-VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ:

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 36 - 37)

Trước khi thành lập Bộ Nông nghiệp vào năn 1862, chính phủ liên bang trực tiếp quản lí mọi mặt của nền nông nghiệp quốc gia thậm chí dạy cho nông dân cách làm cho đất đai sinh lợi nhiều hơn. Sau thời kỳ thịnh vượng vào đầu thế kỷ 20 là thời kỳ giảm giá mạnh các mặt hàng nông sản nhất là vào các năm 20. Cuộc đại khủng hoảng những năm 30 đẩy giá nông sản xuống thấp chưa từng có, trung bình giá giảm xuống chỉ còn 1/3 so với các năm 20. Hàng nghìn nông dân phá sản. Nhiều chính sách nông nghiệp ngày nay có gốc rễ từ thập kỷ bi thương của nền nông nghiệp thời kỳ đó và các nỗ lực đảm bảo an ninh nông nghiệp đã đước thể hiện trong các đạo luật sau này.

Ngày nay các vấn đề lập pháp rối rắm cũng liên quan tới các chính sách nông nghiệp. Về lý thuyết, việc sản xuất quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm giá nông nghiệp, trong một vài trường hợp, chính phủ trợ giá cho nông dân để giảm số lượng cây trồng. Một số sản phẩm nông nghiệp có tính chất hàng hoá được sử dụng như nguồn bảo đảm vốn vay của chính phủ. Chính phủ thanh toán cho nông dân sự chênh lệch giữa giá ‘mục tiêu’ do quốc hội đưa ra cho một loại sản phẩm nào đó và giá thực thu được sau bán ra. Chính phủ còn xây hàng loạt đập nước và kênh tưới tiêu đảm bảo cung cấp nước tưới với giá bao cấp ở các bang miền Tây.

Việc trợ giá và thanh toán khoản chênh lệch giá không chỉ áp dụng cho các loại sản phẩm như ngũ cốc, sản phẩm sữa và bông mà còn nhiều loại nông sản khác. Chương trình bao cấp trong nông nghiệp bị phê phán nhiều với lí do là chương trình này chỉ làm lợi cho các trang trại lớn và sẽ thúc đẩy việc ra đời các trang trại có qui mô ngày càng lớn, làm giảm số lượng trang trại. Gần đây trang trại có doanh doanh số bán ra 25 vạn đô la–khoảng 5% tổng số trang trại-nhận khoảng 24% khoản hỗ trợ từ chính phủ. Vai trò của chính phủ đối với nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhằm giảm bao cấp đối với nông dân. Các nhóm có liên quan tới lợi ích kinh tế nông nghiệp cố gắng bảo vệ các chính sách nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, sự đòi hỏi thay đổi đã và đang khuấy lên các cuộc tranh cãi quyết liệt tại quốc hội.

Nhìn tổng thể, nông nghiệp Hoa Kỳ là một câu chuyện về sự thành công ngoạn mục. Người tiêu dùng Mỹ phải trả ít tiền hơn để mua lương thực thực phẩm so với người tiêu dùng ở các quốc gia công nghiệp khác. Một phần ba diện tích nông nghiệp trồng cây lương thực định hướng xuất khẩu. Năm 1995, xuất khẩu nông nghiệp gấp đôi nhập khẩu.

Tuy nhiên thành công về nông nghiệp cũng có giá của nó. Những người bảo vệ môi trường cho rằng chính nông dân Mỹ đã huỷ hoại môi trường do dùng quá nhiều phân hoá học và hoá chất để diệt cỏ và côn trùng. Các hoá chất có hại dùng trong nông nghiệp đôi khi bị phát hiện có trong nước, thực phẩm và không khí mặc dù các quan chức nhà nước cấp bang và liên bang cảnh giác để bảo vệ các nguồn tài nguyên này. Hiện nay, các nhà khoa học ở các trung tâm nghiên cứu trên toàn lãnh thổ liên bang đang tìm kiếm các giải pháp có tính lâu dài. Với việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như đột biến gien. Các nhà khoa học hy vọng tạo ra các loại cây trồng vừa phát triển nhanh vừa có khả năng chống lại sâu bọ mà không cần dùng đền hoá chất độc hại.

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 36 - 37)