liệu hoá lỏng đầu tiên đạt độ cao 12,5 mét. Hơn 10 năm sau, tên lửa của Gô- Đớt đã đạt độ cao nhất với gần 2 km và niềm đam mê nghiên cứu tên lửa đã diễn ra ngày càng hấp dẫn ở Hoa Kỳ, Anh quốc, Đức và Liên Bang Xô Viết.

Các tên lửa tự phá huỷ là phương tiện để phóng vệ tịnh nhân tạo cũng như các tàu không gian. Năm 1957, Liên Bang Xô Viết phóng vệ tinh đầu tiên- Spút nhíc I, tiếp sau là Hoa Kỳ với tàu Thăm dò I năm 1958. Các chuyến bay không gian có người đầu tiên được tiến hành thành công năm 1961 với nhà du hành vũ trụ đầu tiên I-U-Ri Ga-Ga-Rin và sau đó là phi hành gia người Mỹ A lan-Se-Pát.

Từ những bước đi thăm dò đầu tiên tới năm 1969 chuyến hạ cánh xuống mặt trăng của phi thuyền không gian có thể sử dụng nhiều lần thành công. Chương trình không gian của Hoa Kỳ đem lại những thành công ngoạn mục của khoa học ứng dụng. Các vệ tinh viễn thông đã truyền dẫn các số liệu máy tính, các cuộc điện thoại và phát truyền hình. Vệ tinh khí tượng cung cấp các số liệu quan trọng để đưa ra các lời cảnh báo sớm đối với các cơn bão lớn. Công nghệ không gian đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm cho đời sống thường nhật ngày nay. Các sản phẩm sản xuất từ vật liệu siêu nhẹ đựợc sủ dụng trong sản xuất giày thể thao đến các thiết bị dùng để thở trong các bệnh viện.

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 55)