-TOÀ ÁN PHƯƠNG SÁCH CUỐI CÙNG:

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 32 - 33)

Mặc dù 3 bộ phận cấu thành trong quản lí quốc gia được coi là bình đẳng, thông thường toà án tối cao là nơi phán xét cuối cùng của mọi vấn đề. Toà có thể coi một đạo luật là vi hiến, khiến văn bản này không có giá trị. Hầu hết các phán quyết này đều trình lên toà án tối cao, cơ quan có toàn quyền phán xét trên cơ sở hiến pháp. Báo chí thường trích dẫn các ý kiến của các thẩm phán trong cát vụ án quan trọng và các quyết định của toà thường là chủ đề của các tranh cãi công khai. Điều này có thể lí giải như sau: Các quyết định này có thể giải quyết các vấn đề tranh cãi lâu dài và có ảnh hưởng xã hội vượt quá hệ quả trực tiếp tức thì. Hai vụ nổi tiếng: Vụ Ple-sy chống lại Fơ-gu-sơn (1896) và Braon chống lại lãnh đạo nghành giáo dục vùng Tô- pê-ka (1954).

Trong vụ Ple-sy vấn đề tranh cãi là liệu người da đen có bị bắt buộc không được đi trên đường giành cho người da trắng không. Toà đã kết hợp hai lí thuyết “ cấm và bình đẳng” làm nền tảng để giải quyết vụ này. Việc xét xử như thế này gửi tín hiệu rõ ràng rằng toà đã hiểu tu chính án số 13 và 14 quá nông cạn và hệ thống luật pháp và thói quen hành xử khác biệt giữa người da trắng với người da đen không nên bị bóp méo. Một vị thẩm phán-Ông Jôn- Mác-san-ha-Lân người không thống nhất với quyết định của toà nói rằng “Hiến pháp không áp dụng với người da màu”.

Sáu mươi năm sau, toà đã thay đổi cách nghĩ của mình. Trong vụ Brao toà phán quyết rằng các trường công cố tình phân biệt đối xử về chủng tộc đã vi phạm chương bảo vệ quyền bình đẳng được nêu trong tu chính hiến pháp 14. Mặc dù toà không trực tiếp bác bỏ quyết định của mình trong vụ Ple-sy, quan điểm của thẩm phán Ha-lân về hiến pháp đã được minh oan. Phán quyết 1954 áp dụng cho các trường ở các thành phố Tô-pee-ka, Kan-sát, tuy nhiên nó đã được vận dụng cho tất cả các trường công trong cả nước. Hơn thế, vụ án này làm suy yếu sự phân biệt chủng tộc với mọi cố gắng của chính phủ và đưa quốc gia vào thời điiểm mà mọi người được đối xử như nhau.

Quyết dịnh trong vụ Brao gây ra sự khiếp đảm đối với một số công dân, đặc biệt là với những người sống ở miền Nam, song dần dần được chấp nhận như luật đất đai. Các quyết định gây tranh cãi khác của toà án tối cao không nhận được sự đồng thuận như vậy. Trong một vài vụ từ 1962 tới 1985, chẳng hạn, toà quyết định rằng sinh viên ở các trường công bắt buộc phải cầu

nguyện hoặc nghe cầu nguyện là vi phạm điều cấm qui định trong hiến pháp đối với việc không hình thành tôn giáo trong trường học. Những người phê phán quyết định này tin rằng việc không áp dụng bắt buộc tôn giáo trong trường công có thể góp phần làm suy giảm đạo đức của người Mỹ. Họ cố gắng đưa tôn giáo vào trường công trở lại mà không vi phạm hiến pháp. Trong vụ Râu chống lại Weid ( 1973) toà cho phép phụ nữ được nạo phá thai trong trường hợp đặc biệt-quyết định này tiếp tục gây bực tức những người Mỹ luôn coi nạo thai là hành động sát nhân. Vụ án Râu chống lại Weid dựa trên cách diền giải hiến pháp. Những người chống đối tiếp tục cố gắng để bổ xung hiến pháp nhằm đảo ngược tình thế.

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w