Ađam Smít dường như dễ dàng nhận ra những lĩnh vực đi tiên phong của nền thương mại Mỹ. Tuy nhiên ông lại không thấy được một số lĩnh vực khác. Như đã trình bày ở trên, sự phát triển của nền công nghiệp Mỹ vào thế kỷ thứ 19 thu hút lượng công nhân lớn cả nam và nữ. Các ông chủ các nhà máy thường đòi hỏi công nhân làm việc thêm giờ với đồng lương thấp, trong
môi trường làm việc không an toàn và thiếu vệ sinh, thậm chí còn thuê nhân công trẻ em từ các gia đình nghèo khó. Có sự phân biệt trong việc thuê mướn công nhân: Người Mỹ da đen hoặc thành viên của một số cộng đồng di cư bị từ chối hoặc bị buộc phải làm việc trong điều kiện không thuận lợi. Giới chủ tận dụng sự thiếu giám sát của chính phủ để làm giàu cho chính mình bằng cách thiết lập các khu độc quyền, xoá bỏ cạnh tranh, đưa giá sản phẩm lên cao và bán hàng chất lượng thấp.
Để đáp lại những điều tệ hại này, và do đòi hỏi của các nghiệp đoàn lao động và Phong Trào Tiến Bộ, vào cuối thế kỷ 19, người Mỹ bát đầu giảm bớt niềm tin vào chủ nghĩa tư bản. Năm 1890 đạo luật Sơ Men chống độc quyền đã tiến hành những bước đi đầu tiên để phá bỏ độc quyền. Năm 1906 quốc hội ban hành đạo luật yêu cầu dán mác chính xác thực phẩm và thuốc và kiểm dịch thịt. Trong suốt thời kỳ đại khủng hoảng, Tổng thống Ru-rơ-ven và quốc hội ban hành đạo luật làm giảm nhẹ khủng hoảng kinh tế. Trong các đạo luật này có đạo luật kiểm soát thị trường chứng khoán, qui định mức lương bà giờ làm việc trong các xí nghiệp, kiểm soát chặt chẽ hơn việc sản xuất thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm.
Các thập kỷ gần đây nhiều người Mỹ cho rằng triết lý của Ađam Smít không tính đến ảnh hưởng tăng lên của các quyết định kinh doanh cá nhân đối với môi trường tự nhiên. Các cơ quan liên bang mới như Cục bảo vệ môi trường đi vào hoạt động.Các bộ luật và các qui định mới đã được đưa ra để đảm bảo rằng các xí nghiệp không được làm ô nhiễm không khí, nước và buộc các nhà máy phải để không gian xanh cho ngưới dân nghỉ ngơi. Các đạo luật và qui đãvà đang và làm thay đổi chủ nghĩa tư bản Mỹ. Ngày nay hiếm có thứ gì mà người dân mua ở Hoa Kỳ lại không bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các đạo luật của chính phủ.
Những người bảo thủ chính trị cho rằng chính phủ kiểm soát việc kinh doanh bằng quá nhiều các qui định. Họ cho rằng một só các qui định mà các xí nghiệp phải tuân thủ là không cần thiết và đắt đỏ. Để đáp ứng lời kêu ca này, chính phủ đang cố gắng giảm bớt các thủ tục giấy tờ trong kinh doanh và đưa ra mục tiêu tổng thể và tiêu chuẩn để các cơ sở sản xuất phải đạt được.
Dẫu đôi khi có rắc rối nảy sinh, các luật và qui định nhằm quản lí sản phẩm vần không ngăn cản người dân thực hiện ước mơ của họ. Một trong những doanh nhân như thế là Bil Gết. Gết bắt đầu bằng công ty phần mềm tên là Mai-Crô-Sóp năm 1975 khi ông 20 tuổi. Vởy mà chỉ sau 2 thập kỷ, Mai- Crô-Sóp trở thành công ty phần mềm lớn nhất trên thế giới với 20.000 công nhân trên toàn thế giới và lãi dòng hàng năm vượt quá 2 tỷ đô la.
CHƯƠNG VI:
Nền giáo dục Hoa Kỳ
Nền giáo dục Hoa Kỳ là một chủ đề phức tạp bởi một trường học bất kỳ nào cũng có thể huy động được các nguồn tài lực của các cơ sở giáo dục khác, cả công lập và trường tư. Một sinh viên bất kỳ, trong khi học ở một trường tư có chương trình giảng dạy đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cấp liên bang, có thể theo học một số chương trình đạo tạo cơ bản ở trường công lập do ngân sách liên bang tài trợ, hoặc có thể tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường này hoặc trường khác.
Mặc dù vấn đề có vẻ như phức tạp, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu nền giáo dục Hoa Kỳ theo một số đặc điểm sau: