Sau chiến tranh thế giới II, chức tổng thống liên bang liên tục thay đổi giữa những người cộng hoà và những người dân chủ. Tuy nhiền hầu hết thời
gian này người thuộc Đảng dân chủ luôn nắm đa số ở quốc hội-cả Hạ viện và Thượng viện trong suốt 26 năm liên tục, Đảng dân chủ chỉ thất thế một lần năm 1980 khi Đảng cộng hoà nắm đa số Hạ viện, đồng thời Rô-nan Ri-gân- người của Đảng cộng hoà- được bầu làm tổng thống. Sự thay đổi này đánh dấu mốc khởi đầu của thời kỳ không ổn định, hình thành đặc tính mô hình bầu cử mới từ đó đến nay.
Dẫu cho thái độ đối với các chính sách của tổng thống Ri-Gân như thế nào đi chăng nữa, đa số người Mỹ đều đánh giá cao ông vì khả năng đem lại cho nước Mỹ niềm tự hào và cảm giác lạc quan hướng tới tương lai còn nếu có lúc nào đó người ta phàn nàn ông về chính sách đối nội thì đó là những lời phàn nàn về sự cồng kềnh của bộ máy chính phủ Liên bang và thuế liên bang quá cao.
Mặc dù sự thâm thủng trong ngân sách liên bang liên tục tăng, năm 1983, nền kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định kể từ chiến tranh thế giới II. Chính quyền của tổng thống Ri-gân thất bại trong cuộc tuyển cử năm 1986, tuy vậy Đảng dân chủ chỉ kiểm soát được Hạ viện. Vấn đề nghiêm trọng nhất trong thời điếm này là sự tiết lộ việc chính phủ bí mật bán vũ khí cho cho I-ran nhằm giành lại tự do cho các con tin bị bắt ở Li-băng, và hỗ trợ tài chính cho các lực lượng chống chính phủ ở Ni-ca-ra-goa vào đúng khi quốc hội đang áp dụng lệnh cấm loại viện trợ kiểu này. Bất chấp các tiết lộ này, tổng thống Ri-gân tiếp tục chiếm được sự ủng hộ của đa số người dân trong suốt nhiệm kỳ 2.
Vị tổng thống tiếp theo Gioóc Bu-sơ-người của đảng cộng hoà-thừa hưởng danh tiếng của người tiền nhiệm, tiếp tục theo duổi nhiều chính sách của riêng mình. Khi I-rắc xâm lược quốc gia giàu dầu mỏ Ku-oét năm 1990 tổng thống Bu-sơ thiết lập lực lượng đa quốc gia giải phóng Ku-oét khỏi ách chiếm đóng của I-rắc năm 1991.
Năm 1992, cuộc tuyển cử ở Mỹ lại lặp lại quy luật. Cử tri bầu Bin-clin- tơn- người của Đảng dân chủ làm tổng thống và hai năm sau Đảng cộng hoà lại nắm đa số ở cả hai viện trong 40 năm. Trong lúc đó các cuộc tranh cãi lại tiếp diễn giữa những người chủ trương một chính phủ liên bang mạnh và những người chủ chương phi tập trung quyền lực, giữa những người ủng hộ đưa tôn giáo vào hệ thống trường công và những người chủ trương tách nhà thờ và sự quản lí của nhà nước ra khỏi trường học, giữa những người mong muốn sự trừng phạt mạnh mẽ và nhanh chóng đối với các loại tội phạm và những người mong muốn giải quyết căn nguyên cơ bản dẫn đến tội phạm. Những lời phàn nàn về vấn đề này nọ dẫn đến việc thành lập Đảng lớn thứ 3 do nhà kinh doanh bang Tếc-dát-Rốt-pê-rốt đứng đầu.
Mặc dù nền kinh tế rất thịnh vượng vào giữa thập kỷ 90, có hai hiện tượng làm phiền toái người Mỹ. Các công ty thường xuyên phải sử dụng quá trình được gọi là cắt giảm: Cắt giảm lực lượng lao động nhằm cắt giảm chi phí mặc dù việc này đánh trực tiếp vào công nhân. Trong một số ngành công
nghiệp, khoảng cách đền bù hàng năm giữa giám đốc và người lao động bình thường ngày càng lớn. Đa số người Mỹ có cuộc sống vật chất đầy đủ cũng băn khoăn về mức suy giảm về chất lượng cuộc sống, về sức mạnh trong mỗi gia đình, trong tình làng nghĩa xóm và phép lịch sự trong hành vi đối xử. Người Mỹ có thể là những người lạc quan nhất trên thế giới. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng tính lạc quan đó dường như cũng phôi phai ít nhiều.
CHƯƠNG IV:
Một chính phủ năng động
Lối sống thuở đầu của người Mỹ luôn khuyến khích dân chủ. Những kẻ đô hộ sống ở vùng núi và các vùng hoang dã. Họ phải làm việc cùng nhau để tạo nơi ở, tìm kiếm thức ăn, khai phá đất đai, lập trại và ổn định ăn nơi ăn chốn ở. Sự cần thiết của sự hợp tác này củng cố niềm tin rằng trong thế giới mới, người ta cần nền tảng bình đẳng, không ai có được sự ưu ái đặc biệt.
Nhu cầu bình đẳng ảnh hưởng tới các mối quan hệ của 13 vùng thuộc địa nguyên thuỷ với tổ quốc mẹ-nước Anh. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 tuyên bố rằng tất cả mọi người sinh đều bình đẳng, mọi người đều có quyền “sống, tự do và nhu cầu hạnh phúc”.
Tuyên ngôn độc lập và sau đó là bản hiền pháp, kết hợp những kinh nghiệm thực dân và các tư duy chính trị của các nhà triết học như Jôn-looc đã hình thành khái niệm nền cộng hoà dân chủ. Chính phủ tạo sức mạnh của mình từ nhân dân và thực hiện quyền lực của mình thông qua các đại biểu do dân bầu ra. Trong cuộc chiến tranh cách mạng, các vùng thuộc địa đều có nghị viện đại diện cho nước Anh với một mặt trận thống nhất. Theo hiệp định được biết tới như các điều khoản liên bang, Nghị viện sau chiến tranh được phép giải quyết các vấn đề nảy sinh vượt quá thẩm quyền giả quyết của các bang riêng rẽ.
Các điều khoản liên bang không đảm bảo tính hiệu quả của một văn bản pháp lí áp dụng cho toàn liên bang bởi các bang không hợp tác như mong muốn. Khi Liên Bang đến thời hạn trả lương cho binh lính hoặc phải trả nợ chiến tranh cho nước Pháp, một số bang không chịu chia sẻ khoản chi phí này. Để chấn chỉnh tình trạng bất tuân lệnh này, quốc hội yêu cầu mỗi bang cử một đoàn đại biểu tới tham gia thảo luận công ước mới và công ước hiến pháp ra đời tháng 5 năm 1787 tại Phi-la-đen phi-a với sự chủ toạ của Gioóc-Oa-sing- tơn.
Các đoàn đại biểu đã đạt được sự cân bằng giữa những người chủ trương một chính phủ trung ương mạnh và những người mong muốn phi tập trung chính quyền trung ương. Văn bản đạt được cuối cùng-bản Hiến pháp-đã đưa ra một hệ thống theo đó một số quyền được giao cho nhà nước liên bang, một số quyền được giao cho các bang. Theo Hiến pháp, việc quản lý nhà nước được chia theo 3 nhánh quyền lực: Lập pháp (Gồm quốc hội-hạ viện và thượng viện), Hành pháp (do tổng thống đứng đầu), và Tư pháp (toà án liên bang). Sự phân quyền như qui định tạo cho mỗi nhánh quyền lực những nhiệm vụ cụ thể, và sự độc lập ổn định thường xuyên giữa các nhánh quyền lực với nhau, đồng thời có ảnh hưởng chi phối nhau thông qua hệ thống “ giám sát và cân bằng”.
Sau đây là một số ví dụ minh hoạ cho hệ thống này trong thực tiễn: - Nếu quốc hội thông qua một đạo luật mà tổng thống cảm thấy không
khôn ngoan, tổng thống có thể phủ quyết. Điều đó có nghĩa là đạo luật đó không có giá trị trừ khi 2/3 nghị sĩ biểu quyết thông qua bất chấp việc tổng thống phủ quyết.
- Nếu quốc hội thông qua và tổng thống ký chuẩn y, thì đạo luật đó tiếp tục phải được toà án liên bang xem xét có đi ngược lại hiến pháp không và toà án có thể vô hiệu hoá đạo luật đó (Toà án không tham vấn, cho ý kiến, tuy nhiên quyền thực thi pháp lý chỉ giới hạn trong các tranh chấp nảy sinh từ thực tiễn).
- Tổng thống có quyền ký các hiệp định với các quốc gia khác, có quyền bổ nhiệm các vị trí trong chính phủ liên bang bao gồm cả các quan toà. Tuy nhiên, hạ viện phải biểu quyết thông qua việc kí kết hoặc bổ nhiệm trước khi mọi quyết định có hiệu lực.
* Gần đây một số nhà quan sát phân biệt những điều họ đánh giá là điểm yếu trong hệ thống quản lí tay ba này: Như một xu hướng giám sát quá chặt chẽ dẫn đến trì trệ hoặc khuân cứng.
-CÁC QUYỀN:
Hiến pháp viết năm 1787 tại Phi-la-đen-phi-a chưa thể có hiệu lực cho tới khi nó được đa số công dân ở ít nhất 9 trong tổng số 13 bang của Hoa Kỳ
phê chuẩn. Trong suốt quá trình phê chuẩn, một số mối nghi ngại lại nảy sinh. Một số người không chấp thuận vì cho rằng văn bản này không đảm bảo rõ ràng các quyền cá nhân. ý kiến bổ xung thêm được thể hiện trong 10 tu chính bổ xung váo bản hiến pháp, được hầu hết mọi người hiểu là đạo luật về quyền con người.
Đạo luật về quyền con người đảm bảo cho các công dân Mỹ quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do báo chí. Công dân được hội họp nơi công cộng, được phản kháng các hoạt động của chính phủ và đòi hỏi sự thay đổi. Ngoài ra công dân còn có quyền có trang bị vũ khí. Theo các quyền như qui định, cảnh sát và binh lính không được phép ngăn chặn và truy đuổi bất kỳ ai nếu không có lí do chính đáng, cũng như không được phép truy tìm nguồn gốc bản quán của bất kỳ ai nếu không được phép của toà án. Đạo luật quyền công dân cũng đảm bảo việc nhanh chóng đưa ra xét xử bất kỳ ai bị kết tội phạm luật. Phiên toà phải có luật sư nếu bị can yêu cầu và người bị luận tội được luật sư yêu cầu có mặt tại phiên toà, hoặc có người làm chứng bảo vệ cho bị can. Nghiêm cấm sự trừng phạt tàn bạo và bất bình thường.Với việc bổ xung điều khoản về quyền con người, bản hiến pháp đã được 13 bang thông qua và có hiệu lực năm 1789.
Kể từ đó 17 tu chính hiến pháp khác được bổ xung. Có lẽ, tu chính bổ xung quan trọng nhất là tu chính số 13 và 14, theo đó đưa ra ngoài vòng pháp luật chế độ nô lệ và đảm bảo tất cả công dân quyền được luật pháp bảo bệ bình đẳng và tu chính thứ 19 qui định phụ nữ cũng có quyền bỏ phiếu.
Hiến pháp được bổ xung theo hai cách. Quốc hội đưa ra tu chính bổ xung với điều kiện 2/3 nghị sỹ của lưỡng viện bỏ phiếu thông qua hoặc các cơ quan lập pháp của tông số 2/3 đồng thuận kêu gọi đưa ra các tu chính bổ xung (trường hợp như thế này chưa từng xảy ra). Trong các trường hợp khác mọi tu chính đều không có hiệu lực trừ khi tu chính đó được 3/4 tổng số bang thông qua. Ngành lập pháp-quốc hội- được hình thành với các đại biểu dân cử từ 50 bang. Đây là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền đưa ra các đạo luật và thuế áp dụng cho toàn liên bang, tuyên bố chiến tranh và thông qua các hiệp định đối với các đối tác nước ngoài.
Thành viên hạ viện được bầu với nhiệm kỳ 2 năm. Nghị viên đại diện cho quận mà họ cư trú. Số lượng các quận được xác định dựa trên sự thống nhất cứ 10 năm một lần. Các bang lớn có nhiều đại biểu hơn các bang nhỏ, mà có bang chỉ có một đại biểu duy nhất. Tổng số có 435 nghị viên trong hạ viện.
Thượng nghị sỹ được bầu 6 năm một lần. Mỗi bang có 2 thượng nghị sỹ mà không kể số dân bang đó là bao nhiêu. Nhiệm kỳ của thượng nghị sỹ xen kẽ nhau do vậy cứ 2 năm một lần 1/3 số thượng mghị sỹ phải bầu lại. Tổng só thượng nghị sỹ toàn liên bang là 100 người.
Để biến thành luật, bất kỳ dự luật nào cũng phải được cả hai viện thông qua. Sau khi dự luật được chuyển tới từng thành viên, dự luật này được các uỷ
ban nghiên cứu, bổ xung và bỏ phiếu trong uỷ ban đó và sau đó được thảo luận trong toàn hạ viện. Nếu dự luật này được thông qua, nó sẽ được chuyển sang thượng viện để tiếp tục xem xét. Nếu dự luật gặp phải những ý kiến khác nhau nghị sỹ lưỡng viện sẽ gặp nhau để dàn xếp sự khác biệt đó. Nhóm nghị sỹ thuyết phục các nghị sỹ quốc hội khác bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống lại dự luật được gọi là “Vận động hành lang”. Các nghị sỹ này có thể tạo ảnh hưởng vào bất cứ thời điểm nào của quá trình lập pháp. Một khi cả hai viện thông qua cách hiểu đúng văn bản, dự luật này mới được trình tổng thống thông qua.
-NGÀNH HÀNH PHÁP:
Người đứng đầu cơ quan hành pháp của liên bang là tổng thống, người cùng với phó tổng thồng được bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm. Theo tu chính hiến pháp thông qua năm 1951, tổng thống chỉ được tại vị không quá hai nhiệm kỳ. Trong trường hợp tổng thống đương nhiệm bị chết hoặc không còn khả năng đảm đương công việc, phó tổng thống chủ toạ thượng viện và có thể được bầu để giải quyết thế bế tắc.
Quyền lực của tổng thống rất lớn song không phải là vô hạn. Là người có quyền tối hậu trong việc hình thành các chính sách quốc gia, tổng thống chuyển văn bản luật tới quốc hội. Như đề cập ở trên, tổng thống có thể phủ quyết bất kỳ đạo luật nào do quốc hội thông qua. Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền bổ nhiệm chánh án liên bang khi vị trí này bị khuyết bao gồm cả cả các thẩm phán toà thượng thẩm. Là người đứng đầu đảng chính trị, với điều kiện dễ dàng tiếp cận tới các phương tiện thông tin, tổng thống dễ dàng có ảnh hưởng lớn tới dư luận.
Trong khuân khổ ngành hành pháp, tổng thống có quyền to lớn trong việc ban hành các qui định, chỉ thị để điều hành các bộ hoặc cơ quan chính phủ. Tổng thống bổ nhiệm người đứng đầu và các quan chức cao cấp của các cơ quan này. Người đứng đầu các bộ chủ chốt được gọi là “Các thư kí” và thành viên nội các. Đa số các nhân viên liên bang được bổ nhiệm trên cơ sở năng lực và thành tích chứ không dựa trên quan điểm chính trị.
Ngành tư pháp được dẫn đầu bởi một chánh án toà án tối cao. Đấy là tòa án duy nhất theo qui đinh của hiến pháp. Ngoài ra quốc hội còn thành lập 13 toà sơ thẩm và 95 toà án liên bang thuộc các quận. Toà thượng thẩm có trụ sở tai quận Oa- sinh-tơn, các toà án liên bang khác nằm ở các thành phố khác trong cả nước. Các thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ cả đời trừ khi họ tự nguyện nghỉ hưu. Họ có thể bị loại khỏi chức vụ thông qua quá trình luận tội và bi kết án tại nghị viện.
Toà án tối cao xem xét các vụ án trên cơ sở hiến pháp, luật pháp và các hiệp định liên bang. Các vụ án liên quan tới biển, tới cá nhân hoặc chính phủ khác, các vụ mà chính phủ liên bang là một bên có dính líu.
Toà án tối cao bao gồm một chánh án tối cao và 8 thẩm phán. Trừ ngoại lệ hiếm khi xảy ra, hầu hết các vụ án đều đước giải quyết tại toà sơ thẩm hoặc toà án liên bang cấp bang. Các vụ án như thế này liên quan tới tranh chấp do hiểu sai hoặc vi phạm hiến pháp do ngành hành pháp gây ra hoặc vi phạm các đạo luật do quốc hội hoặc cá bang thông qua (Luật liên bang, luật các bang phải dựa trên hiến pháp liên bang).