3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lí từ 17004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và từ 106017’ đến 106048’độ kinh Đông, là nơi hẹp nhất nước Việt Nam với chiều dài theo đường chim bay khoảng 50 km, có ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; - Phía Nam giáp huyện Lệ Thủy;
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Là cửa ngõ phía Nam thành phố Đồng Hới có các tuyến giao thông Bắc - Nam gồm đường bộ, đường sắt đi qua nên huyện Quảng Ninh có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.
Với vị trí địa lí thuận tiện như vậy, tạo cho huyện có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hòa nhập xu thế chung của cả tỉnh.
3.1.1.2. Khí hậu thủy văn
Huyện Quảng Ninh nằm trong vùng có khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh bắc trung bộ, nhiệt độ bình quân 24,5-250C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100- 2.200ml, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26,5-270C, nhiệt độ cao nhất có khi đến 400C; mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 22-230C, thấp nhất vào tháng 1 có khi chỉ 80C [42.]
Khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo. Nếu làm thuỷ lợi tốt biết cách giữ điều hoà nước có thể đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng trong cả năm.
Sông ngòi chính chảy qua huyện này chủ yếu là sông Long Đại, một chi lưu của sông Nhật Lệ (nhánh kia là sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy).
Trên địa bàn huyện có 13 công trình hồ chứa nước lớn nhỏ, với tổng dung tích 128,3 triệu m3. Năm 2007 hồ Rào Đá được đầu tư xây dựng, hoàn thành cuối năm 2009, công suất 82 triệu m3 nước đảm bảo nước sản xuất 2.500 ha và nước sinh hoạt cho vùng phía Nam của huyện. Hiện nay hồ Tróoc Trâu cũng đang trong quá trình xây dựng, dự kiến khi hoàn thành sẽ có công suất 10 triệu m3 nước đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt cho vùng các xã phía bắc.
3.1.1.3. Địa hình địa mạo
Huyện Quảng Ninh nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông. Toàn huyện có thể phân chia thành bốn dạng địa hình chính:
- Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Địa hình có đặc điểm là núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, trong đó đan xen một số khối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 1.000 m như đỉnh U Bò - Ba Rền. Do núi cao nằm gần biển nên sườn dốc và bị chia cắt lớn, nhưng nhờ lớp phủ thực vật còn khá nên hạn chế một phần tốc độ dòng chảy lũ.
- Địa hình vùng gò đồi: Là phần tiếp giáp địa hình núi cao từ Bắc vào Nam, gồm các quả đồi hình bát úp liên tục chạy theo hướng Bắc Nam, có độ cao từ 50 – 100 m, độ dốc từ 5 - 25o, sườn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.
- Địa hình vùng đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển. Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5 – 5
phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
- Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tích tự nhiên và có chiều dài 19,6 km; có độ cao từ 5 - 20 m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Do trong vùng cát có nguồn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản và trồng rừng [42].
3.1.1.4. Tài nguyên đất đai
Toàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gồm:
- Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình vùng núi có độ cao 50 m trở lên. Nhóm đất này phát triển trên các loại đá Macmasilic, đá phiến sa, đá phiến sét. Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá nên độ phì tự nhiên còn tốt.
- Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng gò đồi và các thung lũng đan xen. Nhóm đất này có 2 loại: Đất phù sa không được bồi đắp và đất phù sa được bồi đắp. Là nơi trồng cây công nghiệp dài, ngắn ngày, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi chính của huyện.
- Nhóm đất mặn, đất phèn và glây (lầy thụt) chiếm 3,8% diện tích tự nhiên phân bố ở vùng đồng bằng ven sông Long Đại và Kiến Giang; hàng năm được phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ, nhưng do nước mặn xâm nhập trong mùa khô nên đất bị chua phèn. Hiện nay nhờ được đầu tư các công trình thủy lợi ngăn mặn và hồ chứa cung cấp nước cho sản xuất hai vụ, nên đây là vùng lúa có năng suất cao nhất của huyện và tỉnh Quảng Bình.
- Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên. Do cát có lượng SiO2 chiếm từ 97 - 99% nên rất nghèo dinh dưỡng và liên kết yếu, do đó thường xuyên di động, tạo ra hiện tượng cát bay, cát nhảy vào mùa gió Tây - Nam.
- Đất khác chiếm 15,3% trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%. Đây là loại đất bạc màu bị rửa trôi nên không phù hợp với trồng cây các loại [42].
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Huyện Quảng Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 119.169,19 ha, trong đó đất có rừng 85.611,95 ha (bao gồm 75.857,16 ha rừng tự nhiên, 9.754,79 ha rừng trồng); đất chưa có rừng 14.523,04 ha, độ che phủ đạt 71,84%. Là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn so với cả tỉnh [7], [9].
Do đặc điểm về địa lý, kiểu địa hình, khí hậu, đất đai và các nhân tố khác đã tạo nên một hệ thực vật rừng trong khu vực khá đặc trưng và phong phú, đa dạng về tổ thành loài, điển hình cho hệ sinh thái rừng tự nhiên. Theo tài liệu điều tra xây dựng báo
cáo khả thi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình và kết quả điều tra rừng bền vững tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn năm 2010 đã thống kê được 751 loài thực vật bậc cao thuộc 140 họ và 427 chi, đặc trưng cho các luồng thực vật sau:
- Luồng thực vật bản địa phía Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, gồm các họ tiêu biểu họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Vang (Caesanpiniaceace)... một số loài tiêu biểu như Gụ lau (Sindora tonkinensis), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Huỷnh (Tarriettia Javanica)...[5], [6].
- Luồng thực vật phía Tây Bắc xuống gồm các yếu tố vùng ôn đới Vân Nam - Quý Châu - Himalaya, tiêu biểu là các cây: Pơ Mu (Fokienia hodginsii) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressceae); Thông nàng (Podocarpus imbricatus) thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae).
- Luồng thực vật phía Nam với khu hệ thực vật Malaysia - Indonesia, tiêu biểu là các loài họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Chò, Táu đá, Táu mật, Sến, Dầu rái...[5], [6].
Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Quảng Ninh
Thứ tự Loại đất, loại rừng Tổng cộng Cơ cấu %
Diện tích tự nhiên 119.169,19 Đất lâm nghiệp 100.134,99 84,03 1 Đất có rừng 85.611,95 85,5 - Rừng tự nhiên 75.857,16 - Rừng trồng 9.754,79 2 Đất chưa có rừng 14.523,04 14,5 A Rừng đặc dụng 136 0,14 B Rừng phòng hộ 50.759,04 50,69 1 Đất có rừng 2 Đất chưa có rừng C Rừng sản xuất 49.239,95 49,17 1 Đất có rừng 2 Đất chưa có rừng
Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Quảng Ninh tương đối lớn với diện tích 100.134,99ha (chiếm 84,03% diện tích tự nhiên); diện tích đất có rừng là 85.611,95 ha (chiếm 85,5% diện tích đất lâm nghiệp) trong đó rừng tự nhiên 75.857,16 ha, rừng trồng 9.754,39 ha; diện tích đất chưa có rừng 14.523,04 ha (chiếm 14,5% diện tích đất lâm nghiệp). Với diện tích 75.857,16 ha, rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nguồn tài nguyên rừng của huyện, rừng tự nhiên chủ yếu tập trung ở hai xã Trường Xuân, Trường Sơn.