3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5.4. Vấn đề tồn tại trong khoán bảo vệ rừng
Nhà nước đã có nhiều chương trình đầu tư liên quan đến công tác quản lý rừng như Chương trình 327 (bắt đầu năm 1992), chương trình 556 (năm 1995) và sau đó là Quỹ 661 trong chương trình 5 triệu ha rừng (năm1998 đến nay). Các chương trình đã đóng góp tích cực cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót nhất định.
Bên cạnh những thành quả tương đối tích cực này, chương trình 327 bị nhiều tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu trong nước và thậm chí của chính một số cán bộ nhà nước phê bình. Họ cho các vấn đề tồn lại bao gồm việc chương trình chưa đạt các mục tiêu đề ra, việc thực hiện mô hình áp dụng từ trên xuống, việc khuyến khích trên đất giành để dùng cho bảo đảm an toàn lương thực địa phương và tỷ lệ tham gia của người dân thấp. Giải thích rằng Chính phủ cho rằng diện tích đất trong khuôn khổ của dự án 327 là rất dồi dào và chủ yếu là đất trống và cằn cỗi, dân địa phương thì nghĩ khác. Họ nghĩ rằng đất đai rất khan hiếm, các hộ ở liền kề với các vùng đất trống đồi trọc chiếm giữ quyền sử dụng trên diện tích đất trống này. Họ cố gắng khai thác hết khả năng của đất để trồng cây lương thực. Nếu không thể trồng cây lương thực được thì họ sẽ thử trồng cây có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê hay cây ăn quả. Nếu những cây này cũng không trồng được thì đất sẽ được sử dụng làm bãi cỏ chăn thả trâu bò để tăng thu nhập hằng năm. Nói chung trồng rừng là sự lựa chọn cuối cùng của người dân vì để có thu nhập từ trồng cây rừng thì họ phải đợi trong một thời gian dài.
Theo Huỳnh Thu Ba, những bất cập trong khoán bảo vệ rừng và sinh kế cộng đồng các nghiên cứu đã chỉ ra một số tồn tại sau: (1) Quyền kiểm soát của chính phủ và những hạn chế trong việc sử dụng rừng; (2) Lợi ích không thỏa đáng cho những người tham gia và sự ỷ lại vào chính phủ; (3) Thiếu ngân sách; (4) Tham nhũng và thực thi kém; (5) Sự thiếu rõ ràng và phức tạp của chương trình [1].
1) Quyền kiểm soát và những giới hạn của chính phủ về việc sử dụng rừng.
Ở một số tỉnh miền núi những quy định quá khắt khe về khai thác nguồn rừng (như chỉ được trồng rừng hoặc không được thu hoạch để phục vụ đời sống) đã làm hợp đồng giao đất rừng mất ý nghĩa và dẫn đến sự thất bại của chương trình. Ở tỉnh Phú Thọ, khai thác mây tre trong vườn rừng cũng không được phép. Ở nhiều nơi các hộ không được khai thác gỗ trong vườn rừng được giao, mặc dù rừng này đã tái sinh lại thành gỗ có giá trị. Ngoài ra, các thủ tục liên quan đến việc khai thác và sử dụng các sản phẩm rừng quá phức tạp và dài dòng. Một số nhà chuyên gia về lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cho rằng các quy định quá khắt khe về việc khai thác các sản phẩm gỗ và sản phẩm ngoài gỗ là không cần thiết.
2) Lợi ích không thỏa đáng cho những người tham gia và sự ỷ lại vào chính phủ
Tài liệu miêu tả những nỗ lực phủ xanh vùng ven biển cho thấy chương trình này không thành công lắm trong việc tạo thu nhập bền vững cho các hộ gia đình. Chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thừa nhận rằng chính sách của Bộ trong khoản bảo vệ rừng “Không khích lệ người được giao khoán tham gia bảo vệ rừng một cách hiệu quả... Số tiền 50.000 đồng thu nhập từ phí quản lý bảo vệ một ha rừng trong một năm cho hộ gia đình không đủ để họ từ bỏ việc khai thác trái phép và tài nguyên rừng (do có thuận lợi rất cao)”. Nhiều hộ gia đình ngư dân từ chối tham gia chương trình vì họ cho rằng khoản tiền đền bù của chính phủ cho thời gian và công sức của họ là không thích đáng.
Một câu hỏi khác được đặt ra là trong tương lai ai sẽ là những người được hưởng lợi từ rừng trồng. Theo quy định hiện hành 60% doanh thu sẽ thuộc về nhà nước và 40% thuộc về hộ gia đình. Dựa trên những điều khoản quy định của Chương trình 556 được bắt đầu năm 1995, người nông dân được trồng cây với tỷ lệ 40% cây bản địa và 60% các loài cây khác (bao gồm cây công nghiệp và cây ăn quả) trong rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tất cả các cây bản địa sẽ là tài sản của nhà nước, người nông dân được nhận lại hai phần ba giá trị các sản phẩm từ cây trồng khác, hoa, quả và tất cả các sản phẩm trồng xen dưới tán rừng. Người nông dân được hưởng lợi theo nhiều kiểu khác nhau từ khoán Bảo vệ rừng, không chỉ bởi chất lượng đất được giao khác nhau mà còn bởi các tỉnh và thực thi luật lâm nghiệp theo các cách rất khác nhau.
Nói chung, do những khoản chi trả thấp, một số cộng đồng không quan tâm đến việc duy trì những khu đất đã được trồng. Trồng rừng ngay cả khi thành công có thể mang lại một số thu nhập nhưng không thể tránh được những khoản thu ngắn hạn từ đất nông nghiệp. Trên thực tế một số vùng, vấn đề có quá nhiều gỗ từ rừng trồng, ví dụ gỗ bạch đàn là nguyên nhân làm giảm giá thị trường đến mức người dân phải chịu thua lỗ, chi phí/lợi nhuận của nhiều dự án. Thậm chí kể cả khi số tiền thu được từ việc tham gia chương trình có giá trị, vẫn còn nhiều điều bất cập. ở nhiều nơi, người dân thấy giá trị của diện tích rừng được khoán bởi khoản thu nhập bằng tiền mặt thông qua Chương trình 327, chứ không phải vì lợi ích khác. Cây giống và các khoản đầu tư khác trong chương trình được xem là khoản cho không của chính phủ mà không có những trợ giúp thực sự (như là chuyển giao công nghệ và dịch vụ khuyến nông - lâm) để khuyến khích xây dựng các hệ thống sản xuất bền vững. Một mặt thì dường như các khoản thu nhập từ việc bảo vệ rừng có thể góp phần giảm nghèo, song mặt khác chúng lại làm suy yếu khái niệm sở hữu tài nguyên rừng của người dân và làm tăng thêm tâm lý ỷ lại vào tiền của chính phủ trong việc bảo vệ rừng [1].
3) Thiếu ngân sách hộ trợ cho hoạt động này
Nhiều nhà tài trợ và các nhà lập chính sách cho rằng khoán bảo vệ rừng khó có thể thực hiện lâu dài hàng năm cần quá nhiều tiền đầu tư của Nhà nước để bảo đảm chất lượng lâu dài và hiệu quả. Chính phủ cũng xác nhận rằng ngân sách cho Quỹ 661 không đủ để bảo vệ các diện tích đất rừng lớn một cách hiệu quả. Một trong những vấn đề của chương trình là thiếu vốn để bảo đảm khoán công bằng cho tất cả các hộ gia đình dân tộc thiểu số dẫn đến sự bất mãn trong các cộng đồng này. Một vấn đề lớn khác là do sự thiếu sự giám sát và thi hành luật chặt chẽ nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu của chương trình, khoán bảo vệ rừng được coi là những khoản tiền trợ cấp xã hội chứ không phải là một động cơ khuyến khích để bảo vệ rừng.
4) Tham nhũng gắn liền với thực thi kém
Chính phủ ước tính rằng các cơ quan tham gia thực hiện chương trình, bao gồm các cơ quan chức năng của huyện và lâm trường quốc doanh đã dùng hơn 50% trong tổng số vốn của chương trình 327 cho các mục đích khác. Có trường hợp ở tỉnh Đắc Lắc, tiền khoán quản lý bảo vệ rừng của người dân được trích thẳng ra để trừ nợ thuế hoặc trả cho các khoản khác (mà hộ gia đình chưa trả được) không hề có sự thỏa thuận hay là bàn bạc trước.
5) Sự thiếu rõ ràng và phức tạp của chương trình
Nhiều tài liệu phân tích Chương trình 327 đã đề cập đến sự lúng túng, thiếu hiểu biết của người tham gia vào chương trình này, gây ra bởi sự thiếu rõ ràng trong các khoản của chương trình 327. Một việc khá phổ biến là các hộ tham gia không nhận được văn bản chính thức và không biết chắc chắn về ranh giới những khoảnh đất của mình cũng như những lợi ích trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Nghiên cứu các tỉnh Hà Giang và Yên Bái cho thấy rằng những người tham gia thường không biết gì về những lợi ích mà họ có thể được hưởng. Ví dụ, họ không biết liệu thù lao sẽ được trả bằng tiền mặt hay hiện vật và thậm chí cuối cùng họ sẽ được thù lao hay không. Do các hợp đồng quá ngắn gọn, người dân có ít động cơ để tham gia lâu dài.
Việc các hộ tham gia phụ thuộc vào cây giống do nhà nước cung cấp, đã góp phần gây ra sự mập mờ thiếu rõ ràng về quyền sở hữu thực sự, một khi các cây đã trưởng thành. Trong khi đó, các hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khuyến lâm thì không đầy đủ. Các hộ gia đình cũng không biết rõ về thủ tục xin phép thu hoạch hoặc là phần lợi nhuận mà họ có thể được chia.
Sự mơ hồ dẫn đến những nhận thức khác nhau giữa người dân địa phương và cán bộ nhà nước và có thể khăng khăng khẳng định rằng cây gỗ phải thuộc về họ bất chấp những lời giải thích của cán bộ địa phương. Trên cơ sở này, đôi khi họ trồng cây rừng và cây ăn quả nhiều đến mức không còn chỗ cho các cây lương thực chính của họ.
Trên cơ sở các tông quan nghiên cứu liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng với sự tham gia của cộng đồng đã chỉ ra những vấn đề cần tập trung nghiên cứu:
(1) Những hạn chế trong việc sử dụng rừng và đất rừng của các công ty quản lý rừng làm cho người dân sống gần rừng thiếu đất sản xuất dẫn đến tranh chấp đất đai;
(2) Lợi ích không thỏa đáng cho những người tham gia sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng do vậy đã dẫn đến khai thác tài nguyên rừng không bền vững;
(3) Sự thiếu rõ ràng và phức tạp của một số chính sách chia sẽ lợi ích về tài nguyên rừng của các bên liên quan.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào vai trò của cộng đồng cấp xã tham gia quản lý rừng trên phương thức tiếp cận theo hướng đồng quản lý và chia sẽ lợi ích.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU