Đánh giá về những quy định hưởng lợi của người dân từ rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 87 - 90)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.1. Đánh giá về những quy định hưởng lợi của người dân từ rừng tự nhiên

Hợp tác giữa các bên liên quan nhằm chia sẽ lợi ích trong sử dụng nguồn tài nguyên rừng sẽ là giải pháp hữu hiệu và bền vững để hạn chế xung đột trong sử dụng tài nguyên nhằm góp phần quản lý rừng theo hướng bền vững. Đặc biệt là sự hiểu biết của người dân về các quy định hưởng lợi nhưng phải bảo vệ bên vũng nguồn tài nguyên rừng để sử dụng lâu dài.

Lợi ích từ rừng là một động lực hết sức quan trọng để người dân tích cực tham gia nhận rừng, bảo vệ rừng. Cũng như hầu hết các thôn, bản khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các thôn bản trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã xây dựng quy ước bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng. Trong các quy ước đó có các điều khoản quy định về quyền hưởng lợi của người dân đối với tài nguyên rừng trên khu vực mình nhận quản lý như sau:

- Đối với gỗ: Không được khai thác gỗ rừng tự nhiên, ngoại trừ rừng cộng đồng được khai thác phần tăng thêm của rừng do cộng đồng quản lý.

- Đối với củi: Người dân được sử dụng củi các loại gồm: củi tận dụng từ khai thác nương rẫy, khai thác rừng trồng.

- Đối với mây: Người dân được khai thác ở khu vực rừng thôn quản lý, nhưng mây phải có chiều dài 5m trở lên. Tránh phá huỷ mây con và bộ rễ trong thời gian khai thác.

- Đối với Đót: Cắt thân không rút ngọn trực tiếp, cắt đót cách mặt đất một gang tay.

- Đối với Lá nón/ lá cọ: Thường thì mỗi tháng một cây chỉ cho được một lá, khi khai thác lá cần phải để lại ít nhất hai lá để cây tiếp tục sinh trưởng bình thường.

- Đối với Lồ ô/ tre nứa: Rừng tre nứa, lồ ô mọc bụi nên khi khai thác phải để lại ít nhất từ 10 - 15 cây trong mỗi bụi. Chỉ khai thác tuổi cây tre nứa ít nhất 3 năm, thời gian khai thác bắt đầu hàng năm từ khi số măng đã định hình thành cây và kết thúc trước vụ sinh măng năm sau 1 tháng, chỉ lấy tập trung vào mùa mưa (tháng 7 hoặc tháng 8) khi măng đang phát triển.

- Đối với mật Ong: Người dân trong thôn chỉ được khai thác 70% số lượng tổ Ong để lấy mật, phải để lại 30%. Không đốt phá tổ Ong mà phải tìm cách xua đuổi như: Hun khói để bảo vệ Ong chúa không bị chết, bị thương. Đồng thời không chặt phá những cây có Ong làm tổ.

- Đối với săn bắt, bẫy bắt thú rừng: Để cải thiện đời sống, bảo vệ mùa màng người dân trong thôn được đặt bẫy thô sơ, truyền thống do Lợn rừng, Chuột, Khỉ phá hoại xung quanh khu vực rẫy theo thời vụ và cách rẫy khoảng 5 - 10m.

- Đối với làm nương rẫy: Người dân trong thôn chỉ được làm nương rẫy ở những nơi rẫy cũ. Không được phát và lấn chiếm đất rừng làm rẫy trái phép khi chưa được sự đồng ý của chính quyền, đồng thời tăng cường việc canh tác lúa trên ruộng nước.

Mặc dù các điều khoản trên được xây dựng dựa trên ý kiến, sự nhất trí của cộng đồng và sự tham gia của các cơ quan chức năng. Nhưng thực tế khi phỏng vấn 60 hộ trên địa bàn 2 xã Trường Xuân và Trương Sơn, các hộ thì có nhiều ý kiến khác nhau (Đồng ý, không đồng ý, không biết) đối với điều khoản đó. Kết quả thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.16. Kết quả điều tra hiểu biết của người dân về hưởng lợi trong quy định chia sẽ lợi ích cho cộng đồng từ rừng tự nhiên (n=60)

Nội dung các hộ đã biết trong quy định hưởng lợi từ rừng tự nhiên

Tỷ lệ hộ biết (%)

Tỷ lệ hộ không biết (%) 1. Không được khai thác gỗ từ rừng TN 100 0 2. Được sử dụng củi từ nương rẫy và R trồng 100 0 3. Được khai thác mây do thôn quản lý, <5m 73,33 26,67 4. Đót chỉ Cắt thân không rút ngọn trực tiếp 73,33 26,67 5. Lá nón/ lá cọ mỗi tháng chỉ hái một lần 73,33 26,67 6. Đối với Lồ ô/ Tre nứa/măng theo quy định 66,67 33,23 7. Đối với Mật ong chỉ kt 70%, không đốt 66,67 33,33 8. Đối với săn bắt thú rừng theo quy định 73,33 26,67 9. Đối với canh tác nương rẫy theo quy định 66,67 33,33

(Nguồn: Điều tra tại 2 xã, 2015)

Qua các quyền hưởng lợi của người dân được rút ra từ quy ước bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng bền vững của cộng đồng dân cư các thôn trên địa bàn xã Trường Sơn, xã Trường Xuân ta thấy rằng mặc dù các điều khoản trong quy ước quy đã định rỏ ràng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện trừ qquy định về gỗ củi thì 100% người dân đã biết, còn các quy định khác thì nhiều người dân vẫn chưa biết về quy định. Có khoảng 33,33% số dân được phỏng vấn không biết quy định về Đối với canh tác nương rẫy theo quy định, quy định khai thác Mật ong, quy định khai thác Lồ ô/ Tre nứa/măng. Có khoảng 26,67% được phỏng vấn chưa biết quy định về khai thác đót, mây, lá nón, lá cọ và săn bắt thú rừng.

Vì vậy hạt kiểm lâm huyện cần tổ chức nhiều về công tác tuyên truyền tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người dân. Đối với các chủ rừng (các BQLRPH, Lâm trường) cần tăng cường tổ chức ký cam kết BVR với người dân sống ven rừng, gần rừng đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức hợp đồng với đồng bào dân tộc thiểu số về các hạng mục như khoán BVR, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng bằng các nguồn vốn bảo vệ phát triển rừng. Thông qua việc ký cam kết bảo vệ rừng đã tạo công ăn việc làm cho người dân sống gần rừng, liền rừng nhằm giảm áp lực của người dân vào rừng. Ngoài ra các đơn vị chủ rừng còn phối hợp với nhau để tổ chức bảo vệ diện tích rừng được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng núi huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)