Sau chiến tranh, một làn sóng đấu tranh đòi tăng lương diễn ra trên cả nước. Giới chủ cho rằng các tỏ chức công đoàn có quá nhiều sức mạnh và quốc hội cũng đồng ý với ý kiến này và thông qua đạo luật đặt ra ngoài vòng pháp luật hiệp định “ các cửa hàng bị đóng cửa” theo đó giới chủ buộc phải thuê công nhân thuộc công đoàn và cho phép các bang thực hiện đạo luật “Quyền được làm việc” theo đó cấm các qui định buộc công nhân phải gia nhập một tổ chức công đoàn sau khi được nhận vào làm việc. Năm 1955, AFL và CIO sát nhập thành một tổ chuéc mới gọi là AFL- CIO.
Trong nhứng thập kỷ gần đây có một sự suy giảm đáng kể tỷ lệ công nhân tham gia công đoàn. Một trong những nguyên nhân của việc suy giảm trên là do sự suy giảm ngành công nghiệp nặng vốn dĩ là thành trì của nghiệp đoàn và sự xuất hiện đều đặn lớp công nhân “Cổ cồn” do quá trình tự động hoá sản xuất. Tuy nhiên, tổ chức công đoàn có tổ chức vẫn là một thế lực mạnh đối với nền kinh tế và đời sống chính trị Hoa Kỳ và vì vậy điều kiện làm việc của người lao động luôn được cải thiện.
Đồng thời ,lực lượng lao động trong các tổ chức công đoàn ngày càng có số lượng nữ đông đảo hơn bao giờ hết. Mặc dù người Mỹ làm việc một tuần từ 35 tới 40 giờ vẫn có những ngoại lệ: Làm việc bán thời gian hoặc thời gian “Co giãn” ( ví dụ: Trong 4 ngày họ được phép làm 10 giờ một ngày thay vì 7 hay 8 tiếng để giành ngày thứ 5 đi nghỉ) hoặc làm việc qua điện thoại với sự trợ giúp của điện thoại, máy tính hoặc máy phắc.