CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại thành phố đà nẵng (Trang 35 - 38)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. "Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng,thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động...Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, tạo khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước". Đó là những nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - giảng viên khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Nam Cần Thơ, tác giả của công trình nghiên cứu của đề tài “Thị trường bất động sản, thực

trạng và giải pháp”. Bài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, cung cấp cho các cơ quan, đơn vị bằng chứng thực nghiệm trong xây dựng định hướng phát triển thị trường bất động sản [22],

2. Công trình nghiên cứu với đề tài "Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của

quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất” của Thạc sĩ Đào Thị Thanh Lam có kết quả nghiên cứuđược tóm tắt:

Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc tích tụ và chuyển đổi trên diện rộng, với quy mô lớn mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, dịch vụ, du lịch sinh thái và các mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là quy luật phát triển tất yếu. Quá trình đô thị hóa có quan hệ hữu cơ rất lớn đến công tác quản lý đất đai thể hiện qua: công tác giao đất, cho thuê đất; công tác lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất,... Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi mà quá trình đô thị hóa đem lại còn một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong qua trình đô thị hóa có thể thấy rõ như: Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất dài hạn 5 năm tính khả thi không cao; chính quyền cấp cơ sở chưa thực sự chú trọng đến công tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất; vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng ở nhiều khu đô thị gặp khó khăn, kéo dài; tình trạng khiếu kiện kéo dài liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tình trạng chống đối không hợp tác trong công tác kiểm đếm, bồi thường và di dời,... đang trở thành những điểm nóng rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Vấn đề quản lý, sử dụng đất của chủ đầu tư ở một số khu đô thị còn lỏng lẻo, để người dân trở lại tái chiếm đất sản xuất, xây dựng nhà ở cũng dẫn đến sự khiếu kiện, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.

Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh đặc biệt là diện tích đất trồng lúa; các khu đô thị mới hình thành, tỷ lệ cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp dịch vụ tăng,... tạo nguồn thu quan trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, tạo ra được môi trường cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư thúc đẩy sự phát triển

của thị trường bất động sản cũng như hỗ trợ, kích thích cho sự phát triển của các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch,... tạo đà và lực cho quá trình đô thị hóa cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn [17].

3. Công trình nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề

xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát việc sử dụng đất đối với

các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất" của Thạc sĩ Trần Thị Giang Hương có kết quả nghiên cứuđược tóm tắt:

Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, vai trò quản lý của nhà nước là tất yếu và vô cùng quan trọng. Để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai thì Nhà nước phải “giám sát” được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung, giám sát đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nói riêng.

Hoạt động giám sát việc sử dụng đất được tiến hành bởi hoạt động giám sát của Quốc hội; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân; trong đó chủ yếu tập trung vào hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai mới triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra mà chưa giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 6 của Luật Đất đai năm 2003.

Trên cơ sở lý luận, pháp lý, các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát việc sử dụng đất; nội dung, đối tượng, trình tự, phương pháp giám sát và thực tế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cho thấy các quy định pháp luật chưa đầy đủ và khó khả thi để giám sát việc sử dụng đất đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất một cách hiệu quả

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức về giám sát của các Bộ, ngành: đầu tư (Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư), tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục Giám sát quản lý về hải quan), ngân hàng (Giám sát ngân hàng)... là những ví dụ về sự hình thành cơ quan giám sát việc sử dụng đất thuộc cơ quan tài nguyên và môi trường.

Kinh nghiệm giám sát của cơ quan hành chính ở một số nước trên thế giới; đặc biệt là hoạt động giám sát của cơ quan hành chính, trong đó có hoạt động giám sát đất đai của Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc được thực hiện tốt và đạt nhiều thành tựu là cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

Kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của bộ máy nhà nước nói chung và của lĩnh vực đất đai nói riêng, đã có tác động tích cực trong việc khai thác tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường; đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra

việc sử dụng đất đối với các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa cao, còn nhiều hạn chế và bất cập, thậm chí nhiều vi phạm đã được phát hiện từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả xử lý [35].

4. Luận án Tiến sĩ với đề tài “Quản lý Nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵngcủa Nghiên cứu sinh: Vỏ Văn Lợi – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nướcđối với đất đai đô thị, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đấtđô thị của thành phố Đà Nẵng, để xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nướcđối vớiđất đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của Luận án, Tác giả đã hệ thống hóa có bổ sung cơ sở lý luận về đất đô thị và quản lý Nhà nước đối vớiđất đô thị của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất đô thị của thành phốĐà Nẵng và rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Cuối cùng tác giả đã đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nướcđối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến năm 2020.

Mặc dù có nhiều tác giả nghiên cứu ở các địa bàn khác nhau, nhưng về quản lý tình hình sử dụng đất đối với các doanh nghiệp đầu tư bấtđộng sản tại thành phố Đà Nẵng chưa được quan tâm nghiên cứu nhằm giúp cho chính quyền thành phố cũng như các ban ngành liên quan tổng hợp, cập nhật, nắm bắt thông tin liên quan đến lĩnh vực này và góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, giúp các nhà đầu tư bất động sản vững tin đầu tư và kinh doanh có hiệu quả [45].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại thành phố đà nẵng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)