3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.4. Thực trạng kinh tế xã hội
3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về hiện trạng và nhịp độ tăng trưởng kinh tế
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 (*)Ước 2014 Nhịp tăng (%) 2006- 2010 2011- 2014 2006- 2014 1. Dân số TB 103ng 781,0 926,09 1.007,42 3,44 2,24 2,84 2.GDP(giá 1994) Tỷ đồng 6.214,3 10.275,45 41.899,7 10,31 9,66 9,99 - Thuỷ sản NL - 373,5 308,12 937,1 -5,11 4,44 -0,34 -Công nghiệpXD - 3.207,4 4.043,13 15.254,5 4,93 7,31 6,12 - Dịch vụ - 2.633,4 5.924,20 25.708,1 17,53 11,54 14,54 3. GDP/ người - Theo giá 1994 106 đ/ng 7,97 11,56 41,41 - Theo giá thực tế - 15,01 35,87 52.082 - Quy ra USD USD/ng 940 1.795 2.456
Nguồn: Niên giám thống kê 2014 thành phố Đà Nẵng; (*): Giá so sánh 2010
Qua số liệu thống kê từ năm 2005 đến nay, nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2014 là 9,99%, trong đó Khu vực công nghiệp xây dựng tăng bình quân 6,12%, Khu vực dịch vụ tăng bình quân 14,54% Khu vực thuỷ sản nông lâm âm bình quân 0,34%. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tuy có thấp hơn thời kỳ đầu chia tách tỉnh do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bị thiệt hại thiên tai do bảo số 1 (Chanchu), số 6 (Xangsane), dịch bệnh…nhưng phát triển tương đối ổn định và phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế thành phố đề ra.
Theo ước tính sơ bộ năm 2014, GDP toàn thành phố như sau: - GDP năm 2014 : 52.600,31 tỉ đồng (giá thực tế)
- Quy ra USD : 2.456 USD/người
3.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Cơ cấu kinh tế
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2020 là: “ Dịch vụ, công nghiệp-xây dựng, nông nghiệp”. Dựa vào hiện trạng phát triển các ngành kinh tế, cho thấy nền kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế thành phố đã đề ra, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của cả nước và các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵnggiai đoạn 2005-2014
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2005 2010 2014
Tổng số 100 100 100
- Công nghiệp XD 50,19 44,58 36,41
- Dịch vụ 44,68 51,51 61,63
- Thuỷ sản nông lâm 5,13 3,91 2,23
Nguồn: - QH tổng thể phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng
- Niên giám thống kê 2014 thành phố Đà Nẵng
b. Cơ cấu thành phần kinh tế
Tỷ trọng kinh tế nhà nước chiếm vị trí chủ đạo ở các khâu then chốt đầu tư không đều, qua các năm và có xu hướng giảm, kinh tế ngoài nhà nước phát triển đều trong nhiều lĩnh vực và có mức tăng đáng kể vượt Khu vực nhà nước, kinh tế nước ngoài tuy có tăng nhưng không nhiều. Nhìn chung, các thành phần kinh tế đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động thành phố.
3.1.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giá trị sản xuất Khu vực kinh tế nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010 tăng bình quân 4,44% (thời kỳ 2011 -2014), tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu GDP thành phố lại giảm dần qua các năm, điều nầy phù hợp với điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020 đó là “dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp”.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị gia tăng trong công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố tăng bình quân thời kỳ 2011 - 2014 là 7,31%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP giảm từ 44,58% năm 2010 xuống 36,41% năm 2014.
Công nghiệp có vốn nhà nước chiếm 23,65%, công nghiệp ngoài nhà nước chiếm 48,42% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 28,53%.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Bao gồm các ngành thương mại, vận tải, bưu điện và các loại hình dịch vụ khác luôn có tỷ lệ đóng góp cao trong GDP của thành phố. Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2014 của Khu vực dịch vụ là 14,54%, chiếm tỷ trọng 44,68% năm 2005, tăng lên 51,51% năm 2010 và 61,63% năm 2014 trong GDP thành phố. Do có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh trong vùng nên phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng đều có cơ quan đóng tại Đà Nẵngđể cung cấp dịch vụ, các lợi thế về giao thông tạo ưu thế cho các hoạt động vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch...., Hệ thống tài chính đa dạng là nguồn cung ứng tài chính cho các thành phần kinh tế, nhờ đó các ngành dịch vụ của thành phố đã từng bước điều chỉnh lại phạm vi hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng tốt nhiều nhu cầu xã hội, đảm nhận được vai trò trung tâm phát luồng buôn bán, là đầu mối xuất nhập khẩu cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
3.1.4.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
Bảng 3.4. Phân bố dân cư thành phố Đà Nẵngnăm 2014
STT Đơn vị hành chính Dân số trung bình
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
1 Quận Hải Châu 205.380 8.822
2 Quận Thanh Khê 187.766 19.890
3 Quận Liên chiểu 153.793 1.944
4 Quận Sơn Trà 149.212 2.515
5 Quận Ngũ Hành Sơn 74.568 1.906
6 Quận Cẩm Lệ 108.805 3.087
7 Huyện Hoà Vang 127.901 174
Toàn Thành Phố 1.007.425 *1.028
Nguồn: - Niên giám thống kê 2014 thành phố Đà Nẵng
Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số thành phố Đà Nẵnglà 1.007.425 người. Trong đó: Nam có 495.080 người, Nữ có 512.345 người, dân số thành thị 879.524 người chiếm 87,29% tổng số dân, dân số nông thôn có 127.901 người chiếm 12,71% tổng số dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,00‰; mật độ dân số trên đất liền 1.028 người/km2. Dân cư thành phố phân bố không đồng đều giữa các vùng, các quận huyện. Mật độ dân số cao nhất là quận Thanh Khê 19.890 người/km2, thấp nhất là huyện Hoà Vang 174 người/km2. Mật độ dân số Khu vực đô thị là 3.530 người/km2 cao gấp 20,52 lần Khu vực nông thôn.
Ngoài việc chỉnh trang và xây dựng các khu dân cư, khu chung cư trong nội thị, thành phố cũng đã quy hoạch và xây dựng nhiều khu dân cư, khu chung cư ở khu vực ngoại thành và huyện Hoà Vang để tạo nên sự phát triển cân đối, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu về nhà ở, ổn định đời sống nhân dân. Nhờ vậy, sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị không lớn. Nhưng nhìn chung, dân cư có sự dịch chuyển từ nông thôn và thành thị (các khu dân cư đông đặc, chật chội) đến các khu vực đang được đô thị hoá ở quận Liên Chiểu (phía Bắc), quận Cẩm Lệ, quận Ngũ Hành Sơn (phía Nam) và một số xã vùng Đông của huyện Hoà Vang.
b. Lao động việc làm
Dân số thành phố Đà Nẵngnăm 2014 là 1.007.425 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 522.483 người chiếm 51,86% dân số, phân bố trong khu vực nhà nước 18,67%, khu vực ngoài nhà nước 75,25%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6,08%.
Số lao động chưa có việc làm khoảng 18.698 người, chiếm 3,46% tổng số lao động, phần lớn ở khu vực thành thị 16.864 người, ở nông thôn 1.834 người. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 32,57% tổng số lao động. Nhìn chung nguồn lao động của thành phố tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là không nhiều. Do vậy, trong tương lai thành phố cần thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa học công nghệ, mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật.
c. Thu nhập và mức sống nhân dân
Theo báo cáo điều tra năm 2014 thì đời sống cư dân thành phố được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt của một bộ phận cư dân được cải thiện đáng kể. Số hộ có nhà kiên cố chiếm 54,15%, nhà bán kiên cố chiếm 45,69%. Toàn thành phố có 100% số hộ có điện thắp sáng, và 100% số hộ dùng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tính đến cuối năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố còn 0,32%, không còn hộ đói.
3.1.4.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Thực trạng cơ sở hạ tầng thành phố trong những năm qua phát triển khá tốt và đồng bộ, nhất là từ sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, thành phố đã tập
trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp hầu hết các tuyến đường nội thị, nâng cao mật độ lưu thông. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số và hạn chế nguồn đầu tư nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chung của một đô thị lớn, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp thiết của thành phố, do đó trong những năm tới thành phố vẫn chủ trương tiếp tục đầu tư, hoàn thiện từng bước hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, khoa học, phù hợp quy hoạch theo sự phát triển của thành phố.
a. Giao thông
+ Đường hàng không
Sân bay Đà Nẵng là sân bay quốc tế, hỗn hợp quân sự và dân dụng, cách trung tâm thành phố 5km về hướng tây, có diện tích đường bao là 1.100 ha, diện tích phần sân bay là 850 ha, trong đó diện tích phần dân dụng là 37 ha.
Do vị trí sân bay nằm ngay trong thành phố nên có nhiều thuận lợi cho hành khách, nhưng lại gây trở ngại cho cuộc sống dân cư xung quanh, cũng như việc phát triển mở rộng thành phố và xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường đô thị khi thành phố phát triển đúng tầm, đặc biệt là tiếng ồn.
+ Đường bộ
Mật độ đường ở thành phố Đà Nẵng Khu vực nội thành đạt khoảng 3 km/km2, ngoại thành đạt 0,33 km/km2. Mật độ đường trung bình toàn thành phố đạt 1-2 km/km2 và 0,26 km/1.000 dân.
+ Đường sắt
Đường sắt Bắc Nam qua Đà Nẵngdài 36 km, năng lực cho phép thông qua 22 đôi tàu/ ngày đêm (14 đôi tàu khách và 8 đôi tàu hàng). Hạn chế lớn của tuyến đường sắt Khu vực Đà Nẵnglà có vài đoạn cong có bán kính nhỏ R=100m, đường sắt đi qua nhiều Khu dân cư, nhiều đoạn không có rào cách ly, gây ồn và khó đảm bảo an toàn cho nhân dân.
+ Đường thuỷ
- Đường sông: Thành phố Đà Nẵng có khoảng 60 km đường sông có thể lưu thông vận chuyển gồm: sông Hàn, sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Tuý Loan. Hàng hoá vận chuyển chủ yếu là hàng tiêu dùng, than củi, cát… Nhờ hệ thống đường bộ phát triển thuận lợi nên khả năng vận chuyển đường sông ngày càng giảm đi.
- Đường biển: Là thành phố có hệ thống cảng biển và cảng sông phát triển, có vai trò quan trọng trong Khu vực, nên có điều kiện phát triển giao lưu kinh tế và du lịch bằng đường biển, đảm bảo năng lực vận chuyển nội địa và xuất nhập khẩu, đồng thời là đầu mối quá cảnh của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Đà Nẵng có cảng sông Hàn, cảng Tiên Sa.và một số cảng chuyên dùng khác như: Cảng dầu Mỹ Khê, cảng Hải Quân, cảng Liên Chiểu, cảng Cá....
b. Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi toàn thành phố bao gồm: Hai hồ chứa nước lớn là Hoà Trung và Đồng Nghệ, 21 hồ chứa nước vừa và nhỏ, 32 đập dâng và 24 trạm bơm điện, 13 km đê ngăn mặn và hàng trăm km kênh mương các cấp. Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi mới chỉ tưới được khoảng 5.000 ha đất nông nghiệp đạt 60% diện tích đất trồng cây hàng năm, phần lớn các công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả tốt.
c. Giáo dục - đào tạo
Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất Khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước. Hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và phổ thông có đầy đủ các loại hình đào tạo như: công lập, bán công, tư thục, bán trú, chuyên ban. Đến nay thành phố đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển ngành Giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã triển khai thực hiện nhiều đề án chi tiết phục vụ quy hoạch mạng lưới trường học cho tất cả các ngành học, bậc học, cấp học, hiện nay toàn thành phố không có phòng học ca ba, phòng học tạm, phòng học tranh, tre v.v.... Nhờ cơ sở trường lớp đều khắp nên đã huy động gần 100% số trẻ từ 6 tuổi đến lớp và đã hoàn thành chương trình quốc gia về phổ cập tiểu học, xoá mù chữ với 100% xã, phường.
d. Y tế
Mạng lưới các cơ sở y tế thành phố gồm 28 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa (kể cả bệnh viện trung ương và bệnh viện tư), 15 trung tâm y tế và 56 trạm y tế xã phường. Tổng số giường bệnh là 6.041 giường, bình quân có 60 giường/ 1vạn dân, và đã có 35/47 xã phường có bác sỹ phục vụ.
e. Văn hoá
Văn hoá, nghệ thuật của thành phố phát triển lành mạnh, và có chuyển biến tích cực, các thiết chế văn hóa cơ sở đã được quan tâm đầu tư, các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng thành phố “5 không, 3 có”; đặc biệt là chương trình “xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” được triển khai sâu rộng trên toàn thành phố, được các cấp, các ngành và nhân dân thành phố tích cực hưởng ứng, việc xã hội hoá ngành văn hoá cũng được quan tâm và từng bước phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực.
g. Thể dục thể thao
Thành phố Đà Nẵnglà nơi tập trung các trung tâm huấn luyện, đào tạo thể thao thành tích cao của Khu vực và cả nước. Điển hình là Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia III, Trung tâm Thể thao quốc phòng III và Đại học Thể dục thể thao III. Có Cung thể thao Tuyên Sơn, 02 Sân bóng đá (Chi Lăng và Hòa Xuân), 3 nhà tập, nhà thi đấu, 1 bể bơi thành tích cao. Ngoài ra trong thành phố còn có các cơ sở thể dục thể thao khác như: Làng thể thao của câu lạc bộ SHB, Sân vận động Quân Khu V, bể bơi Quân Khu V, trường Thể dục thể thao TW3 và các cơ sở thể dục thể thao ở các quận - huyện, xã - phường.
h. Bưu chính viễn thông
Thông tin liên lạc thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh, đa dạng loại hình thông tin, đã hiện đại hoá và trở thành trung tâm viễn thông lớn thứ 3 của cả nước, mạng lưới bưu điện phát triển đều khắp với 1 bưu điện trung tâm, 5 bưu điện Khu vực, 12 bưu điện quận, huyện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các tổ chức và nhân dân