3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5.2. Chưa có hưởng lợi từ gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng
Thực tế cho thấy, phần lớn những lợi nhuận từ khai thác gỗ là thuộc về ngân khố quốc gia và các nhà thầu khoán tư nhân. Người dân nông thôn nghèo sẽ không được trực tiếp tiếp cận với nguồn gỗ này bởi ba yếu tố sau đây: (1) Thiếu vốn cần thiết để mua thiết bị và thuê nhân công đốn chặt và chuyên chở gỗ; (2) Thiếu đường đi lại để có thể tiếp cận cây gỗ và chuyên gỗ chở tới thị trường; (3) Việc thi hành luật cấm khai thác gỗ quy mô nhỏ của chính phủ. Người dân địa phương hầu như không liên quan đến việc khai thác gỗ theo quy mô thương mại. Nhà nước hay các doanh nghiệp khai thác gỗ thường cho rằng các cây gỗ to là tài sản của họ không phải của người dân sống trong hoặc gần rừng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, chính phủ Việt Nam đã cấm khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ với mục đích tích trữ nguyên vật liệu cho chiến tranh. Hầu hết các hoạt động buôn bán hay chế biến sản phẩm rừng trong
thời gian này đều bị ngăn chặn. Trong hơn một thế kỷ, vùng núi là nguồn chủ yếu về nguyên liệu thô cho công nghiệp gỗ thương mại. Theo cuốn sách Lâm nghiệp Việt Nam 1945 - 2000 dân tộc thiểu số phải chịu tổn thất nghiêm trọng từ sự ngăn cấm này.
Mặc dù đã có những trở ngại mang tính lịch sử trong khả năng tiếp cận cây gỗ của người dân nghèo như vậy, gần đây có 4 thay đổi lớn tạo cơ hội tốt cho khai thác gỗ quy mô nhỏ. Thứ nhất, thông qua những cái thiện chung về điều kiện kinh tế ở Việt Nam, thiết bị khai thác gỗ quy mô nhỏ như cưa xích đã đến được với người dân ở những tầng lớp thấp hơn trong xã hội nông thôn. Thứ hai, việc xây dựng đường ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh đã tạo điều kiện cho việc chuyên chở và tiêu thụ cây gỗ mà trước đây không thể tiếp cận được. Thứ ba, nhu cầu gỗ từ các khu rừng nằm trong các vùng sâu, vùng xa đang bùng nổ bởi các khu rừng dễ tiếp cận hơn đã cạn kiệt trữ lượng gỗ. Thứ tư, các đối tương khai thác gỗ trái phép bên ngoài cần những người cộng tác địa phương và thường ký hợp đồng thuê người dân địa phương khai thác gỗ [1].
Do thất thoát nhanh độ che phủ rừng và nguồn cung cấp gỗ ngày càng trở nên kiệt quệ, chính phủ đã áp dụng một loạt các lệnh cấm khai thác gỗ và xuất khẩu vào năm 1999. Trước năm 1999, có 412 lâm trường quốc doanh có chỉ tiêu khai thác gỗ trên 3,5 triệu ha rừng và hàng năm thu hoạch khoảng 3,5 triệu m3 trong những năm cao điểm. Chính phủ đã giảm nhanh mức thu hoạch hàng năm xuống khoảng 0,3 triệu m3
vào năm 1998. Bất chấp sự hạn chế quyết liệt về chỉ tiêu hạn ngạch khai thác gỗ, khối lượng gỗ khai thác bất hợp pháp vẫn nằm trong khoảng 0,5 - 2 triệu m3/năm. Việc đóng cửa hầu hết các chỉ tiêu khai thác của lâm trường quốc doanh đã làm giảm sút những động cơ khai thác quản lý rừng góp phần tạo ra một tình trạng khai thác gỗ trái phép để đáp ứng phần nào nhu cầu thị trường.
Số liệu do Chương trình Phát triển lâm nghiệp xã hội thu thập được cho thấy khoảng 30 - 40% hộ trong vùng điều tra ở rừng đầu nguồn sông Đà tham gia khai thác gỗ. Con số này phù hợp với những ước tính trong một nghiên cứu khác. Một nghiên cứu cho rằng nói chung ở các vùng sâu, vùng xa người dân địa phương thuê nhân công để thu hoạch gỗ, vận chuyển tới ven đường để bán và phân tiền công chia trả cho những nhân công này chiếm một phần đáng kể trong lợi nhuận của họ.
Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã trình bày những hiểu biết sâu sắc về bản chất của việc khai thác gỗ quy mô nhỏ nằm trong phạm trù trái phép. Một nghiên cứu đưa ra rằng người dân khai thác gỗ vì lo rằng nếu không làm vậy thì lâm trường hoặc người ngoài sẽ vào khai thác hết. Người dân bản địa ở Tây Nguyên đôi khi được các đối tượng khai thác gỗ chuyên nghiệp từ bên ngoài thuê để nhận định vị trí và cây gỗ thích hợp để khai thác. Một số những người tham gia các hoạt động này phát đạt lên và có thể thành những người khai thác gỗ chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhiều người khác trong vùng của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, mặc dù đã giành nhiều năm làm việc
cho các thương nhân gỗ vẫn không thể kiếm đủ vốn để tự buôn bán gốc. Một số nhà nghiên cứu đã bày tỏ sự lo ngại rằng khoảng cách giữa những hộ khá và hộ nghèo có thể ngày càng lớn khi mà các hộ khá bắt đầu thu hoạch gỗ từ đất rừng của họ.