Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích tự nhiên là 128.487,56 ha (không tính phần đất tranh chấp với tỉnh Thừa Thiên-Huế là 746,23 ha), trong đó huyện đảo Hoàng Sa chiếm 30.500 ha. Do điều kiện thành phố đang trong tình trạng đô thị hoá nhanh, quỹ đất hạn hẹp nên việc san ủi lấy đất đồi để đắp đất vùng trũng thấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội diễn ra khá nhiều làm cho tình hình đất đai biến động phức tạp dẫn đến tính chất đất bị thay đổi và biến dạng địa hình. Quỹ đất hiện đang quản lý và sử dụng của thành phố Đà Nẵng sau khi thống kê đất đai năm 2015 như sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai thành phố Đà Nẵng

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 128.487,56 100,00

I Đất nông nghiệp 70.026,86 54,50

II Đất phi nông nghiệp *54.508,48 42,42

III Đất chưa sử dụng 3.952,22 3,08

Nguồn:- Thống kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015

- * có 30.500 ha huyện Đảo Hoàng Sa

3.1.2.2. Tài nguyên nước

* Nước mặt

Nguồn nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu là sông Cu Đê và sông Hàn. - Sông Cu Đê: Sông chính có chiều dài 38 km, tổng lượng nước bình quân hằng năm là 0,6 tỉ m3/năm, đây là nguồn nước tương đối tốt, hiện nay đang khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở Khu vực phía Bắc và Tây Bắc thành phố.

- Sông Hàn: Là hợp lưu của sông Tuý Loan và sông Vĩnh Điện. Tổng lượng nước bình quân của sông Hàn khoảng 7 tỉ m3/năm, là nguồn nước chính cung cấp cho thành phố, phục vụ nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra thành phố còn có nguồn nước suối tại bán đảo Sơn Trà nhưng trữ lượng thấp và bị lệ thuộc vào mùa nên việc khai thác không ổn định.

* Nước ngầm

Theo kết quả thăm dò nguồn nước dưới đất của Đoàn quy hoạch tài nguyên nước 709 đã được UBND thành phố phê duyệt, nước ngầm khu vực Đà Nẵngnông, đa dạng, phức tạp, có dấu hiệu nhiễm mặn theo sườn và chiều sâu. Các khu vực nước ngầm có khả năng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi ở Hoà Hải, Hoà Quý, chiều sâu tầng chứa từ 50 -60m, có thể cung cấp từ 5.000 - 10.000 m3/ngày-đêm cho khu vực Non Nước. Khu vực Hoà Khánh có chiều sâu tầng chứa 30 – 90m, có thể cung cấp 20.000 m3/ngày-đêm cho các Khu công nghiệp Hoà Khánh và Liên Chiểu.

Nhìn chung, nguồn nước thành phố Đà Nẵngtương đối dồi dào. Tuy nhiên, vào mùa khô (tháng 5-6), nguồn nước của các sông này thường bị nhiễm mặn do thuỷ triều. Các tháng còn lại trong năm, nguồn nước các sông có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng và thảm thực vật

a) Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp thành phố Đà Nẵng là 63.017,30 ha, chiếm 49,00% diện tích tự nhiên. Do nằm ở vị trí trung độ của cả nước nên rừng thành phố Đà Nẵng là giao lưu giữa hai nguồn thực vật Bắc Nam, thuộc loại rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm. Đặc tính sinh thái của rừng là rất phong phú và đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài. Trong đó:

+ Rừng phòng hộ: 8.568,00 ha + Rừng đặc dụng: 32.752,60 ha + Rừng sản xuất: 21.696,70 ha

b) Thảm thực vật

- Vùng núi: Nhờ điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái vùng núi đa dạng, đã hình thành và phát triển một thảm thực vật phong phú có nhiều hệ lớp thực vật sinh trưởng và phát triển theo tầng. Song do ảnh hưởng của chiến tranh và sự tàn phá của con người làm cho thảm thực vật dần dần bị huỷ diệt, hiện đang giai đoạn phục hồi và vẫn chưa phủ xanh hết đất trống đồi núi trọc. Có thể chia thành 4 cấp thảm thực vật sau:

+ Thảm rừng gỗ thường xanh quanh năm + Thảm thực vật rừng non tái sinh + Thảm rừng hỗn giao tre nứa + Rừng cây bụi

- Vùng đồng bằng: Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm và cây ăn quả, nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà vùng này luôn được thay đổi làm cho thảm thực vật luôn phong phú đa dạng. Tuy nhiên, do đây là vùng luôn gắn kết với đời sống con người nên cần quan tâm nghiên cứu tác động của con người đối với môi trường để bảo vệ môi trường sinh thái và đời sống cư dân.

- Vùng cửa sông ven biển: Thảm thực vật chủ yếu là cây Thông, Dương Liễu và một số cây chịu mặn. Trong lòng sông biển cũng có các loại rong tảo sinh sống, đây cũng là vùng chịu tác động trực tiếp của con người đối với môi trường, nhất là môi trường nước, nếu bị ô nhiễm sẽ làm cho rong tảo khó phát triển, và gây tác hại cho con người.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Đà Nẵng hiện nay chưa có nhiều tài liệu điều tra về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, qua thực tế và một số tài liệu tham khảo thì khoáng sản Đà

Nẵng ít về chủng loại và có quy mô nhỏ gồm: Đá xây dựng ở Hoà Nhơn, Hoà Phát, Hoà Sơn, đá hoa cương ở Non Nước, cát trắng, than bùn ở Hoà Khánh quận Liên Chiểu, đất làm gạch ngói ở huyện Hoà Vang, quận Liên Chiểu... phần lớn trữ lượng không đáng kể. Ngoài ra, vùng thềm lục địa ở Đà Nẵng cũng có nhiều triển vọng về dầu khí.

3.1.2.5. Tài nguyên biển, ven biển

Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển trên 80 km, có vịnh nước sâu và vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ bờ Đà Nẵng trải ra 125 km, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, là điều kiện thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài.

Theo các tài liệu điều tra, vùng biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 60 - 70 ngàn tấn. Phân bố ở vùng nước sâu dưới 50m khoảng 31%, vùng nước sâu từ 50 đến 200m khoảng 48%, vùng nước sâu trên 200m khoảng 21%. Càng ra vùng nước sâu, tỷ lệ cá nổi càng tăng, cá đáy giảm. Hiện nay sản lượng khai thác trung bình hàng năm khoảng 25 nghìn tấn, chủ yếu là cá nổi ven bờ. Trữ lượng cá ven bờ ở độ sâu dưới 50m và đặc biệt dưới 30m trở vào đã khai thác quá mức cho phép, cần phải hạn chế. Song song với việc đánh bắt hải sản, ven biển Đà Nẵng còn là nơi thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản như nuôi bè (cá, tôm hùm) ở Thọ Quang, nuôi tôm ở Nại Hiên Đông, Hoà Hiệp và quanh đèo Hải Vân, Sơn Trà .v.v...các loại hải sản chính đang nuôi là cá Mú, cá Cam, tôm Sú, tôm Hùm.

Bờ biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Sao Biển, Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, Thanh Khê, Xuân Thiều, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)