-PHONG CÁCH MỸ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP:

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 37 - 38)

Khi nhà sản xuất ô tô người Mỹ cho ra đời cuốn tiểu sử của mình:

Cuộc sống và sự nghiệp, năm 1922 ông giành hẳn chương đầu để đưa ra một

loạt các câu hỏi “Làm cách nào để sản xuất ra mọi thứ với giá thật rẻ?” “ Vốn, cách quản lý hay người lao động?” “ Tại sao nghèo?”.

Đây là những câu hỏi đích thực gây ấn tương mạnh đối với nhiều thế hệ kinh doanh và các nhà lãnh đạo công nghiệp Mỹ. Trong nỗ lực để tìm ra câu trả lời, các nhà doanh nghiệp Mỹ đã tìm mọi cách để sản xuất và phân phối nhiều hàng hoá hơn với giá rẻ hơn và đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Với tốc độ đáng ngạc nhiên họ đã và đang làm được việc đó.

Nhờ một số làn sóng di dân mà dân số Hoa kỳ tăng nhanh trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi việc làm ăn và công nghiệp mở rộng nhanh chóng. Dân số tăng nhanh đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực song vẫn không kịp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển công nghiệp được tạo dựng một phần bởi đặc tính của người Mỹ: Ý thức muốn làm giàu bằng kinh doanh, một phần bởi đặc tính tôn giáo tích cực: Người thanh giáo và cơ đóc giáo luôn coi lao động cần mẫn là làm vui lòng Chúa.

Vào cuối thế kỷ 18, các nhà sản xuất công nghiệp Mỹ chấp nhận hệ thống nhà máy, tập trung nhiều công nhân vào một cơ sở sản xuất. Điều này mang lại một điều gì đó mới mẻ gọi là sản xuất qui mô lớn, vốn khởi nguồn từ ngành công nghiệp quân dụng năm 1800. Hệ thống này sử dụng kỹ thuật chính xác để chuyển từ sản xuất trọn gói sang sản xuất linh kiện để trao đổi lắp ráp. Hệ thống này cho phép sản phẩm hoàn thiện theo từng công đoạn với công nhân chuyên trách từng việc riêng biệt.

Việc xây dựng các tuyến đường sắt, bắt đầu vào thập kỷ 1830 đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới của Hoa Kỳ. Tốc độ xây dựng tăng nhanh từ sau 1862 khi quyết định sử dụng đất công để xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa. Tuyến đường nay nối các vùng xa xôi của đất nước với thị trừờng liên lục địa đầu tiên trên thế giới, và tạo điều kiện mở rộng các khu dân

cư mới. Các tuyến đường sắt còn đáp ứng nhu cầu cung cấp than, sắt và thép cho các ngành công nghiệp nặng đang phát triển nhanh chóng sau nội chiến.

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 37 - 38)