-CÁC NGHIỆP ĐOÀN LAO ĐỘNG:

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 39 - 40)

Hệ thống các nhà máy phát triển lên con số khoảng 1800 đã gíup thay đổi điều kiện làm việc đáng kể. Giới chủ ngày nay không trực tiếp làm việc cùng công nhân nữa. Họ là giám đốc và đảm đương công việc như một cái máy. Công nhân lành nghề cảm giác bị loại bỏ khỏi vị trí một người lao động bình thường. Vào những thời điểm khắc nghiệt nào đó họ có thể bị thay thế bởi những lao động mới với mức lương thấp hơn.

Khi hệ thống các nhà máy tăng lên, công nhân bắt đầu hình thành các tổ chức công đoàn để bảo vệ các quyền lợi của họ. Công đoàn đầu tiên với mục đích tổ chức thường xuyên các cuộc mít tinh và thu thập công đoàn phí đước các công nhân sản xuất giầy bang Phờ-ro-ri-đa tổ chức năm 1792. Ngay sau đó là nghiệp đoàn công nhân sản xuất đồ gỗ ngành da ở bang Bốt-stơn và ngành in ở Niu Gioóc. Các thành viên nghiệp đoàn đồng thuận với nhau về

mức lương mà họ cho là công bằng, cam kết ngừng làm việc cho bất cứ chủ nào trả lương thấp hơn, và buộc giới chủ chỉ thuê thành viên trong nghiệp đoàn.

Giới chủ chống lại bằng cách đưa vụ việc ra toà một cơ quan thường xuyên phán quyết rằng hành động phôi hợp của công nhân là một âm mưu bất hợp pháp chống lại giới chủ và cộng đồng. Nhưng vào năm 1842 toà án tối cao bang Ma-sa- chu-sét phán quyết rằng việc công nhân tham gia các tổ chức công đoàn một cách hoà bình thì được coi là hợp pháp. Lời phán quyết này được chấp nhận rộng rãi. nhiều năm sau đó các công đoàn không còn lo lắng bị kết tội âm mưu lật đổ nữa. Các công đoàn mở rộng nỗ lực đòi tăng lương mà còn tổ chức các chiến dịch đòi giảm giờ làm xuống 10 giờ ngày và chống lại việc sử dụng lao động trẻ em. Một số cơ quan lập pháp bang đã phản ứng tích cực với những đồi hỏi này.

Một phần của tài liệu Vài nét chấm phá về Hoa Kì (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w