Hoa Kỳ dẫn đầu các quốc gia công nghiệp về tỷ trọng thanh niên có trình độ đào tạo bậc cao. Với một số ngành nghề như luật, y học, giáo dục và kỹ thuật thì học qua trình độ cao đẳng chỉ là bước cần thiết đầu tiên. Hơn 60% người Mỹ hiện nay đang làm những việc có liên quan tới xử lý thông tin và những người chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông thôi không đủ tầm để đảm đương các vị trí công việc đó. Một số nghề khác không nhất thiết đòi hỏi phải có bằng đại học và cao đẳng tuy nhiên nếu có được bằng đại học người lao động có cơ hội dễ dàng hơn để kiếm việc làm và do đó có thể được hưởng mức lương cao hơn.
Cơ hội học cao cho người Mỹ được tính từ năm 1944 khi quốc hội thông qua một đạo luật với tên là GB Bill (GB- nghĩa là “Vấn đề của chính phủ”- Biệt danh của một lính Mỹ, đạo luật này cho phép cung cấp tiền cho những người lính tham gia đại chiến thế giới II để đi học sau khi cuộc chiến kết thúc). Năm 1955, hơn 2 triệu cựu binh của cuộc chiến thế giới II và cuộc chiến Triều Tiên đẫ được nhận khoản tiền này để đi học. Nhiều cựu binh xuất thân từ gia đình nghèo và chắc sẽ không thể theo học nếu không có đạo luật này. Thành công của chương trình đã làm thay đổi hình ảnh nước Mỹ về câu hỏi ai có thể đi học trình độ cao.
Cùng thời gian này, tỷ lệ phần trăm nữ trong các trường đại học Mỹ dần dần gia tăng một cách ổn định; năm 1993, 54% phụ nữ Mỹ tốt nghiệp đại học so với 24% năm 1950. Với việc loại bỏ phân biệt chủng tộc vào thập niên 50 và 60, người Mỹ gốc Phi học đại học với con số kỷ lục. Tuy nhiên vẫn thấp hơn so với bình quân chung của cả nước. Năm 1992, 47,9% sinh viên Mỹ gốc Phi tốt nghiệp trung học phổ thông được học đại học trong tổng số 61,7% tốt nghiệp trung học.