Việc nước Mỹ được chia sẻ tổn thất của hai cuộc đại chiến thế giới với các quốc gia khác là một vận may lớn. Vào cuối cuộc chiến thế giới II năm 1945, Hoa Kỳ là một nước có năng lực sản xuất lớn nhất trên thế giới và thương hiệu “Sản xuất tại Mỹ” trở thành dấu khẳng định chất lượng cao. Thế kỷ 20 đã chứng kiến cả sự tăng trưởng và suy giảm của một số ngành công nghiệp Mỹ. Ngành công nghiệp tự động vốn là trụ cột của nền kinh tế, đã phải cạnh tranh với các quốc gia khác có nguồn nhân lực rẻ hơn. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp mới đã ra đời và phát triển bao gồm công nghiệp sản xuất máy bay, điện thoại di động, vi mạch và vệ tinh, lò vi sóng và máy tính tốc độ cao.
Nhiều ngành công nghiệp đang phát triển hiện nay có xu hướng tự động hoá cao và do đó cần ít công nhân hơn so với các ngành công nghiệp truyền thồng trước đây.Vì các ngành công nghiệp kỹ thuật cao liên tục phát triển và các ngành công nghỉệp sản xuất theo lối cũ giảm dần, tỷ trọng công nhân trong các ngành sản xuất liên tục giảm. Các ngành công nghiệp dịch vụ ngày nay chi phối nền kinh tế, làm cho các nhà quan sát gọi nước Mỹ ngày nay là một xã hội “Sau công nghiệp”. Bằng cách bán các dịch vụ chứ không cung cấp một loại sản phẩm cụ thể nào đó, các ngành công nghiệp này bao gồm các dịch vụ giải trí và phục hồi sức khoẻ, khách sạn và nhà hàng, thông tin liên lạc và giáo dục, quản lý văn phòng, tài chính và ngân hàng.
Trong lịch sử của mình, mặc dù có khi Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách đối ngoại biệt lập, trong chính sách thương mại quốc gia này luôn chủ chương quốc tế hoá cao. Hiện tại chính sách thương mại của Hoa Kỳ đang tạo ra những phản ứng trái ngược trong phần còn lại của thế giới. Người dân ở một số các quốc gia chống lại việc Mỹ hoá nền văn hoá của họ, họ kết tội các công ty Mỹ ép các chính phủ phục vụ cho các lợi ích kinh tế và chính trị của Mỹ. Trong khi đó, một số chính phủ lại hoan nghênh các sản phẩm và nguồn đầu tư từ Mỹ, coi đó là phương tiện để nâng cao mức sống của chính họ.
Bằng cách đổ thêm vốn vào các nền kinh tế khác, các nhà đầu tư Mỹ có thể tạo ra động lực khó dự đoán. Một só người Mỹ cho rằng việc đầu tư ra nước ngoài chính là đang nuôi dưỡng các đối thủ cạnh tranh tương lai. Họ nhấn mạnh rằng chính sách của chính phủ Mỹ đã giúp Nhật Bản phục hồi kinh tế sau đại chiến thế giới II, và rằng các công ty lớn của Hoa Kỳ đã chia xẻ công nghệ và đưa chuyên gia đến dạy người Nhật cách quản lý kinh tế có chất lượng và do đó người Nhật áp dụng và đạt được lợi nhuận cao. Việc phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ năm 1993 tiếp tục khẳng định sự tán đồng của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế.