-MỘT MÔI TRƯỜNG TỐT CHO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 51 - 53)

Trong các thập kỷ đầu tiên của lịch sử, Hoa Kỳ tương đối tách biệt đối với Âu Châu và tương đối nghèo, tuy vậy đã là môi trường tốt đối với nghiên cứu khoa học. Nền khoa học Mỹ gắn kết tương đối chặt chẽ với nhu cầu của người dân. Nền khoa học Mỹ không phụ thuộc vào các ý tưởng có sẵn từ Châu âu.

Hai trong số các nhà khoa học đặt nền móng cho khoa học Mỹ là các nhà khoa học có danh tiếng. Ben-Gia-min Phờ-ranh-Cờ-Lin đã thực hiện một loạt các thí nghiệm giúp nhân loại đi sâu vào lĩnh vực điện, ngoài ra ông còn chứng minh những vấn đề người ta còn nghi hoặc và chưa bao giờ được công bố trước đó: Ánh sáng là một loại điện. Phờ-Ranh-Cờ-Lin còn phát minh một số công cụ tiện dụng như kính dâm và bếp nấu (bếp đặt ở vị trí nấu và cung cấp nhiệt cho cả phòng). Thô-Mát-Gen-Phơ-Sơn là một sinh viên nông nghiệp, đã tạo ra một lọat giống lúa, cây ô liu và cỏ. Ông nhấn mạnh các lĩnh vực khoa học của Le-uýt và Cờ-Lác (1804-1806) nhằm khám phá vùng đông bắc Thái Bình Dương. Các thông tin chi tiết có hệ thống về các loại cây và con trong vùng là một trong những di sản trong nghiên cứu của ông.

Giống như Phờ- Ranh-Cờ-Lin và Giơ-Phe- ơn, hầu hết các nhà khoa học Mỹ cuối thế kỷ 18 đều tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Mỹ và thành lập quốc gia mới. Các nhà khoa học này gồm nhà thiên văn học Đa- Vít-Rít-Hao, nhà khoa học y học Ben-Gia-Min-Ru và nhà nghiên cứu lịch sử tự nhiên Sác-lơ Guy- Sơn-Pi-Lơ.

Trong suốt cuộc cách mạng Mỹ, Rít-tơn-Hao đã giúp xây dựng hệ thống phòng thủ bang Phi-la-đen- phia, chế tạo ống nhòm và la bàn trang bị cho quân đội. Sau chiến tranh, ông thiết kế đường và hệ thống kênh rạch cho bang Pen-si-vi-ni-a. Về sau này ông nghiên cứu các vì sao và hành tinh và nổi danh trên toàn thế giới về lĩnh vực nghiên cứu này.

Là một bác sỹ giải phẫu, Ben-gia- min cứu được vô số binh lính Mỹ trong cuộc chiến tranh cách mạng bằng cách thực hiện chế độ sinh hoạt vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Bằng cách đưa ra phác đồ điều trị mới, ông làm cho bệnh viên Pen-si-vơ- ni-a trở thành tấm gương ngành Y. Sau khi hết thời gian phục vụ quân đội, ông thânh lập bệnh viện tư đầu tiên ỏ Hoa Kỳ.

Sác-lơ-Guy-Sơn-Pi được người ta nhớ tới nhiều nhất với tư cách là một nghệ sỹ, tuy nhiên ông còn là một nhà sử học tự nhiên, nhà phát minh, nhà giáo dục và một chính trị gia. Ông cho xây dựng nhà bảo tàng lớn đầu tiên ở Hoa Kỳ-bảo tàng Pi ở bang Phi-la-đen-phi-a- Nơi đặt bộ sưu tập những mẫu vật lịch sử tự nhiên đầu tiên của quốc gia non trẻ. Pi đã khai quật bộ xương của voi răng mấu gần Goét-Poanh bang Niu-Gióoc. Ông mất 3 tháng để lắp bộ

xương để trưng bày trong nhà bảo tàng. Nhà bảo tàng Pi khởi phát truyền thống Mỹ trong sáng tạo tri thức khoa học đối với người dân.

Sự say mê của các chính trị gia đối với tri thức giúp đảm bảo sự phản ứng tích cực đối với các nhà khoa học từ các quốc gia khác. Việc di cư đáng nhớ đầu tiên thuộc về nhà hoá học Anh Giô-dép-Pri-sli – Người bị trục xuất khỏi tổ quốc do các hoạt động chống chính phủ. Ông đến Mỹ năm 1794 và là một trong hàng nghìn nhà khoa học tài năng đầu tiên đến Mỹ để tìm môi trường khoa học tự do và sáng tạo. Các nhà khoa học đến sau gồm nhà khoa học vật lý lí thuyết Anbe-Anh-xtanh (1933), En-ri-cô-phéc-mi (1938) từ I-ta- li-a là người đầu tiên đưa ra phản ứng hạt nhân dây chuyền có kiểm soát đầu tiên trên thế giới, và Vla-đi-mia Rô-rôn-sky- Rời nước Nga năm 1919 và sau này phát minh ra máy quay phim truyền hình.

Nhiều nhà khoa học khác trước đó đã đến Mỹ và đóng góp sức mình vào sự tăng trưởng nhanh chóng của đất nước. Alếc-xan-gra-ham-ben từ Scốt- len đến Mỹ qua Canađa năm 1872 đã phát minh và được cấp bằng sáng chế vê điện thoại và các phát minh liên quan. Sác-lơ-sten-mét,đến từ Đức năm 1889 phát minh hệ thống dòng điện xoay chiều. Về sau này nhiều nhà khoa học tiếp tục đổ đến Mỹ với hy vọng có được các điều kiện nghiên cứu tốt. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học làm việc ở Hoa Kỳ hoàn toàn có thê hy vọng vào một cuộc sống vật chất và tri thức đường hoàng cùng các giải thưởng.

Trong thế kỷ 19, Anh. Pháp và Đức luôn đi đầu trong những ý tưởng khoa học và toán học mới. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ luôn đi sau các quốc gia trên trong lĩnh vực hình thành lí thuyết thì Hoa Kỳ vượt trội trong lĩnh vực sử dụng lí thuyết để giải quyết vấn đề gọi là: Khoa học ứng dụng . Truyền thống này ra đời do nhu cầu cần thiết của xã hội. Vì người Mỹ sống xa nguồn khoa học và sản xuất Tây âu, họ buộc phải lựa chọn cách làm riêng cho mình. Khi người Mỹ kết hợp tri thức lí thuyết với “ Đặc tính khéo léo kiểu Mỹ” thì kết quả có được là một chuỗi các phát minh quan trọng. Các nhà phát minh vĩ đại Hoa Kỳ bao gồm Rô-bớt-Phu-Tơn (tàu chạy bằng hơi nước), Sa-Mu-en F-B- Mo (điện báo), E-li- Guýt-Ni (Máy tỉa bông), Si-rớt- Mác- cô-míc (máy gặt) và Thô-mát-E- Đi-Sơn nhà phát minh tài ba nhất với hơn 1000 phát minh mang tên ông.

E- đi- sơn không chỉ luôn luôn là người đầu tiên đưa ra các ứng dụng về điện mà còn là người thường xuyên mang những ỹ tưởng vào thực tiễn cho tới khi thành công. Chẳng hạn, một kỹ sư người Anh- Soan- thiết kế bóng đèn điện thắp sáng năm 1860 trước E-đi-sơn 20 năm song bóng đèn của E-đi-sơn tốt hơn . Bóng đèn của ông có tuổi thọ lâu hơn và có thể tắt mở riêng rẽ trong khi bốn đền của Soan chỉ có thể sủ dụng cùng một hệ thống bao gồm nhiều bóng đèn tắt hoặc mở cùng nhau. E-đi-sơn tiếp tục cải tiến bóng đèn thắp sáng với việc cho ra đời các hệ thống điều khiển điện. Trong 30 năm, các phát minh của ông đã đưa ánh sáng điện tới hàng triệu gia đình.

Một trong những ứng dụng khoa học tuyệt vời khác vào thực tiễn sủ dụng là việc cải tiến của hai anh em Guy- bớt và O-vi- Rai. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ 19, họ rất say mê các thí nghiệm về tàu lượn cua người Đức và họ bắt đầu tìm tòi cho riêng mình về nguyên tắc bay. Kết hợp giữa tri thức khoa học và kỹ năng kỹ thuật để sáng tạo ra bóng bán dẫn một cấu kiện nhỏ thay cho một ống chân không đồ sộ. Phát minh này cung với thiết bị phát minh 10 năm sau đó- hệ vi mạch- giúp đưa toàn bộ mạch vi điện tử vào hộp chứa bé nhỏ. Kết quả là chiếc máy vi tính cỡ bằng cuốn sách ngày nay có thể đảm bảo chức năng hoạt động của một máy tính to bằng cả căn phòng của thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Hiện tiếp tục có cuộc tiến hoá trong cách con người ngày nay sống, trong cách họ làm việc, học tập, tổ chức kinh doanh và tham gia nghiên cứu khoa học.

Vào nửa sau của thế kỷ 20 các nhà khoa học Mỹ trở nên nổi tiếng hơn so với việc phát minh và ứng dụng vào thực tiễn. Họ được mọi người thừa nhận do có đóng góp vào “Khoa học thuần”- Khoa học nghiên cứu hình thành khái niệm và lý thuyết.

Mô hình đang thay đổi này có thể được minh chứng bằng một loạt các giải thưởng Nô Ben vế vật lý và hoá học. Trong nửa đầu thế kỷ 20 (1901-1950), Người Mỹ đoạt giải rất ít. Kể từ năm 1950, người Mỹ chiếm khoảng 1/2 tổng số giải giành cho khoa học.

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 51 - 53)